Thứ năm 25/04/2024 08:16

Tình thầy trò dưới góc nhìn quan hệ lao động trong kinh tế thị trường

Kinh tế - Xã hội - TRẦN VĂN SỸ

Nền kinh tế thị trường với bao biến đổi phong phú trong đời sống vật chất kéo theo sự biến đổi tính chất của các mối quan hệ con người với nhau, trong đó có cả quan hệ thầy - trò.

Thế hệ chúng tôi (lớp tuổi U60 trở về trước), vào dịp lễ, tết vẫn thường đến thăm thầy, cô giáo cũ sống ở gần mình. Ở xa thì gọi điện hoặc nhắn tin thăm hỏi; với các thầy, cô khác, dù không thể đến thăm hay dù có gọi điện hay không, thì trong tâm khảm vẫn luôn có một niềm kính trọng, khắc sâu ghi nhớ công ơn của các thầy, cô đã dạy dỗ mình từ những ngày thơ bé. Bản thân tôi, với các thầy, cô giáo cũ, dù xưa chỉ dạy mình một vài tiết, thì bây giờ là nghĩa tình đặc biệt.

Tình thầy trò dưới góc nhìn quan hệ lao động trong kinh tế thị trường
"Tôn sư trọng đạo" là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ảnh minh họa: IT

Thế hệ trẻ ngày nay thì đã khác nhiều. Như con tôi, cũng đã trưởng thành, không thấy nó để ý chuyện này, tôi hỏi thì nó bảo: Thầy, cô giáo của bố ngày xưa dạy thêm cho bố không lấy tiền, bố nhớ suốt đời là phải. Thầy, cô của con giờ còn bắt con học thêm để lấy tiền, bố mẹ thay con trả tiền rồi, sao còn ơn huệ gì nữa? Đúng giọng “cơ chế thị trường”!

Những ai quan tâm đến văn hóa giáo dục của nước nhà không thể không lo lắng khi thấy những biểu hiện “chợ búa” trong nhận thức của một bộ phận người dân đối với đạo lý “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Những người đó cho rằng, lao động của người thầy cũng là một dạng dịch vụ, được trả tiền theo nguyên tắc tự nguyện “thuận mua vừa bán” của cơ chế thị trường như các loại lao động khác, chứ có phải là làm từ thiện miễn phí đâu mà ai phải biết ơn ai?

Mỗi năm đến Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), cả xã hội đều dành sự quan tâm đặc biệt đến các thầy, cô giáo, như một nét đẹp của đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Nhưng để bảo tồn và phát huy những điều tốt đẹp của đạo lý truyền thống ấy, chúng ta không thể không nhìn thẳng vào sự thật, là trong thời buổi kinh tế thị trường thì tình thầy - trò hay đạo lý “tôn sư trọng đạo” cũng có nhiều biến đổi cần được nhìn nhận dưới những góc độ mới và cần được ứng xử phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn xã hội hiện đại.

Nói quan hệ thầy - trò mà lại nhắc đến “kinh tế thị trường” thì thật “phũ phàng” (nên người ta thường ngại nói đến). Nhưng có một quy luật của cuộc đời là, mọi quan hệ xã hội đều bị chi phối bởi thực tại xã hội mà nó tồn tại (tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội), và quan hệ thầy - trò cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, dù muốn hay không, chúng ta vẫn không thể né tránh được vấn đề này.

Theo giáo dục truyền thống (suốt thời phong kiến) từ xưa, khi gia đình cho con đi học thì sắm lễ mang đến nhà thầy, xin thầy cho “bái sư” mà “học đạo thánh hiền”. Thầy luôn là người vừa dạy chữ, vừa dạy nghĩa, tức vừa dạy kiến thức (nho, y, lý số, …), vừa dạy làm người (dạy đạo đức theo các mối quan hệ cha con, vua tôi, vợ chồng, bằng hữu, thầy trò, …) trong xã hội để mà “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” tùy theo khả năng (và cả số phận) của mỗi người.

