Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ
Sổ tay pháp luật - 30/05/2023 10:37 HỒNG MINH
Vụ việc Công ty TNHH PouYuen Việt Nam thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với gần 6000 lao động vào tháng 6 và tháng 7 tới vì lý do thiếu đơn hàng được rất nhiều NLĐ quan tâm. Trong đó, vấn đề mà nhiều người băn khoăn nhất là mức chi trả trợ cấp thôi việc cũng như các chế độ liên quan về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đối với các lao động bị cắt giảm ra sao.
Công nhân tại khu C Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - đơn vị vừa thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với gần 4500 công nhân. Ảnh: Vnexpress.net |
Căn cứ quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: HĐLĐ là văn bản thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Bản chất của HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ. Do đó, pháp luật cũng tôn trọng ý chí của các bên trong việc chấm dứt HĐLĐ. Bởi vậy, Khoản 3 Điều 34 Bộ Luật Lao động năm 2019 đã ghi nhận trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo sự thỏa thuận của các bên. Đây được xem là giải pháp ôn hòa nhất khi mà cả hai bên đều đồng ý với việc chấm dứt HĐLĐ. Nhờ đó mà doanh nghiệp vừa có thể chấm dứt hợp đồng theo mong muốn và NLĐ cũng vui vẻ chấp nhận nghỉ việc.
Nếu thỏa thuận đồng ý được chấp thuận thì hai bên tiến hành làm biên bản thanh lý hợp đồng, giải quyết đầy đủ các chế độ tiền lương, phúc lợi cho NLĐ, sau đó kết thúc, chấm dứt HĐLĐ.
Trách nhiệm của NSDLĐ
1. Chi trả trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp các bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đáp ứng điều kiện làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên.
Mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính như sau: Mỗi năm làm việc = 1/2 tháng tiền lương.
Thời gian để được tính hưởng trợ cấp thôi việc = tổng thời gian làm việc thực tế – thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019, khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ.
3. Thanh toán tiền lương cũng như các khoản tiền khác (nếu có)
Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Ngoài việc chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ, NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan cho NLĐ trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
Khi thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Ảnh minh họa: IT |
Quyền lợi được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013, điều kiện để NLĐ sau khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
– Nghỉ việc đúng pháp luật, tức là không đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (ngoại trừ cả trường hợp NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: Đảm bảo đóng đủ từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.
– Nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ chính thức.
– Kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, ngoại trừ các trường hợp:
+ NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Đang bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ NLĐ ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ NLĐ chết.
Do đó, nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng đúng luật và đáp ứng các điều kiện kèm theo như trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra Tai nạn lao động (TNLĐ) là rủi ro mà người lao động (NLĐ) có thể phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình. ... |
Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp (BNN) là nỗi lo lắng của người lao động (NLĐ) trong những ngành đặc thù. Hiểu biết về quyền lợi của mình ... |
Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Chiều ngày 19/5, Đại hội Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Trung ương lần thứ 27, nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra thành công. |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?