3 dịp nghỉ lễ sắp tới người lao động không được nghỉ bù
Pháp luật lao động - 02/04/2024 10:47 Hồng Nhung
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, trong tháng 4/2024, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có các đợt nghỉ lễ sau đây:
Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 Âm lịch, tức thứ 5 ngày 18/4/2024).
Ngày Giải phóng miền Nam được nghỉ 01 ngày (thứ 3 ngày 30/4/2024).
Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ 01 ngày vào dịp Quốc tế Lao động (thứ 4 ngày 01/5/2024).
Cả ba ngày lễ trên đều vào các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù.
Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm nay người lao động không được nghỉ bù. Ảnh minh họa: IT |
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và được hưởng nguyên lương. Cụ thể: Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1/1 Dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 Âm lịch); Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 Dương lịch); Ngày Quốc tế Lao động 1 ngày (ngày 1/5 Dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).
Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
Năm 2024 chỉ có ngày nghỉ Tết Âm lịch và ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh 2/9 được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lấy ý kiến các đơn vị và trình Thủ tướng Chính phủ về ngày nghỉ cho hợp lý với người lao động, còn các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định.
Mặc dù là ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật lao động, tuy nhiên vì tính chất công việc, hay yêu cầu của người sử dụng lao động mà nhiều người vẫn đi làm trong thời gian này, thì sẽ tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.
Căn cứ theo Điều 98 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Trong đó, vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ nhận được ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Bên cạnh đó, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.
Như vậy, cùng với việc được hưởng nguyên lương (100% tiền lương) của ngày nghỉ lễ, Tết, nếu đi làm dịp này, người lao động có thể nhận được tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.
Du lịch ảm đạm, lao động nghèo vất vả mưu sinh trong dịp lễ Với họ, những kỳ lễ, Tết là dịp để có thêm nguồn thu nhập lo cho gia đình. Nhưng thời tiết xấu đã khiến các ... |
Người lao động được hưởng mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu thế nào? Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, ... |
Người lao động được tính lương như thế nào khi công ty cho nghỉ Tết dài hơn quy định? Khi cho người lao động nghỉ Tết dài hơn quy định, người sử dụng lao động và người lao động cần có thỏa thuận rõ ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.