Tăng thời giờ làm thêm: Từ trên 40 giờ và không quá 60 giờ trong một tháng
Kinh tế - Xã hội - 24/03/2022 08:00 NGUYỄN HOÀNG
Đẩy mạnh chương trình “Bảo vệ Blouse trắng” năm 2022 Thực hiện 10.000 sáng kiến trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (giai đoạn 2022 - 2023) |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN |
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết với 100% thành viên tán thành. Nghị quyết nêu rõ, khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì thời giờ làm thêm là trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong một tháng.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Xã hội và cơ quan chủ trì soạn thảo đã thống nhất chỉnh lý tên gọi của Dự thảo Nghị quyết thành: “Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”.
Liên quan đến nội dung về thời giờ làm thêm trong 1 tháng, trong báo cáo giải trình tiếp thu, Ủy ban Xã hội nêu rõ, có 2 nhóm ý kiến về nội dung này.
Nhóm ý kiến thứ nhất (của Ủy ban Xã hội) cho rằng, việc nâng trần thời gian làm thêm giờ trong một tháng lên mức không quá 72 giờ là quá cao mà cơ quan soạn thảo chưa đưa ra căn cứ thuyết phục, đề nghị chỉ nên nâng trần thời gian làm thêm giờ trong một tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 60 giờ, tương ứng với việc được áp dụng thời gian làm thêm tối đa trong một năm từ 200 giờ lên không quá 300 giờ (150%). Đây cũng là ý kiến được Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lựa chọn để thực hiện mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, an toàn lao động của người lao động.
Loại ý kiến thứ hai đồng tình nâng trần thời gian làm thêm giờ trong một tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, đây là mức hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là ý kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Do còn hai loại ý kiến khác nhau, theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội đã xin ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 2 phương án này. Kết quả: 13/18 ý kiến tán thành phương án 1 và 5/18 ý kiến tán thành phương án 2.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh báo cáo tại phiên họp. Ảnh: NGUYỄN HOÀNG |
Về việc mở rộng đối tượng làm thêm giờ trong một năm (Điều 1), tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đa số ý kiến của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Xã hội và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất chỉnh lý Điều 1 của dự thảo Nghị quyết theo hướng bổ sung các trường hợp không thực hiện thời giờ làm thêm theo Nghị quyết này như sau: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Về tổ chức thực hiện (Điều 3), tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, Ủy ban Xã hội và cơ quan chủ trì soạn thảo đã chỉnh lý theo hướng bổ sung để quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc hướng dẫn, triển khai thi hành; chăm lo, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích giữa các bên; hỗ trợ và tăng cường các chế độ phúc lợi cho người lao động để cùng vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; trách nhiệm của người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu việc làm thêm giờ… Đồng thời bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tăng cường tuyên truyền, thông tin để tạo sự đồng thuận khi thực hiện Nghị quyết.
Về hiệu lực thi hành (Điều 4), tiếp thu ý kiến góp ý, Ủy ban Xã hội và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất quy định Nghị quyết có hiệu lực bắt đầu từ 1/4/2022; quy định về thời giờ làm thêm trong một năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 và thể hiện tại Điều 4 Dự thảo Nghị quyết. Thời điểm hết hiệu lực sẽ theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021của Quốc hội.
Công nhân Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Nội). Ảnh: THANH HẢI |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết với 100% thành viên tán thành. Nghị quyết nêu rõ, nếu khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong một tháng.
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, “hậu Covid-19” đang là vấn đề lớn đặt ra và không phải người lao động nào sau khi khỏi Covid-19 cũng có thể duy trì trạng thái sức khỏe, tâm lý tốt để bắt tay ngay vào làm việc. Do đó cần cân nhắc bảo đảm hài hòa lợi ích, giữa lợi ích trước mắt (về kinh tế) và lợi ích lâu dài (về sức khỏe của người lao động) trong giải quyết bài toán thiếu hụt lao động hiện nay.
Nhiều tồn tại và sai phạm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam Thanh tra Bộ Y tế nêu rõ những tồn tại, hạn chế và sai phạm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam ... |
Đang kiện toàn nhân sự lãnh đạo tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam hiện đã hoàn thiện thủ tục giới thiệu nhân sự, xin ý kiến Bộ Y tế ... |
Giá xăng tăng và những vấn đề nóng hổi Cuộc chiến Nga - Ucraina cùng những biến đổi giá cả xăng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 14/12/2024 14:56
Hyundai Grand i10 sớm đạt vị trí bán chạy nhất phân khúc cỡ A dù mới qua 11 tháng
Hyundai Grand i10 có lượng tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đạt hơn 5.000 xe, bỏ xa hai đối thủ xếp sau, trong khi Kia Morning có nguy cơ xếp cuối phân khúc.
Kinh tế - Xã hội - 13/12/2024 16:21
Gần 58.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 11 tháng qua
Với 8.356 xe du lịch xăng dầu bán ra thị trường trong tháng 11, Toyota chiếm gần 19% thị phần, hướng đến kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 13/12/2024 09:24
Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026
Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast vừa được công bố đạt hơn 60%, bao gồm các chi tiết như thân vỏ, động cơ, giảm xóc, trần xe…
Kinh tế - Xã hội - 13/12/2024 09:11
Lượng bán xe VinFast tháng 11/2024 đạt mức kỷ lục
Trong tháng 11/2024, số xe VinFast bán ra theo công bố nhiều hơn số xe bán trong nửa đầu năm 2024 của nhiều hãng xe khác.
Kinh tế - Xã hội - 13/12/2024 08:41
Thêm cơ hội sống cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư giai đoạn cuối, không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện có, mở thêm cơ hội sống cho người bệnh. Dự án này do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt triển khai.
Kinh tế - Xã hội - 13/12/2024 05:31
Honda City bán chạy nhất phân khúc tháng 11/2024, Toyota Vios vẫn đứng số 1 nếu tính từ đầu năm
Toyota Vios có lượng bán cộng dồn 11 tháng đạt 12.706 xe, rộng cửa về nhất phân khúc năm 2024 khi đối thủ xếp sau Accent bán 11.677 xe, và City bán 10.068 xe.
- Hyundai Grand i10 sớm đạt vị trí bán chạy nhất phân khúc cỡ A dù mới qua 11 tháng
- Xử phạt vợ chồng cãi vã, có gì đáng cười?
- Sôi nổi Liên hoan tiếng hát người lao động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải