19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Chính sách mới - 17/04/2023 19:25 ĐOÀN LÂM
LĐLĐ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Văn Luận (LĐTĐ) |
Vừa qua, thực hiện Kết luận số 06/KL-BCH, ngày 19/8/2022, kết luận Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII về định hướng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 13 (khóa XII) ngày 23/3/2023 về Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 82/HD-TLĐ ngày 03/4/2023 hướng dẫn lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị công đoàn các cấp.
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn lấy ý kiến Dự thảo 3 - Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), về kết cấu bố cục sau khi nghiên cứu, sắp xếp, sửa đổi, bổ sung gồm 11 chương và 45 điều, tăng 10 điều so với Điều lệ hiện hành.
Cơ bản giữ nguyên các chương và tên các chương; sửa đổi, bổ sung 13 điều: 3 điều bổ sung mới (Điều 6, Điều 8, Điều 18); 9 điều được nghiên cứu biên tập lại từ nội dung Điều 15, Điều 17, Điều 18 Điều lệ hiện hành và Mục 13, Mục 14, Mục 15 Hướng dẫn thi hành Điều lệ, bổ sung vào Dự thảo Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); tách Điều 13 Điều lệ hiện hành thành 2 điều và bỏ 3 điều trong Điều lệ hiện hành là Điều 15, Điều 17, Điều 18.
Đồng thời, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng triển khai hướng dẫn lấy ý kiến về 19 nội dung trong Dự thảo 3 - Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). Cụ thể:
(1) Về “Lời nói đầu”, hình Huy hiệu Công đoàn Việt Nam (phần mô tả về Huy hiệu) sẽ được quy định trong Hướng dẫn thi hành Điều lệ. Phần nội dung “Lời nói đầu” cơ bản giữ nguyên như Điều lệ hiện hành, chỉ sắp xếp lại, đảo vị trí các khổ và sửa đổi, bổ sung một số câu, từ để phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, phù hợp với Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thể hiện quyết tâm chính trị của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, xứng đáng là cơ sở chính trị, xã hội của Đảng trong công nhân, lao động.
(2) Đối tượng tập hợp của Công đoàn Việt Nam (Điều 1), cơ bản giữ nguyên đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam như Điều lệ hiện hành, chưa bổ sung đối tượng lao động là người nước ngoài.
Chỉ biên tập lại cho rõ về đối tượng, điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam, trong đó có điều kiện “hiện không là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”, để phù hợp quy định của Bộ luật Lao động khi cho phép tổ chức đại diện của người lao động được thành lập ở doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số đối tượng người lao động khác chưa được quy định trong Điều lệ hoặc đang quy định tại Hướng dẫn thi hành Điều lệ cần thiết xin ý kiến các cấp công đoàn để nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình mới như: Người lao động nhận khoán hộ trong các nông, lâm trường; lái xe công nghệ... Đối tượng không kết nạp vào Công đoàn Việt Nam, đoàn viên danh dự, hình thức tập hợp người lao động nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam) đang làm việc hợp pháp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam đang được quy định cụ thể trong Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Khảo sát tình hình thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (Bắc Giang). Ảnh: Q. Chiến. |
(3) Về quyền và nhiệm vụ của đoàn viên (Điều 2), sửa đổi, bổ sung quy định về mất việc làm tạm thời, việc miễn, giảm đoàn phí đối với đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại điểm h khoản 1. Sửa đổi quy định tại điểm i khoản 1, theo hướng bỏ quy định về quyền của đoàn viên công đoàn khi được nghỉ hưu.
(4) Về thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn (Điều 3), bổ sung quy định các trường hợp công nhận đoàn viên tại điểm d khoản 1 cho phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Sửa đổi quy định về kết nạp lại tại điểm đ khoản 1; đồng thời bổ sung quy định đối với trường hợp đoàn viên công đoàn bị kỷ luật khai trừ, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nếu có đơn xin gia nhập lại công đoàn thì công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét kết nạp lại.
