Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh với với Tạp chí Lao động và Công đoàn về những trăn trở của các cán bộ công chức, viên chức sau sáp nhập.
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội. |
PV: Việc sáp nhập các cơ quan, tổ chức sẽ dẫn đến những thay đổi về nhân sự, và việc một số cán bộ công chức, viên chức phải chuyển công tác hoặc nghỉ việc là điều khó tránh khỏi. Vậy, theo ông chúng ta cần giải quyết vấn đề này như thế nào?
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: Để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, theo tôi chúng ta có thể xem xét 5 giải pháp sau.
Thứ nhất, đánh giá và bố trí lại nhân sự. Thực hiện đánh giá kỹ năng và năng lực của từng cá nhân để tìm ra vị trí phù hợp trong tổ chức mới. Điều này giúp tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có. Tránh thất thoát những người có năng lực thực sự.
Thứ hai, đào tạo và tái đào tạo. Cung cấp các chương trình đào tạo và tái đào tạo để giúp nhân sự thích nghi với yêu cầu công việc mới hoặc chuyển đổi sang các lĩnh vực khác.
Thứ ba, chính sách hỗ trợ. Xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính hoặc tư vấn nghề nghiệp cho những công chức, viên chức phải nghỉ việc, giúp họ tìm kiếm cơ hội mới.
Thứ tư, truyền thông minh bạch. Đảm bảo thông tin về quá trình sáp nhập và các thay đổi liên quan được truyền đạt một cách minh bạch và kịp thời để giảm bớt lo lắng của công chức, viên chức và tạo sự đồng thuận.
Thứ năm, khuyến khích sự tham gia. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia vào quá trình ra quyết định hoặc đóng góp ý kiến về bố trí nhân sự, giúp họ cảm thấy được coi trọng và có động lực hơn.
- Sau sáp nhập, vấn đề cán bộ công chức, viên chức trăn trở nhất là ảnh hưởng đến đời sống của mỗi cá nhân và gia đình. Ông có thể chia sẻ về những lo lắng này?
Những lo lắng của cán bộ, công chức, viên chức về việc ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và gia đình khi phải nghỉ việc là hoàn toàn dễ hiểu và chính đáng. Việc mất đi nguồn thu nhập ổn định có thể gây ra nhiều áp lực tài chính và tâm lý.
Do đó, tôi thấy cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như hỗ trợ tài chính hợp lý. Việc hỗ trợ từ một đến hai tháng lương, hoặc thậm chí một năm lương có thể giúp giảm bớt áp lực tài chính trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm ảo sự ổn định cho gia đình công chức, viên chức trong dài hạn.
Tư vấn và hỗ trợ tâm lý. Cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý để giúp những người bị ảnh hưởng vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời hỗ trợ họ trong việc tìm kiếm cơ hội mới.
Tạo cơ hội việc làm mới. Hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác để tìm kiếm cơ hội việc làm mới cho những người bị ảnh hưởng.
Chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội. Đảm bảo rằng những người nghỉ việc được tiếp cận với các chương trình bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội để hỗ trợ họ trong thời gian tìm kiếm công việc mới.
Việc giải quyết những lo lắng này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình sáp nhập.
Video: ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa nêu một số giải pháp đối với những công chức, viên chức chuyển công tác hoặc nghỉ việc sau khi sáp nhập các cơ quan.
- Ông có đề xuất, kiến nghị gì để hỗ trợ cho đời sống các cán bộ công chức, viên chức sau sáp nhập?
Việc hỗ trợ các cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Một là, cần có những chương trình hỗ trợ tài chính dài hạn. Ngoài việc hỗ trợ một khoản tài chính ban đầu đủ lớn, thì cũng cần có các chương trình hỗ trợ tài chính dài hạn như vay vốn ưu đãi hoặc trợ cấp sinh hoạt để giúp các cán bộ công chức vượt qua giai đoạn chuyển đổi.
Hai là, đào tạo và nâng cao kỹ năng. Tổ chức các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng để giúp cán bộ, công chức, viên chức nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu công việc mới hoặc chuyển đổi sang các ngành nghề khác.
Ba là, tư vấn nghề nghiệp. Cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp để giúp họ định hướng lại sự nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm mới phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
Bốn là, khuyến khích khởi nghiệp. Cung cấp các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm đào tạo, tư vấn và hỗ trợ tài chính, để khuyến khích họ tự tạo ra cơ hội việc làm cho bản thân và cộng đồng.
Những đề xuất trên cần được thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt để đảm bảo cho các cán bộ công chức được hỗ trợ tối đa trong quá trình chuyển đổi, đồng thời góp phần ổn định gia đình, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Ông Phạm Trọng Nghĩa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Luật học tại Đại học Brunel, Vương quốc Anh (2010). Sau đó, ông hoàn thành Chương trình Nghiên cứu Sau Tiến sĩ về Quản trị toàn cầu tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ (2016) và tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh (2017). |
Trân trọng mời độc giả xem thêm bài viết cùng chủ đề:
|