Thầy ngày xưa dạy cái gì, dạy như thế nào …, học trò chỉ có răm rắp nghe theo, không có tranh cãi “phản biện” gì hết. Trò thì mỗi người thường không học nhiều thầy, và mỗi thầy cũng dạy theo một “giáo trình riêng” tùy “vốn chữ” của thầy chứ không có giáo trình nào bắt buộc các thầy phải dạy theo cả … Thầy ngày ấy là “thầy” tuyệt đối: “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “một ngày làm thầy, làm cha cả đời"! Đạo lý “tôn sư” thì mới “trọng đạo” mà đã “trọng đạo” thì không thể không “tôn sư”. Lịch sử còn ghi nhiều tấm gương các thầy lỗi lạc như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm … vừa dạy đạo lý cho cả dân, quan, vua chúa, vừa dạy cả nông tang canh cửi, công thương kỹ nghệ cho dân chúng mở mang đầu óc và sự nghiệp, công ơn của các thầy còn để mãi đời đời.

Người dân tin rằng, “nhân bất học bất tri lý”, “không thầy đố mày làm nên”, nên công ơn thầy có khi coi còn hơn cả cha mẹ. Có lẽ chỉ có người Việt ta là có một chữ “thầy”, vừa để gọi người dạy mình, vừa để gọi người cha sinh ra mình như thế! Tình thầy trò xưa là rất thiêng liêng và cao quý và cũng có hạn chế là mang tính bảo thủ, giáo điều, hạn chế tự do sáng tạo của cá nhân.

Cách mạng tháng Tám (1945) lật đổ chế độ phong kiến ngàn đời, lập nên nền cộng hòa của nước Việt Nam mới, gắn với sự ra đời của một nền giáo dục mới, tiếp cận gần hơn với văn minh thế giới. Trong nền giáo dục này, mỗi người từ nhỏ đến lúc trưởng thành đều trải qua các chương trình học như nhau do nhà nước quy định, và mỗi thầy cô như là “một người chèo đò đưa em sang một bờ bến tri thức mới”, và trong đời mỗi con người có thể được học qua rất nhiều thầy (cô) giáo khác nhau. Vì vậy, sự ảnh hưởng (và công lao) của mỗi thầy cô đến việc hình thành nhân cách và phát triển tài năng của một học sinh nào đó, là rất không như nhau. Bởi vậy mà mỗi con người, đều có thể mang theo một hình bóng thầy, cô nào đó trong suốt cuộc đời mình với sự biết ơn sâu sắc; và người đó cũng có thể không nhớ nhiều lắm về một thầy hay cô nào đó dù đã dạy mình, vì ảnh hưởng từ việc học thầy cô ấy đến cuộc đời người đó là không đáng kể.

Trong nền giáo dục mới này, khó có thể có ai là “thầy toàn tập” với ai được như thời trước nữa. Mỗi trò đều có nhiều thầy. “Chữ” (kiến thức) trong nền giáo dục này, mà các thầy dạy cho học sinh, cũng không đồng nhất là “chữ của thầy” như các thầy xưa (như nói trên), mà là kiến thức quy định trong chương trình thống nhất do Nhà nước ban hành. Điều này cũng làm cho quan hệ “thầy trò như cha con” ngày xưa cũng không còn nữa. Dù sao, hiện thực không thể né tránh là: Người học thường không dành cho các thầy, cô đã từng dạy mình một sự tri ân như nhau. Người thầy lúc này cũng không do học trò “góp tiền gạo nuôi thầy” như xưa nữa, mà là một viên chức (gọi chung là giáo viên) do Nhà nước trả lương. Do vậy, bên cạnh đa số thầy, cô “hết lòng vì học sinh thân yêu”, cũng có những thầy, cô chỉ “dạy học kiếm tiền mưu sinh”. Do vậy mà ảnh hưởng và tình cảm của học trò đối với người thầy là không như nhau, có thầy rất được kính trọng, và cũng có thầy thì chỉ như người lao động bình thường khác, âu cũng là quy luật bình thường của đời sống mà thôi.

