Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Phải có chính sách vượt trội và đủ mạnh

Thời gian gần đây, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là chủ trương được dư luận ủng hộ nhưng tinh gọn thế nào, tinh giản những ai... đang là câu chuyện được rất nhiều người quan tâm, nhất là các đơn vị nằm trong danh sách phải sáp nhập, kết thúc hoạt động.

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư
Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh phát biểu tại họp báo.

Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, chủ trương này cần tập trung vào việc sắp xếp con người và phải có chính sách vượt trội, đủ mạnh nhằm đảm bảo mục tiêu vừa tinh gọn, nâng cao chất lượng của đội ngũ, vừa bảo đảm tính ổn định của bộ máy để phát triển. Đồng thời, phải quan tâm đến tâm tư nguyện vọng chính đáng của đội ngũ công chức, viên chức.

Theo đó, chính sách này được triển khai phải đảm bảo một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự đủ trình độ, phẩm chất, năng lực ngang tầm với nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu của bộ máy mới sau khi sắp xếp. Tinh thần là sẽ ưu tiên bố trí sử dụng những người có trình độ, phẩm chất, năng lực vượt trội, những người có kinh nghiệm, thâm niên công tác, có bề dày, uy tín nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn, kiến thức về ngành và lĩnh vực đặc biệt, đặc thù để giữ chân người tài.

"Cần có cơ chế giải quyết các cán bộ công chức trong bộ máy có nguyện vọng, nhu cầu chuyển sang khu vực khác, không nằm trong cơ quan Nhà nước. Song phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ. Do đó, chính sách phải đặt ra được các vấn đề căn cơ, đánh giá đúng tác động, từ đó có cơ sở chính trị, pháp lý để thực hiện sắp xếp", ông Minh nhấn mạnh.

"Tôi cho rằng, để tinh gọn bộ máy thành công và đạt được sự đồng thuận trong quá trình cải cách, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm xử lý những hệ lụy phát sinh, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế. Đây là vấn đề không chỉ mang tính kỹ thuật mà còn liên quan đến yếu tố con người, đòi hỏi sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc..." (xem thêm tại đây)

PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Giải quyết bài toán lao động dôi dư

Việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế lần này sẽ có một lượng lớn người lao động dôi dư. Với yêu cầu giảm 15-20% bộ máy bên trong, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, từ việc xây dựng bộ máy sẽ tính toán cần bao nhiêu con người để vận hành. Trường hợp gộp các đơn vị, cục, vụ chức năng, nếu số lượng dôi dư sẽ tính toán giữ lại những người còn trong độ tuổi, có năng lực, phẩm chất, chiều hướng phát triển và có cơ chế để cho nghỉ việc, như với những người sắp đến tuổi nghỉ hưu.

Hiện nay, các cơ quan đang xây dựng khung về bộ máy, sau đó mới có phương án, tính toán điều chuyển, sắp xếp công việc cho từng bộ máy theo nguyên tắc là con người gắn với công việc.

Theo ông Minh, quá trình sắp xếp phải bảo đảm nguyên tắc "sự đồng thuận của 2 bên". Tức là cán bộ, công chức có nhu cầu nghỉ theo chính sách sẽ phải có nguyện vọng và được đồng thuận, thống nhất của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

"Thực tế, có trường hợp người có trình độ, có năng lực nhưng họ thấy thời gian công tác còn lại ngắn, có thể thấy khoản tài chính theo chế độ nghỉ sớm có lợi hơn, hấp dẫn hơn thì họ có thể xin nghỉ và ra ngoài làm được nhiều công việc khác. Do vậy, phải tính toán căn cơ, bài bản, phải đặt mục tiêu tinh gọn được bộ máy, tái cấu trúc và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức", ông Minh nói.

Được biết, Bộ Nội vụ hiện đã có dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái cử bổ nhiệm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, lao động nghỉ hưu trước tuổi. Dự thảo này đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Theo đó, lao động nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 20 năm trở lên, nếu nghỉ hưu sớm sẽ được hưởng nguyên lương hưu; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho tổng số 20 năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội..

