Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn tại các tỉnh phia Nam
An toàn, vệ sinh lao động - 11/09/2021 00:00 TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học AT và VSLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trò chuyện với đại diện y bác sĩ 22 bệnh viện Trung ương chuẩn bị lên đường vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chống dịch, chiều 4/8. Ảnh: H.P |
Trong 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng, với 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó TP. Hồ Chí Minh có 23.199 doanh nghiệp. Đây là kỷ lục về số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. Do đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam duy trì sản xuất an toàn là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Tác động tiêu cực của dịch bệnh đến sản xuất
Các tỉnh, thành phố phía Nam hiện có 195 KCN, 01 khu công nghệ cao với số lao động trên 2,3 triệu người; 97 cụm công nghiệp với gần 113 ngàn NLĐ. Đến thời điểm hiện nay đã có gần 50% doanh nghiệp dừng hoạt động để phòng, chống dịch hoặc thiếu các nguyên liệu sản xuất, gặp khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa.
TP. Hồ Chí Minh chỉ còn 1.790 doanh nghiệp duy trì hoạt đông; trong đó tại các KCN, KCX có 540 doanh nghiệp (nhưng chỉ vận hành 50% công suất do phải giãn cách lao động). Tại Khu công nghệ cao chỉ còn 52% số doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất.
Tỉnh Bình Dương có 1.886 doanh nghiệp trong KCN, 65 doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp và 1.997 doanh nghiệp bên ngoài KCN đang duy trì được việc làm theo phương thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”. Tỉnh Đồng Nai có 1.156 doanh nghiệp trong KCN, với số lao động 136.730/333.345 người; 118 doanh nghiệp ngoài KCN với số lao động 12.061 người đang duy trì được việc làm theo phương thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”.
Tỉnh Đồng Tháp có 26.880 doanh nghiệp ngừng hoạt động. TP. Cần Thơ chỉ còn 20/170 doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN (chiếm 11,76%), với 2.300/40.526 lao động đang làm việc (chiếm 5,68%); 52/920 doanh nghiệp ngoài KCN đang hoạt động (chiếm 5,65%) với số tổng số 2.384/29.367 lao động (chiếm 8,12%). Như vậy, 65.209 lao động của doanh nghiệp tại Cần Thơ đang phải ngừng việc.
Tổ chức Công đoàn trao tiền hỗ trợ trực tiếp cho công nhân Công ty TNHH Mỹ Tú (Bình Dương) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Đ.T |
Tạo cơ chế cho doanh nghiệp sản xuất an toàn
Sau khi thực hiện “03 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho NLĐ và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19, một bộ phận doanh nghiệp đã duy trì được sản xuất, có phương án, giải pháp tổ chức sản xuất an toàn, được NLĐ hưởng ứng, ủng hộ tham gia. Tuy nhiên, nhiều nhà máy ở các địa phương phía Nam áp dụng "03 tại chỗ" lại đang đối mặt dịch bệnh bùng phát trong khu vực sản xuất và nơi ăn nghỉ của NLĐ; chủ doanh nghiệp lúng túng trong việc tổ chức sản xuất và phương án điều trị, chăm sóc cho trường hợp F0, cách ly F1, F2….
Theo Bộ Công thương, dịch bùng phát tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn KCN, doanh nghiệp chế biến chế tạo, đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt các đơn hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy, nếu không có giải pháp giúp doanh nghiệp sớm quay trở lại sản xuất, khách hàng sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác. Đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.
Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp tái khởi động lại hoạt động sản xuất sau khi dịch được kiểm soát sẽ phải đối mặt với khó khăn về lao động, các thiết bị máy móc, nhà xưởng, bởi nhiều NLĐ có chuyên môn, quen việc, đã được huấn luyện ATVSLĐ, đã phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong tổ, dây chuyền sản xuất đã về quê hoặc nghỉ việc lâu ngày, cùng với máy móc, thiết bị, nhà xưởng bị dừng hoạt động nhiều ngày, cách thức tổ chức sản xuất có thay đổi, dẫn đến rất nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, cháy nổ và ô nhiễm môi trường.