Sang đến thời kinh tế thị trường, người người đua nhau, cạnh tranh để làm giàu, và nhiều thầy, cô giáo cũng không đứng ngoài được xu thế ấy. Cùng với sự đa dạng của các thành phần kinh tế là sự đa dạng của các mô hình giáo dục (công lập, bán công, tư thục, quốc tế...) với sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có nguyên nhân từ nhu cầu tự do ngày càng cao và phức tạp của mỗi con người và cả sự thiếu hoàn thiện của thể chế luật pháp. Tồn tại vẫn quyết định ý thức, tình cảm thầy - trò giờ đây đa dạng và phức tạp, với nhiều cung bậc tốt, xấu, đậm, nhạt.

Quan điểm sống phổ biến trong xã hội được vận hành bằng cơ chế thị trường cũng dễ mang màu sắc thị trường. Một khi đã coi “người học là trung tâm”, là “khách hàng”, “người dạy là người cung cấp dịch vụ giáo dục” thì đương nhiên đồng tiền sẽ là quyết định, đã nghĩ “trả tiền cao hơn để được giáo dục tốt hơn”… thì quan hệ thầy - trò chỉ là quan hệ mua bán dịch vụ, xong việc thì thôi, đương nhiên không có gì là thiêng liêng cao quý cả!

Ngay trong bậc học phổ thông, cũng phải chấp nhận một hiện thực là, do học sinh bị bắt buộc học những môn học như nhau, nhưng khả năng tiếp thu và nhu cầu hiểu biết của người học đối với mỗi môn học là rất khác nhau. Có những môn học thậm chí là vô bổ đối với học sinh nào đó, trong trường hợp này thì học sinh đó đã không “trọng đạo” thì khó mà đòi hỏi người ấy “tôn sư” cho được. Đây có thể là hiện thực không vui, nhưng trong xã hội hiện đại và hội nhập thế giới, chúng ta buộc phải chấp nhận.

Bên cạnh đó, vẫn có tình cảm kính trọng của học trò đối với thầy giáo xuất phát từ sự cảm kích trước tấm lòng nhiệt tình và yêu thương, trách nhiệm của thầy đối với học trò nhiều hơn là từ tác dụng của môn học mà thầy giảng (nhất là các thầy dạy môn “phụ”), tức là dù không “trọng đạo” song vẫn “tôn sư”. Ở đây, nhân cách của người thầy là quyết định. Điều này giải thích tại sao có những người dù không làm nghề giáo viên bao giờ, vẫn có những người gọi người đó bằng “thầy” với niềm kính trọng sâu sắc.

Nền kinh tế thị trường với bao biến đổi phong phú trong đời sống vật chất kéo theo sự biến đổi tính chất của các mối quan hệ con người với nhau, trong đó có cả quan hệ thầy - trò. Để tiếp tục phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc trong thời đại mới, rất cần có sự nghiên cứu nhiều hơn từ các nhà khoa học để giúp cho nhà nước hoàn thiện thể chế pháp luật về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là những chính sách đối với người thầy, đồng thời mỗi người chúng ta cũng cần có cách nhìn linh động và biện chứng hơn đối với mối quan hệ lao động đặc biệt - dạy và học để tri ân đúng đắn đối với công lao của các thầy, cô giáo, thông cảm và đồng hành cùng các thầy, cô trong những cơn biến động của cuộc sống hôm nay, chứ không chỉ là việc quan tâm mỗi dịp 20/11 hằng năm.

Gặp lại thầy cô qua những dòng tự sự Gặp lại thầy cô qua những dòng tự sự

Sắp 20/11, nhiều trường, nhiều lớp tổ chức gặp mặt. 9 năm trước, nhóm học sinh chuyên toán Chu Văn An (Hà Nội) chúng tôi ...

