agribank-plus-4112024-522025

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

TS. Nguyễn Văn Đáng, Nhà nghiên cứu Quản trị công và chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn về những giải pháp hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tiến hành tinh gọn tổ chức bộ máy.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập
TS Nguyễn Văn Đáng - Nhà nghiên cứu Quản trị công và chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

-PV: Việc sáp nhập, sắp xếp lại bộ máy là cần thiết. Tuy nhiên, chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sẽ là một bài toán cần giải quyết bởi lương cán bộ, công chức lúc đi làm cũng chỉ đủ chi phí sinh hoạt cơ bản, nên khi nghỉ việc sẽ không có tiền tích lũy dẫn đến cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?

-TS. Nguyễn Văn Đáng: Phải thẳng thắn nhìn nhận thì chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiện nay về cơ bản vẫn còn nhiều bất cập, với nhiều người thì có thể chưa đảm bảo được một cuộc sống ổn định, yên tâm và an toàn về mặt xã hội, mặc dù Đảng và Nhà nước đã rất cố gắng và nỗ lực cải cách chế độ tiền lương trong nhiều năm gần đây.

Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thì Nhà nước cũng sẽ có chính sách hỗ trợ với những người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng sự bù đắp, hỗ trợ cũng sẽ chỉ ở một mức độ nhất định. Cho nên, đặc biệt là với những người phải rời khỏi cơ quan nhà nước hoặc rời khỏi chức vụ mà họ đang đảm nhận thì cuộc sống của họ sẽ có thể bị ảnh hưởng, cả về tư tưởng, tâm lý, lợi ích, công việc và cuộc sống trong tương lai.

Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước có thể giúp những người rời khỏi khu vực Nhà nước đảm bảo cuộc sống trong một khoảng thời gian trước mắt, có thể từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng sau đó quá trình thích ứng với công việc mới, tìm công việc mới như thế nào là cả một vấn đề. Không phải ai cũng có điều kiện, đủ khả năng và tâm thế để có thể thích ứng thành công với sự biến động lớn về công việc như lần này.

Sau khi cán bộ công chức, viên chức, người lao động rời cơ quan nhà nước và nhận sự bù đắp của nhà nước thì cũng rất khó để nói nhà nước tiếp tục hỗ trợ. Khi đã trở thành một công dân bình thường thì những người gặp khó khăn có thể đề nghị sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành khác trong hệ thống chính trị theo chính sách nói chung như với mọi công dân khác.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập
Chính phủ sẽ sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách bù đắp và hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi tinh gọn bộ máy. Ảnh minh hoạ

Ví dụ, nếu sau một thời gian mà ai không tìm được việc làm hay không kịp thích ứng với môi trường xã hội mới và trở thành đối tượng yếu thế, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khi đó phải tính đến các biện pháp hỗ trợ thông qua các chính sách truyền thống như xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ việc làm, đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp… đây là những chính sách chung của nhà nước.

Tôi tin là Chính phủ sẽ sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách bù đắp và hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi tinh gọn bộ máy. Sau tinh giản có những người thích ứng tốt thậm chí phát triển nhanh hơn, như mở cửa hàng hoặc kinh doanh buôn bán các mặt hàng khác từ nguồn vốn tích luỹ trước đó hoặc từ nguồn tiền hỗ trợ sau sáp nhập.

Tuy nhiên, cũng có thể có những người gặp phải khó khăn bởi khả năng, điều kiện không cho phép. Khi đó, một trong những định hướng giải pháp là các cơ quan mà họ từng công tác có thể tiếp tục theo dõi thông tin để kết nối và khi có nhu cầu cần hỗ trợ thì cơ quan có thể tính toán phương án bổ sung, nhằm giúp những người lao động cũ thích ứng với hoàn cảnh mới.

-Có ý kiến đề xuất, mỗi cấp có thể dành một nguồn ngân sách hỗ trợ đủ để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư sau sáp nhập có thể lo cho cuộc sống của mình trong giai đoạn trước mắt. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Đề xuất tạo ra nguồn kinh phí như một quỹ hỗ trợ của các cấp hoặc cơ quan mới còn phụ thuộc vào khả năng của từng cơ quan. Về mặt chính sách riêng của cơ quan, tôi đồng tình với giải pháp này.

Theo đó, mỗi cơ quan mới sáp nhập có thể thành lập quỹ thông qua nhiều nguồn ủng hộ để tạo ra quỹ này, như một phần từ ngân sách nhà nước hỗ trợ, phúc lợi của cơ quan và đặc biệt là sự đóng góp của người lao động đang làm việc.

Họ có thể đóng góp vào quỹ này để hỗ trợ nhóm đồng nghiệp bị ảnh hưởng. Liên quan đến quỹ hỗ trợ của từng cấp thì lại phải phụ thuộc vào mỗi đơn vị cụ thể và các cơ quan này có đủ khả năng để làm hay không.

Về mặt chính sách, tôi cho rằng rất nên làm nhưng năng lực của mỗi cơ quan có thể làm được hay không thì cũng không đơn giản. Do đó, trước tiên vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ chính thức của Nhà nước thông qua các chính sách có thể thời gian tới sẽ được ban hành hướng dẫn thực hiện, như hỗ trợ bao nhiêu tháng lương, người xin về sớm trước thời hạn thì được hưởng như thế nào, người rời chức vụ thì như thế nào… những vấn đề này cần có sự hướng dẫn cụ thể của Chính phủ thì mới có thể làm được.

