Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì dịch COVID-19
Người lao động - 19/03/2020 18:25 An Phương
Lao động nữ là đối tượng dễ bị tổn thương trong dịch Covid-19. |
Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid-19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp” kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm, và hỗ trợ việc làm và thu nhập.
Những biện pháp này bao gồm mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khả năng giữ việc làm (như giảm thời giờ làm việc, nghỉ phép có lương, và các trợ cấp khác), giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, báo cáo sơ bộ cũng đề xuất các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế cụ thể.
Lao động nghèo được dự báo sẽ tăng đáng kể
Dựa vào các kịch bản khác nhau mà tác động của Covid-19 có thể gây ra đối với tăng trưởng GDP toàn cầu, ước tính của ILO cho thấy số người thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng từ 5,3 triệu người (kịch bản “thấp”) đến 24,7 triệu người (kịch bản “cao”). Đây là số tăng thêm so với nền số lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019. Nhìn lại trong tương quan với năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi đó khiến 22 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp phải dừng hoặc tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 |
Tình trạng thiếu việc làm cũng được dự báo sẽ tăng theo diện rộng, khi những tác động về kinh tế của Covid-19 sẽ khiến cả giờ làm và tiền lương bị giảm. Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển – vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ xung của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại – thì lần này sẽ không còn tác dụng vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa.
Giảm số lượng việc làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập lớn cho người lao động. Nghiên cứu ước tính con số này tương đương từ 860 tỷ USD đến 3,4 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Điều này sẽ dẫn tới giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động tới triển vọng của doanh nghiệp và các nền kinh tế.
Tình trạng lao động nghèo được dự báo cũng sẽ gia tăng đáng kể, bởi “việc giảm thu nhập do suy giảm các hoạt động kinh tế sẽ ảnh hưởng xấu tới những người lao động cận nghèo hoặc sống dưới chuẩn nghèo”. ILO ước tính rằng sẽ có thêm từ 8,8 đến 35 triệu người lao động rơi vào đói nghèo trên khắp thế giới, so với mức ước tính trước đây cho năm 2020 (là giảm 14 triệu người ).
Phụ nữ và lao động di cư dễ bị tổn thương nhất
Đây không còn chỉ là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nữa, mà Covid-19 cũng chính là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với thị trường lao động và kinh tế, tác động lớn tới con người - Tổng Giám Đốc ILO, ông Guy Ryder, đánh giá. Ông cũng cho rằng: “Trong năm 2008, thế giới đã cho thấy sự đồng lòng để cùng nhau giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và đã có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất. Đó chính là điều chúng ta cần lúc này".
Báo cáo của ILO cảnh báo rằng tác động của cuộc khủng hoảng việc làm tới một số nhóm lao động sẽ không đồng đều, và điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Những người bị ảnh hưởng lớn bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những công việc được trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi. Phụ nữ và lao động di cư cũng thuộc nhóm này. Lao động di cư dễ bị tổn thương vì họ thường không được hưởng đầy đủ quyền lao động và an sinh xã hội. Trong khi đó, phụ nữ thường chiếm số đông trong nhóm các công việc lương thấp và các ngành kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh.
Nhiều người lao động sẽ rơi xuống mức nghèo do mất hoặc thiếu việc làm |
Tổng Giám đốc ILO kết luận: “Trong những lúc khủng hoảng như hiện nay, chúng ta có hai công cụ chính có thể giúp giảm bớt những tác động tiêu cực và giúp phục hồi niềm tin của công chúng. Thứ nhất là đối thoại xã hội – đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của họ. Công cụ này đóng vai trò quan trọng để xây dựng niềm tin của công chúng và hỗ trợ các biện pháp mà chúng ta cần thực hiện để vượt qua cuộc khủng hoảng này. Thứ hai là các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các tiêu chuẩn này cung cấp một nền tảng đã được thử nghiệm và khẳng định dành cho các phản ứng chính sách tập trung vào việc phục hồi một cách bền vững và công bằng. Chúng ta cần làm tất cả mọi thứ cần thiết để giảm thiểu thiệt hại đối với con người trong thời điểm khó khăn này.”
Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee, cho rằng Việt Nam đã làm rất tốt công tác kiềm chế dịch Covid-19. Sự quyết tâm được thể hiện rõ qua thông điệp của Thủ tướng rằng Chính phủ chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân.
Ông chia sẻ: “Khi cuộc chiến chống Covid-19 có khả năng sẽ còn kéo dài, bây giờ chính là lúc bắt đầu hành động để giảm thiểu những tác động tiêu cực của virus tới doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của phần lớn người lao động, bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức. ILO Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động để chiến đấu vì việc làm thỏa đáng tại thời điểm khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng về cả sức khỏe, thị trường lao động cũng như kinh tế hiện nay.”
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/3 Tính đến 7h ngày 19/3, tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Covid -19 đã xuất hiện ở 173 ... |
Hà Nội: Thu giữ nửa triệu chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc Đội Quản lý thị trường số 17 vừa thu giữ 500.000 chiếc khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn không rõ nguồn gốc. |
Anh chị nạt nộ ai? Trở về từ trời Âu để tránh dịch, một số người đã gây náo loạn cả sân bay. Dẫu biết là họ đang lo lắng, ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/12/2024 08:56
"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark
2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.
Người lao động - 21/12/2024 15:23
Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…
Đời sống - 19/12/2024 19:37
Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động
Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đời sống - 19/12/2024 18:24
Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân
Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.
Người lao động - 19/12/2024 18:21
Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách
Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm chăm lo tốt hơn cho giáo viên vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên.
Đời sống - 18/12/2024 08:03
Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”