"Người lái đò" và những ước mong bé nhỏ

Để cùng học sinh vượt qua trận mưa lũ lịch sử tháng 10 vừa rồi, thầy cô Trường PTDT Nội trú Bố Trạch (Quảng ...

Về một thầy giáo đặc biệt: “Chưa bao giờ nhớ ngày 20 tháng 11” Về một thầy giáo đặc biệt: “Chưa bao giờ nhớ ngày 20 tháng 11”

Dòng sông sâu, con sào dài đo được. Lòng người đưa đò, ai biết được sự bao la. Suốt hơn chục năm qua, người “thầy ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

Kinh tế - Xã hội -

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

Mùa hè năm nay được dự báo sẽ khắc nghiệt hơn năm trước. Thay vì xách vali đi “đổi gió” tại các thành phố biển như Nha Trang, Phú Quốc... nhiều cư dân Ocean City lại chọn “du lịch tại chỗ”. Níu chân họ là một loạt lễ hội, sự kiện sôi động, chuỗi tiện ích được nâng tầm, ngay dưới thềm nhà.

Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Kinh tế - Xã hội -

Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.

[XE CỦA NĂM 2024] Giám khảo đánh giá Volkswagen Teramont X

Kinh tế - Xã hội -

[XE CỦA NĂM 2024] Giám khảo đánh giá Volkswagen Teramont X

Hội đồng Giám khảo XE CỦA NĂM đánh giá Volkswagen Teramont X nổi bật với thiết kế ngoại thất nhưng cũng chỉ ra những nhược điểm của xe.

Doanh số Honda CR-V vượt Ford Territory trong tháng 3/2024

Kinh tế - Xã hội -

Doanh số Honda CR-V vượt Ford Territory trong tháng 3/2024

Honda CR-V vượt lên trước Ford Territory trong tháng 3/2024, bên cạnh đó, doanh số cộng dồn cách biệt chỉ hơn 100 xe khiến cuộc đua vị trí thứ hai phân khúc đang trở nên hấp dẫn.

Bắt gặp bán tải BYD Shark 2024, công nghệ hybrid và hệ thống treo như xe SUV

Kinh tế - Xã hội -

Bắt gặp bán tải BYD Shark 2024, công nghệ hybrid và hệ thống treo như xe SUV

Bán tải BYD Shark 2024 sẽ chính thức được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới đây, là một chiếc xe với nhiều kỳ vọng của hãng ô tô Trung Quốc.

Masan High-Tech Materials: Khi văn hóa công ty tạo nên gắn kết lâu dài

Kinh tế - Xã hội -

Masan High-Tech Materials: Khi văn hóa công ty tạo nên gắn kết lâu dài

Trong năm 2023, Masan High-Tech Materials được ghi nhận là “Doanh nghiệp vì người lao động”, đồng thời trở thành doanh nghiệp sản xuất đầu tiên của Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tuyệt vời”. Vậy điều gì đã tạo nên thành công này cho Masan High-Tech Materials?

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023 Infographic

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động này làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022.
Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra

Bản tin công nhân ngày 23/4 gồm những nội dung chính sau đây: Nữ công nhân rút BHXH tới 4 lần vì mất việc; Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra; Lưu ý cho người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần đi làm lại...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Người Đông Nam Á mua xe bán tải nhiều hơn các xe gầm thấp

Kinh tế - Xã hội -

Người Đông Nam Á mua xe bán tải nhiều hơn các xe gầm thấp

Theo dữ liệu của Focus2move thống kê, đứng đầu danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 chính là mẫu xe bán tải Toyota Hilux.

Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Mẫu xe tay ga Honda Stylo 160 mới đây đã có mặt tại Việt Nam, được nhập khẩu từ Indonesia, với kiểu dáng lạ lẫm và mức giá dự kiến cũng không rẻ.