-Theo ông, để hỗ trợ cho các cán bô, công chức, viên chức và người lao động dôi dư thì có cần cần thiết phải ban hành thêm những chính sách đủ mạnh và nổi trội nhằm hỗ trợ cho các đối tượng bị chịu tác động trong quá trình sáp nhập và sắp xếp hay không?

Nói về một chính sách hỗ trợ mạnh và nổi trội để dành cho các cán bộ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập thì cũng rất khó. Vì người lao động trong hệ thống chính trị nói chung cũng chỉ là một nhóm xã hội. Hiện nay Chính phủ cũng đang phải chăm lo cho nhiều nhóm khác. Do đó, chúng ta không thể coi đây là nhóm quá đặc biệt.

Theo thông tin tôi được biết, TP. HCM dự kiến chi 175 tỷ đồng để hỗ trợ cho các trường hợp cán bộ nghỉ do tinh giản biên chế, cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính, nghỉ công tác trước tuổi…

Mức hỗ trợ này là sự cố gắng của TP. HCM nhưng không quá đặc biệt, vì đây cũng chỉ là một nhóm mà chính quyền phải chăm lo. Cho nên, theo quan điểm cá nhân tôi, chúng ta không thể thực hiện hay ban hành những chính sách hỗ trợ quá vượt trội so với các nhóm vẫn đang cần sự hỗ trợ khác.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập
Việc sáp nhập, sắp xếp lại bộ máy là cần thiết. Tuy nhiên, chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sẽ là một bài toán cần giải quyết. Ảnh minh hoạ

Bởi lẽ, nếu chúng ta coi những công chức, viên chức bị ảnh hưởng do tinh gọn bộ máy là nhóm đặc thù và có những ưu đãi vượt trội so với các nhóm lao động khác trong xã hội thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng.

Để bù đắp những thiệt thòi, Chính phủ sẽ sớm ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù cho nhóm này, cùng với đó là các chế độ về lương hưu hoặc các khoản thu nhập khác vẫn được đảm bảo.

Do đó, theo quan điểm của tôi, các chính sách của Chính phủ chỉ có thể hỗ trợ nhóm này một cách thoả đáng nhất có thể, tránh tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, cũng như những giới hạn về nguồn lực của Nhà nước.

-Ông có đề xuất, kiến nghị gì để hỗ trợ cho đời sống cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập, sắp xếp lại?

Về tổng thể, cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng sau sáp nhập, sắp xếp. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị nên phân chia cụ thể các nhóm bị ảnh hưởng khác nhau, như nhóm lãnh đạo và quản lý, nhóm công chức, viên chức, nhóm người lao động.

Trong nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý thì sẽ có những người phải thuyên chuyển vị trí hoặc nơi làm việc, có người thậm chí phải rời bỏ chức vụ đang nắm giữ.

Với nhóm người lao động thì sẽ có nhóm thuyên chuyển công việc, nhóm chủ động xin nghỉ việc sớm, hoặc nhóm buộc phải chấm dứt công việc… Đây là những nhóm khác nhau với mức độ ảnh hưởng khác nhau nên cần có hướng dẫn chi tiết và cụ thể.

Hỗ trợ các nhóm này như thế nào thì cần phải có sự tính toán. Tuy nhiên, vấn đề chung hiện nay là mức lương của chúng ta thấp cho nên dù có cố gắng đến mấy thì có thể dự báo số kinh phí hỗ trợ mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị ảnh hưởng được nhận cũng chỉ ở mức độ nào đó thôi.

Vì thế, vấn đề đặt ra là sự hỗ trợ thế nào để họ có thể ổn định cuộc sống trong thời gian trước mắt và sớm tìm được công việc mới, phù hợp với khả năng để ổn định cuộc sống về lâu dài.

Liên quan đến chính sách, trong việc nhận hỗ trợ cũng có thể tính đến việc thanh toán một lần hay nhiều lần. Đây cũng là giải pháp có thể đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

Ví dụ, thanh toán trong 18 tháng hay 24 tháng để đảm bảo Chính phủ vẫn luôn sát cánh bên cạnh người lao động, và người lao động vẫn giữ được khoản kinh phí hỗ trợ để bảo đảm cuộc sống, không sử dụng kinh phí hỗ trợ sai mục đích hoặc lãng phí.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Người lao động 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ 01/7/2025? Người lao động 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ 01/7/2025?

Người lao động 60 tuổi chưa đáp ứng điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và thêm điều kiện là chưa đủ ...

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán ...

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Để tinh gọn bộ máy thành công và đạt được sự đồng thuận trong quá trình cải cách, cần thiết phải có các chính sách ...

Tết Công đoàn đặc biệt của anh thợ may

Tết Công đoàn đặc biệt của anh thợ may

Ngày 12/1, anh Lê Văn Đức, công nhân vận hành máy may công nghiệp tại Công ty CP May Minh Anh - Kim Liên, khoác lên mình bộ đồng phục chỉnh tề.
Thời tiết 3 miền sắp tới biến động ra sao, người lao động lưu ý gì?

Thời tiết 3 miền sắp tới biến động ra sao, người lao động lưu ý gì?

Thời gian tới, thời tiết tại ba miền Bắc, Trung và Nam sẽ có nhiều biến động và sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của không khí lạnh, các hệ thống áp thấp.
Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.
Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.
Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Trong bối cảnh năm 2024 với nhiều thách thức từ thiên tai, biến động giá cả, và nguồn nhân lực khan hiếm, tình hình lương, thưởng Tết năm 2025 tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực, mức tăng đáng kể so với năm trước.
Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Trong những năm qua, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đã trở thành điểm sáng trong hoạt động công đoàn TP. Đà Nẵng.
Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh.
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.