Từ cái toilet bệnh viện đến tấm thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật
Kinh tế - Xã hội - 13/02/2023 19:06 NHẬT NAM
10 ngàn tỷ và hai bệnh viện “hoang tàn” Thưởng Tết thuộc nhóm thấp, nhân viên Bệnh viện Bạch Mai vẫn san sẻ với người bệnh |
Cách đây khá lâu, tôi có cơ hội được đi học tập ở Singapore, một lần tôi thốt lên với Tan - người bạn ngoại quốc rằng: “Đất nước của bạn đẹp như một công viên”. Tan cười và nói “Ở đây chúng tôi có thành ngữ - Xanh như công viên và sạch như cái bệnh viện”. Và quả thật, có một lần bị ốm phải vào bệnh viện ở ký túc xá, chứng kiến sự sạch sẽ và tiện nghi trong bệnh viện hệt như một khách sạn 5 sao khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về những cái bệnh viện ở quê nhà đã từng gắn bó không ít thời gian với tôi - một người khiếm khuyết, có thể chất không được mạnh khỏe.
Nỗi ám ảnh trong bệnh viện
Khi bạn ốm phải vào viện, mọi sinh hoạt đều diễn ra ở đó, có một nhu cầu rất thiết yếu nhưng đôi khi lại bị xem nhẹ, đó chính là những cái toilet trong bệnh viện. Những năm 90 của thập kỷ trước, những cái toilet trong bệnh viện thường vẫn được xây dựng theo “lối truyền thống" gọi là nhà vệ sinh công cộng, chỉ có những bệnh viện có tính quốc tế mới có toilet tự hoại và càng hiếm hoi có toilet kép kín trong một căn phòng bệnh.
Chẳng cần kể, ai cũng biết nó mất vệ sinh đến thế nào, chắc không phải riêng tôi mà với nhiều người “thà nhịn đến chết” còn hơn phải vào cái gọi là “nhà vệ sinh” mà bẩn thỉu, mất vệ sinh đến kinh hoàng. Đất nước mở cửa và đổi mới lâu rồi, vậy không biết bây giờ nó đã khác hơn xưa? Với suy nghĩ ấy, thật may mắn tôi được tổ chức CBM (Christian Blind Mission – Đức) mời tham gia thực hiện dự án “Thúc đẩy quyền tiếp cận y tế với người khuyết tật” và đương nhiên có cả những công trình bệnh viện, cơ hội cho tôi được ngó vào những cái toilet xem nó có còn kinh hoàng như xưa.
Đoàn công tác của tổ chức CBM khảo sát nhà vệ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa. Ảnh: N.N |
Hơn 4 năm làm chuyên gia cố vấn cho tổ chức CBM, tôi vào không biết bao nhiêu cái toilet ở bệnh viện, từ những bệnh viện quốc tế ở Vũng Tàu, đến trạm y tế thôn bản tận miền núi cao mà ở đâu cũng thấy có vấn đề.
Câu chuyện đáng nhớ nhất là anh T. bị khiếm thị, một lần anh phải vào bệnh viện ở Tây Bắc, khi nhu cầu thôi thúc, người nhà anh đi tìm thì thấy cái nhà vệ sinh vốn là hai viên gạch bắc trên miệng hố, được quây bằng những tấm cót xa tít sau khu vườn của bệnh viện, quá bất tiện và thiếu an toàn nên anh T. đành làm cái việc “Nhất quận công, nhị… đồng” cho dù đó là việc không được đàng hoàng. Còn với chị H. khi nằm viện ở bệnh viện X. tại miền Trung thì khá hơn, toilet sạch và có thiết bị xí xổm nhưng bồn rửa tay lại không đúng quy chuẩn để một người đi xe lăn là chị, có thể rửa tay được.
Thật không khó để nhận thấy những nhà vệ sinh trong bệnh viện vốn được thiết kế cho những người ốm yếu nói chung và người khuyết tật (NKT) nói riêng nhưng lại không có hệ thống tay vịn, hay cửa ra vào quá bé, không gian quá chật hẹp để NKT đi xe lăn có thể vào và sử dụng được, việc những thiết bị như vòi nước, tay nắm cửa,... cũng không được tính đến việc lắp đặt những thiết bị mang tính phổ quát.
Ngày 19 tháng 11 hằng năm là ngày được Liên hiệp quốc lấy làm ngày Toilet Thế giới. Ảnh minh họa. |
Quan điểm “công trình phụ” đã được thay đổi khi con người ta nhận ra công trình đó không hề “phụ” mà nó chính là công trình “chính” khi con người dành 5 năm của đời người cho cái bồn cầu đó. Không phải là vô lý khi Liên hiệp quốc lấy ngày 19 tháng 11 hằng năm làm ngày Toilet Thế giới (World Toilet Day) và được đưa vào là một mục tiêu quan trọng (Mục tiêu số 6) của Mục tiêu phát triển bền vững.