(5) Cán bộ công đoàn (Điều 4, Điều 5), tại Điều 4 sửa đổi khoản 1 về khái niệm cán bộ công đoàn theo hướng giảm phạm vi, đối tượng áp dụng là cán bộ công đoàn, theo đó chỉ quy định đối tượng cán bộ công đoàn là người được hưởng phụ cấp trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, do bầu cử, chỉ định, bổ nhiệm, được cấp có thẩm quyền công nhận. Không quy định cụ thể trường hợp cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ công đoàn không chuyên trách vào Điều lệ, do Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn. Bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 4.
Tại điểm đ khoản 1 Điều 5 bổ sung nhiệm vụ cán bộ công đoàn “thu hút, tập hợp thành viên và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam”.
(6) Bổ sung quy định miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở (Điều 6 - Điều mới), bổ sung quy định về miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở khi không còn đủ uy tín nhưng chưa tới mức bị xử lý kỷ luật. Dự thảo chỉ quy định về nguyên tắc, những vấn đề chi tiết cụ thể sẽ quy định tại Hướng dẫn thi hành Điều lệ hoặc quy định riêng của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
(7) Bổ sung quy định về Huy hiệu, Cờ, Bài hát truyền thống Công đoàn Việt Nam (Điều 8 - Điều mới), việc bổ sung nội dung này là hợp lý và mang tính nguyên tắc chung, tinh, gọn, khoa học. Các quy định cụ thể về màu sắc, kích thước, chất liệu, sử dụng trong trường hợp nào do Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn chi tiết.
(8) Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp (Điều 9), bổ sung cụm từ “tập đoàn kinh tế” vào điểm d khoản 3; bổ sung từ “nghiệp đoàn” tại điểm e khoản 3.
(9) Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp (theo Điều 10, Điều 11), tại khoản 2 Điều 10 sửa đổi, bổ sung thành: “2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới có thể được điều chỉnh cho phù hợp nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên và tình hình thực tế. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định”. Bổ sung 1 nhiệm vụ vào điểm b, khoản 2, Điều 11: “b. Góp ý kiến vào văn kiện đại hội công đoàn cấp trên (nếu có)”.
Thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH May mặc Lực Thiêm, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: T.Tuấn. |
(10) Ban chấp hành công đoàn các cấp (Điều 13), sửa đổi, bổ sung khoản 1 quy định về tính đại diện của ban chấp hành công đoàn các cấp; sửa đổi khoản 2, quy định rõ thẩm quyền của công đoàn cấp trên trực tiếp; sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại khoản 4, khoản 5, quy định về trình tự, thủ tục bầu bổ sung vượt quá số lượng và bầu bổ sung khi khuyết; bỏ quy định tỷ lệ % bổ sung đối với công đoàn cơ sở để phù hợp thực tiễn.
Sửa đổi, bổ sung khoản 6, quy định về các trường hợp thôi tham gia ban chấp hành; sửa đổi, bổ sung khoản 8, quy định về kỳ họp của ban chấp hành công đoàn các cấp để phù hợp thực tiễn.
(11) Về Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp (Điều 14), sửa đổi, bổ sung khoản 7, quy định về kỳ họp của Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp để phù hợp thực tiễn.
(12) Tách một phần tại Điều 13 Điều lệ hiện hành thành Điều 15 về hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
(13) Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (Điều 16), sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 thành: “Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở hoạt động hợp pháp khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên”; bổ sung tên khoản 2: “2. Công đoàn cấp trên xem xét, quyết định thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở”; sửa đổi khoản 3, gồm 3 điểm a, b, c, trong đó tên khoản 3 khẳng định “quyền hạn” của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở; tại khoản 4, bổ sung trường hợp sáp nhập, hợp nhất.
(14) Gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 18 - Điều mới), đây là điều hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ, chỉ quy định mang tính nguyên tắc về việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và thể hiện như Điều 18 trong Dự thảo.
(15) Sửa đổi, bổ sung 09 Điều (Điều 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28), về công đoàn cơ sở: Bổ sung 04 Điều (Điều 19, 20, 21, 22) quy định về các loại hình công đoàn cơ sở vào Điều lệ. Về công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Bổ sung 05 Điều (Điều 24, 25, 26, 27, 28) quy định về các loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vào Điều lệ.
