Trường hợp nào không được làm thêm giờ?
Phóng sự điều tra - 05/06/2022 08:59 HOÀNG LINH
Quyết định nâng giờ làm thêm được đánh giá là chính sách kịp thời, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: NGUYỄN TUẤN. |
Trả lời: Ngày 23/3/2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, tại Điều 1, 2 của Nghị quyết này nêu rõ số giờ làm thêm trong 01 năm và số giờ làm thêm trong 01 tháng như sau:
“Điều 1. Số giờ làm thêm trong 01 năm
1. Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
b) Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
d) Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
đ) Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Không áp dụng Khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 107 của Bộ luật Lao động:
“Điều 107: Làm thêm giờ:
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định”.
Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm giờ. Trong ảnh: Công nhân may Tổng Công ty May 10 (TP. Hà Nội). Ảnh: HÀ NAM. |
Điều 2. Số giờ làm thêm trong 01 tháng
Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng”.
Như vậy, người lao động sẽ được làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm; trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động, trừ những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ của Điều 1, Nghị quyết số 17.
Các hướng dẫn trong việc tổ chức thực hiện
Căn cứ theo Công văn số 1312/LĐTBXH-ATLĐ, ngày 26/4/2022 của Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội (LĐTB và XH) về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, Bộ LĐTB và XH đã đề nghị Sở LĐTB và XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các công việc:
“1. Chủ trì, phối hợp Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết trên địa bàn quản lý; trong đó, lưu ý một số nội dung sau đây:
a) Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm là các trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết và Khoản 3, Điều 107 Bộ luật Lao động.
b) Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 01 tháng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2022.
c) Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động (quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày; tiền lương phải trả khi làm thêm giờ; các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm; thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 01 năm;...).
Tuyên truyền, tư vấn pháp luật về lao động và công đoàn cho công nhân, người lao động tại Công ty TNHH Điều Hoàng Sơn (Bình Phước). Ảnh: LĐLĐ Bình Phước. |
d) Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở LĐTB và XH theo quy định tại Khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
đ) Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 được xây dựng, ban hành căn cứ vào Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 tại Kỳ họp Thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Vì vậy, các quy định của Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 được thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.
2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc làm thêm giờ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết đến ngày 31 tháng 8 năm 2022, gửi báo cáo về Bộ LĐTB và XH trước ngày 10 tháng 9 năm 2022”.
Làm thêm giờ theo quy định mới được triển khai khi nào và thời gian thực hiện trong bao lâu?
Hiệu lực thi hành: Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2022 trừ quy định tại Khoản 1, Điều 1 (Khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022).
Thời gian thực hiện: Căn cứ theo Công văn số 1312/LĐTBXH-ATLĐ, ngày 26/4/2022: các quy định của Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 được thực hiện cho đến hết ngày 31/12/2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.
Việc tăng thêm giờ làm cho người lao đông trong 01 năm, 01 tháng đã quy định rất rõ tại Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 và các hướng dẫn triển khai thực hiện được chi tiết trong Công văn số 1312/LĐTBXH-ATLĐ, do đó, bạn có thể đọc và tìm hiểu để nắm rõ nội dung theo đơn thư đã hỏi.
Công đoàn cơ sở làm gì để đảm bảo an toàn, sức khỏe NLĐ khi tăng thời giờ làm thêm GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam gợi mở các giải pháp Công đoàn cơ ... |
Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm Ngày 3/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chương trình BetterWork Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an ... |
Tăng giờ làm thêm và bài toán an toàn lao động Tăng số giờ làm thêm cần theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện thu nhập, thay vì để vắt kiệt sức ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động