Toilet - Nhà vệ sinh rất quan trọng, việc tiếp cận một nhà vệ sinh hoạt động an toàn không chỉ là giải quyết nhu cầu thiết yếu của con người mà nó có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt với nhóm NKT vì sự an toàn của họ. Hơn thế nó còn giúp đảm bảo sự nhân phẩm và an toàn cá nhân (đặc biệt là đối với phụ nữ). Toilet hay nhà vệ sinh mà không xử lý an toàn chất thải sẽ làm lây lan dịch bệnh, nhất là nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng qua đất và các bệnh lây truyền qua đường nước thải, nguy cơ lây bệnh và bùng phát dịch cao hơn nhiều khi trong chất thải của người bệnh tại bệnh viện không chỉ chứa virut mà còn chứa đến 80% các chất thải là thuốc y tế.
Ước mơ có thẻ bảo hiểm y tế
Anh Quân bị khuyết tật một chân, theo như giấy xác nhận khuyết tật thì anh là “khuyết tật nhẹ” vì căn cứ theo các văn bản hướng dẫn xác nhận mức độ khuyết tật, anh vẫn tự mặc được quần áo, tự chăm sóc được bản thân.
Hàng ngày anh Quân bán báo ở trên phố, tiếng rao báo của của anh len lỏi trong đủ ngóc ngách của thành phố này và bụi thành phố cũng len lỏi mọi ngóc ngách trong lá phổ của anh. Hầu như tháng nào anh Quân cũng mất vài ngày nhập viện vì căn bệnh phổi, đồng tiền còm cõi thu nhập từ bán báo chẳng đủ để anh chi trả tiền viện phí, tiền mua thuốc uống, nói gì đến việc tẩm bổ. Anh Quân nói buồn rằng “Chẳng biết anh còn rao bán báo được bao lâu nữa, ước gì mình có tấm thẻ bảo hiểm y tế thì vào viện cũng đỡ kinh phí, không lẽ bây giờ đâm đầu vào ô tô để cụt cái chân què này đi cho thành khuyết tật nặng may ra mới có tấm thẻ ấy”.
Tác giả thăm và làm việc tại Bệnh viện Phong Quy Hòa - Bình Định. Ảnh: N.N |
Không chỉ anh Quân mà tôi cũng có ước mơ ấy - Ước mơ mọi NKT đều có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), bởi theo bà Nguyễn Thanh Xuân (Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội), “Năm 2021, dân số Việt Nam là 97,75 triệu người, trong đó hơn 7% là người khuyết tật. Khoảng 2/3 trong số họ được chia vào nhóm khuyết tật nhẹ”. Vậy là hơn 4 triệu người như anh Quân không có thẻ BHYT, mỗi khi ốm đau họ phải tự chi trả các chi phí thuốc men và chăm sóc, điều này vốn làm cho cuộc sống khốn khó của họ, càng thêm khốn khó hơn.
Đành rằng Việt Nam không còn là quốc gia nghèo nữa nhưng cấp thẻ BHYT cho hơn 4 triệu NKT đó chắc cũng là một gánh nặng cho đất nước? Tôi không thể tự trả lời câu hỏi đó, nhưng theo Liên hiệp quốc: “Thức ăn, nơi ở, quần áo và thuốc men là bốn nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sống của một người. Đó là bốn yêu cầu được khuyến nghị mọi quốc gia phải sẵn sàng, rẻ và dễ tiếp cận nhất, với tất cả mọi người, kể cả những người không có tiền”.
Khuyết tật nghĩa là không đủ mạnh khỏe về thể chất, tinh thần. Y tế là gánh nặng lớn suốt cuộc đời họ, có BHYT là sự hỗ trợ cơ bản của nhà nước với những công dân vốn sinh ra đã ở thế thiệt thòi, đó chính mới là việc nhà nước cụ thể câu khẩu hiệu hành động “Không bỏ ai ở lại phía sau”.
Luật NKT chia ra ba nhóm: Khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng là người không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, suy giảm từ 61% đến 100% khả năng lao động. Còn suy giảm dưới 61% là khuyết tật nhẹ, không được cấp thẻ BHYT theo Luật BHYT. |
Nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân để truyền nghị lực sống cho người khuyết tật Người khuyết tật phải dựa vào gia đình rất nhiều, sống nhờ tình thương, chị Nguyễn Thị Vân không muốn cuộc đời rơi vào bi ... |
Chiêu trò lừa đảo người khuyết tật Những người khuyết tật là đối tượng dễ bị các đối tượng lừa đảo dùng nhiều thủ đoạn tinh vi từ những "bẫy" kiếm tiền ... |
Công ty vi phạm quyền lợi BHXH, người lao động có thể khởi kiện Sau làn sóng mất việc, giảm giờ làm, tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) và các ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 08:00
Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024
Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?