(16) Đối với công đoàn ngành Trung ương, công đoàn trong lực lượng vũ trang (Điều 30, 31, 32), sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, Điều 30 về đối tượng tập hợp của công đoàn ngành Trung ương từ “thuộc ngành” thành “cùng ngành, nghề trên phạm vi cả nước” nhằm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021, về củng cố, phát triển công đoàn ngành, nghề phù hợp với bối cảnh, tình hình mới; sửa đổi, bổ sung đối tượng tập hợp của công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam tại Điều 31 từ “các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở” thành “đơn vị cơ sở, doanh nghiệp”.
Sửa đổi tên gọi Điều 32 từ “Công đoàn Công an nhân dân Việt Nam” thành “Công đoàn trong Công an nhân dân Việt Nam”; bỏ từ “viên chức” và biên tập lại đối tượng tập hợp của công đoàn trong Công an nhân dân tại khoản 2, Điều 32 thành “trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị khoa học - kỹ thuật…” sắp xếp, biên tập về từ, ngữ cho phù hợp với mô hình tổ chức, bộ máy mới của lực lượng an ninh nhân dân.
Biểu quyết thông qua nghị quyết Đại hội Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ảnh: Đoàn Lâm |
(17) Về công tác nữ công (Điều 34, 35), sửa đổi, bổ sung Điều 34 và Điều 35 về công tác nữ công để phù hợp với Quy định 212-QĐ/TW, ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư.
(18) Về tài chính, tài sản công đoàn (Điều 36, 37), tại điểm h khoản 2 Điều 36 sửa thành: “h. Tổ chức hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên nữ, lao động nữ, về giới và bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em”.
(19) Về Ủy ban kiểm tra công đoàn (Điều 39), sửa đổi, bổ sung làm rõ hơn một số vấn đề tại Điều 39 Dự thảo, như: Sửa đổi từ cơ chế “cử” thành “chỉ định” tại điểm b khoản 4; bỏ quy định “lâm thời” tại khoản 5 Điều 39; bổ sung quy định sáp nhập, hợp nhất và quy định thời gian hoạt động của Ủy ban kiểm tra theo khoản 2 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung).
Đồng thời, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lựa chọn, chỉ định 23 đơn vị LĐLĐ cấp tỉnh công đoàn ngành Trung ương và tương đương thành lập tổ nghiên cứu chuyên sâu vào Dự thảo Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) do đồng chí chủ tịch đơn vị làm tổ trưởng; lựa chọn những nội dung mới, phức tạp, trọng tâm, nội dung còn vướng mắc, khó thực hiện để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên sâu, làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn và đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng quy định cụ thể về thời gian triển khai lấy ý kiến cán bộ, đoàn viên và tổng hợp báo cáo. Cụ thể, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổng hợp ý kiến gửi về LĐLĐ cấp tỉnh trước ngày 15/6/2023. Thời gian các đơn vị LĐLĐ cấp tỉnh, công đoàn ngành Trung ương và tương đương tổng hợp ý kiến gửi về Tổng LĐLĐ Việt Nam trước ngày 15/8/2023; đối với ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, tổng hợp gửi về Tổng LĐLĐ Việt Nam trước ngày 05/11/2023.
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 13/12/2024 14:50
Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang vừa phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với những mục tiêu hết sức ý nghĩa.
Chính sách mới - 12/12/2024 13:46
Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy
Cuộc cách mạng tinh gọn các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan hành chính đang diễn ra tại Việt Nam sẽ mang lại những thay đổi đáng kể, vừa mang đến thách thức vừa mang đến cơ hội. Trong bối cảnh này, công đoàn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quá trình chuyển đổi này được tiến hành công bằng, hiệu quả và ít gây gián đoạn nhất cho lực lượng lao động.
Chính sách mới - 28/11/2024 10:40
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động
Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều thông tin quan trọng về việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động được quy định tại dự thảo luật. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.
Chính sách mới - 27/11/2024 19:09
Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới
Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương khi Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Chính sách mới - 27/11/2024 19:00
Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới
Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành. Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Công đoàn - 27/11/2024 11:52
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò
Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành.
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026