Để tránh những thiệt hại kép, do vừa thiệt hại bởi dịch Covid-19 khi phải dừng sản xuất, lại để xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật, cháy nổ… khi phục hồi sản xuất sau khi đã kiểm soát được dịch; cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt, khoa học, thực tế và linh hoạt từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, nhà máy và NLĐ để có càng nhiều doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản xuất càng tốt, vừa giữ được các máy, thiết bị, nhà xưởng hoạt động, được chăm sóc, bảo trì thường xuyên, vừa giữ được một bộ phận NLĐ làm nòng cốt, tránh tình trạng để nhà máy “chết lâm sàng”, sẽ rất khó để phục hồi sức sản xuất nhanh và an toàn.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân tại Công ty TNHH Dệt may Vinh Hưng (Trà Vinh). |
Thúc đẩy triển khai các giải pháp bền vững
Tổng hợp các nhóm chính sách đã hỗ trợ trong thời gian vừa qua, nhóm chính sách về bảo hiểm đã hỗ trợ cho khoảng gần 11,34 triệu NLĐ với số tiền trên 4.600 tỷ đồng. Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ đến nay đã hỗ trợ được cho khoảng gần 1,7 triệu NLĐ với số tiền gần 2.400 tỷ đồng. Nhóm chính sách cho doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đã cho vay trên 170 tỷ đồng, với 288 người sử dụng lao động và gần 42.400 NLĐ. Tổng cộng đã hỗ trợ cho gần 13,1 triệu lượt NLĐ, trên 375.500 người sử dụng lao động với khoảng gần 7.170 tỷ đồng
Do đó, ngoài việc các địa phương khẩn trương triển khai đúng, đủ gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Bộ Y tế cần ban hành các hướng dẫn, quy trình, nguyên tắc và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp thực hiện "y tế tại chỗ", cách ly y tế tại gia đình, doanh nghiệp, KCN. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ Y tế, trạm Y tế của nhà máy, tự tổ chức xét nghiệm cho NLĐ, kết quả xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch; hướng dẫn xử lý kịp thời với các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" khi phát hiện F0, thực hiện khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm...; tập trung tiêm vắc xin cho NLĐ tại các nhà máy, doanh nghiệp có đông lao động, đang thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, để doanh nghiệp giữ được thị trường, đối tác xuất khẩu. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho rất nhiều lao động.
Đồng thời, cần triển khai ngay những nghiên cứu, đánh giá tác động, cũng như xây dựng ngay những giải pháp, biện pháp, phương án sản xuất an toàn, phù hợp cho từng lĩnh vực, ngành nghề, đơn vị, doanh nghiệp, song song với đó có những chương trình truyền thông, khóa tập huấn, hướng dẫn để các doanh nghiệp, nhà máy triển khai tái sản xuất trong điều kiện an toàn, vệ sinh.
Lớp Tập huấn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho tình nguyện viên do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân và Lao động trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức. |
Các địa phương có NLĐ làm việc tại các tỉnh, thành phố phía Nam chủ động phối hợp với các tỉnh phía Nam cùng chăm lo và có chính sách hỗ trợ cho NLĐ của địa phương mình yên tâm ở lại làm việc. Nâng cao vai trò của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước nhằm tăng cường kết nối cung - cầu lao động, tạo niềm tin cho NLĐ về cơ hội có việc làm, rút ngắn thời gian tìm việc của NLĐ, thời gian tuyển dụng của người sử dụng lao động, tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, góp phần tăng trưởng và giải quyết việc làm cho NLĐ.
Và hơn hết, Nhà nước, các cấp chính quyền cần có giải pháp để việc hỗ trợ cho NLĐ gặp khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm tiền điện, nước, thuê đất... để doanh nghiệp và NLĐ phục hồi sản xuất sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19. Có như vậy doanh nghiệp mới ổn định, phát triển, NLĐ có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cán bộ công đoàn vừa là nguồn tin chính xác, vừa kể câu chuyện xúc động trong đại dịch Theo bà Vũ Thị Giáng Hương, Quyền Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, để công tác thông tin, tuyên truyền trong bối cảnh ... |
Nhiệm vụ cấp bách phòng chống Covid-19 trong các cấp công đoàn Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn vừa ban hành công văn yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương ... |
Khơi dậy tinh thần đoàn kết phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lan rộng như cú đánh bồi vào cơ thể vốn đã ốm yếu của nhiều nền kinh tế. Trong lúc ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?