Đề cập đến quy trình, ông Minh cho biết Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo, xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Chính phủ thực hiện Nghị quyết 18. Sau đó sẽ trình xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Chính trị.

Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị mới trình Chính phủ xem xét thông qua theo quy trình rút gọn để có chính sách thực hiện ngay, đồng bộ với đề án.

Trân trọng mời độc giả xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Để tinh gọn bộ máy thành công và đạt được sự đồng thuận trong quá trình cải cách, cần thiết phải có các chính sách ...

Cần ổn định cho gia đình công chức sau sáp nhập Cần ổn định cho gia đình công chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán ...

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư! Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm ...

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị ...

Những người thầm lặng góp phần dựng xây TP. Hồ Chí Minh hiện đại

Những người thầm lặng góp phần dựng xây TP. Hồ Chí Minh hiện đại

Giữa những tòa nhà chọc trời, những khu công nghệ cao, những công trình hiện đại của TP. Hồ Chí Minh hôm nay, vẫn hiện hữu hình ảnh người công nhân – lặng lẽ nhưng bền bỉ, miệt mài nhưng đầy trách nhiệm.
Kỷ niệm không quên của người công nhân tiêu biểu ở Gia Lai

Kỷ niệm không quên của người công nhân tiêu biểu ở Gia Lai

Anh Huỳnh Quốc Tuấn - công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ở Gia Lai được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương vừa qua, chia sẻ rằng, đây là kỷ niệm đẹp trong đời mà anh không bao giờ quên và mãi lan tỏa đến công nhân lao động Nhà máy đường An Khê.
Cận cảnh nhà ở xã hội bán nửa tỷ đồng/căn, người lao động Đà Nẵng cần biết

Cận cảnh nhà ở xã hội bán nửa tỷ đồng/căn, người lao động Đà Nẵng cần biết

Đà Nẵng - một thành phố năng động, thu hút nhiều lao động từ khắp nơi đến làm việc, sinh sống. Các khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch, xây dựng tạo ra nhiều việc làm, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức về nhà ở. Trong bối cảnh này, thành phố đã và đang xây dựng nhiều dự án nhà ở xã hội để người lao động "an cư lạc nghiệp". Hiện nay, tại thành phố đang cho mở bán 250 căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Bàu Tràm Lakeside giá từ 540 triệu đồng/căn, thể hiện nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Nhà ở xã hội: “Phao cứu sinh” cho người lao động xa quê

Nhà ở xã hội: “Phao cứu sinh” cho người lao động xa quê

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, giấc mơ "an cư lạc nghiệp" luôn là khát khao cháy bỏng của hàng triệu người lao động. Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng "leo thang", nhà ở xã hội nổi lên như một "phao cứu sinh", mang đến cơ hội sở hữu mái ấm cho những gia đình có thu nhập thấp.
Quả ngọt từ tình yêu dành trọn với nghề của một cô giáo

Quả ngọt từ tình yêu dành trọn với nghề của một cô giáo

Danh hiệu Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; nhiều giấy khen, bằng khen và cả sự trân quý của đồng nghiệp, học trò… chính là quả ngọt từ tình yêu dành trọn với nghề của cô giáo viên Nguyễn Thị Thu Huyền Trường THCS Quang Trung, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Cán bộ dôi dư tìm kiếm cơ hội việc làm

Cán bộ dôi dư tìm kiếm cơ hội việc làm

Khi bộ máy hành chính tinh gọn, khi những thay đổi về tổ chức là điều tất yếu của sự phát triển, nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải đối diện với thực tế rằng công việc quen thuộc của họ có thể không còn nữa. Không ít người đã cống hiến cả chục năm cho cơ quan nhà nước, nay phải đối mặt với câu hỏi lớn: Tiếp tục con đường nào khi đã rời khỏi hệ thống hành chính công?
Quyền và nghĩa vụ của người thuê, mua nhà ở xã hội

Quyền và nghĩa vụ của người thuê, mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội mang đến cơ hội an cư lạc nghiệp cho nhiều người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui sở hữu “mái ấm” mơ ước, người mua, thuê nhà ở xã hội cũng cần nắm rõ những quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm để đảm bảo cuộc sống ổn định và lâu dài.
7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?