5 ngày nghỉ lễ chơi thả ga với chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Công viên Châu Á - Đà Nẵng

Kinh tế - Xã hội -

5 ngày nghỉ lễ chơi thả ga với chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Công viên Châu Á - Đà Nẵng

Diễn ra từ 27/4- 1/5, “Rực rỡ du lịch Việt Nam” là chuỗi sự kiện được tổ chức tại Công viên châu Á - Asia Park sẽ mở đầu cho mùa du lịch hè đầy hứng khởi tại thành phố bên sông Hàn, với rất nhiều hoạt động và sự kiện văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí được “thửa riêng” cho dịp lễ năm nay.

Lợi nhuận kép của bất động sản thấp tầng trên “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

Kinh tế - Xã hội -

Lợi nhuận kép của bất động sản thấp tầng trên “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

Bất động sản thấp tầng sở hữu những giá trị bền vững cùng tiềm năng sinh lời vượt trội, luôn được giới đầu tư “ăn chắc mặc bền” ưa chuộng. Những giỏ hàng sở hữu tiềm năng lợi nhuận kép như nhà thấp tầng Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) sẽ nằm ở top đầu danh sách sản phẩm được ưu tiên lựa chọn.

Toyota Fortuner hybrid đầu tiên ra mắt, động cơ dầu kèm điện

Kinh tế - Xã hội -

Toyota Fortuner hybrid đầu tiên ra mắt, động cơ dầu kèm điện

Toyota Fortuner hybrid đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ dầu 2.8L kết hợp động cơ điện vừa được trình làng tại Nam Phi, khiến người ta tò mò vì nhiều lý do.

Vị thế Mercedes-Benz Vietnam trên thị trường xe sang tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Vị thế Mercedes-Benz Vietnam trên thị trường xe sang tại Việt Nam

“Cứ 10 chiếc Mercedes-Benz được bán ra trên thế giới lúc này thì có một chiếc do tập đoàn của chúng tôi phân phối”, John Lloyd White - CEO Vietnam Star Automobile tự hào giới thiệu về vị thế của Tập đoàn Lei Shing Hong Automotive. Ông cho biết các doanh nghiệp nước ngoài như Vietnam Star Automobile có nhiều ưu thế tại thị trường Việt Nam.

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Kinh tế - Xã hội -

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Từ những công trình biểu tượng thế giới tới kiệt tác biệt thự đóng The Miyabi (Vinhomes Royal Island), KTS hàng đầu Nhật Bản Kengo Kuma đã cho thấy thiên nhiên thuần khiết, sự xa xỉ kín đáo và tính độc bản chính là những yếu tố quyến rũ giới thượng lưu.

POBA ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Kinh tế - Xã hội -

POBA ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Ngày 17/04/2024, Trung tâm Xúc tiến du lịch và Đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty CP Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến chương trình phúc lợi các kỳ nghỉ 5 sao tại Vinpearl Wonderworld Phú Quốc cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước Hàn Quốc và gia đình.

MG Cyberster: Hành trình vòng quanh thế giới và thông điệp vì một Việt Nam xanh

Kinh tế - Xã hội -

MG Cyberster: Hành trình vòng quanh thế giới và thông điệp vì một Việt Nam xanh

Hành trình hơn 16.000 km vòng quanh thế giới - “Charging Into The Future” của siêu xe điện thể thao MG Cyberster vừa có chặng dừng chân tại Việt Nam, mang lại những kỷ niệm không thể nào quên với những tín đồ yêu xe nhân kỷ niệm 100 năm thành lập thương hiệu xe Anh Quốc.

Giảm mệt mỏi, phục hồi thể lực, trí lực cùng nước kiện lực

Kinh tế - Xã hội -

Giảm mệt mỏi, phục hồi thể lực, trí lực cùng nước kiện lực

Dược phẩm Hoa Linh đã nghiên cứu các thảo dược, phối hợp trong một công thức khoa học, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, phát triển thành thức uống - nước kiện lực Hồng Mã.