Tấm vé của Hội An
Kinh tế - Chính sách - 04/04/2023 13:48 MỸ ANH
Cụ thể, theo thông tin từ phía Hội An, thành phố sẽ thu tiền khách du lịch nội địa với giá 80 ngàn đồng, khách quốc tế là 120 ngàn đồng (trước nay vẫn thu khách quốc tế với giá này). Luận điểm được chính quyền thành phố đưa ra là thành phố cần tiền từ vé để “lấy di tích, nuôi di tích”.
Để chứng minh, thành phố cũng dẫn ra hàng loạt con số cho thấy, nhiều di tích ở Hội An đang xuống cấp. Trong khi, nguồn thu chủ yếu của thành phố trước nay đến từ vé vào của khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, Hội An cũng cho rằng việc nhiều hãng lữ hành thu tiền của khách rồi “thả” khách vào thành phố mà không mất đồng vé nào là bất công bằng cho cả thành phố lẫn trải nghiệm của khách.
Đầu tiên, phải khẳng định động cơ của Hội An có lý. Trùng tu, bảo tồn di tích luôn ngốn kinh phí rất khủng khiếp. Hội An là di sản thế giới, nhưng đặc biệt ở chỗ, khu vực được xếp hạng di tích của Hội An rất rộng lớn. Vòng bảo vệ 1 của di tích cũng đã tới cả hàng trăm nóc nhà cổ. Điều này là đặc thù gây nên nhưng trở ngại trong việc bảo tồn cũng như khai thác giá trị di sản.
Bởi, số lượng hạng mục cần bảo tồn lớn hơn, người dân sống cùng di tích nên đặc thù từng nóc nhà cũng phức tạp hơn. Và, việc thu phí cho một hạng mục di tích cũng dễ dàng hơn việc “xoay tiền” cho cả một thành phố di sản. Điểm nghẽn này đưa đến quyết định phải thu vé vào thành phố của chính quyền Hội An.
Và lập tức, khi thông tin này đăng tải trên các phương tiện truyền thông, dư luận phản ứng rất mạnh. Theo khảo sát của báo VnExpress từ sáng nay, 96% độc giả phản đối việc thu phí (với số lượng mẫu tính cho tới hiện tại khoảng 700 người). Nhiều bình luận gay gắt khẳng định họ sẽ không đến Hội An nếu như thành phố thu phí.
Là phóng viên di sản gần chục năm, tôi hiểu cái khó trong quyết định của Hội An. Và Hội An đang đi con đường y hệt làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Hai di tích cũng có đặc thù giống nhau: di tích diện rộng, đan cài cùng đời sống của người dân bản địa.
Cách đây độ gần chục năm, tôi có cầm một tập đơn của người dân Đường Lâm phản đối chính sách này. Họ cho rằng đời sống đảo lộn; con cháu, bạn bè tới chơi phải trình bày rất phức tạp để về thăm người nhà không… “mất vé”. Chưa kể, những vùng phụ cận muốn đi qua làng để đến điểm khác cũng hoàn toàn bị đóng cửa bởi những tấm vé. Đồng nghĩa, lưu lượng giao thông giảm và việc kinh doanh khó khăn hơn.
Đó cũng chính là điều Hội An đang phải đương đầu. Trước khi tìm cách làm truyền thông với du khách, điều cần hơn ở Hội An là sự thông suốt, sự đồng lòng của chính người dân nơi đây- những chủ thể của di sản. Họ sẽ có những thắc mắc và lo ngại hệt như người dân Đường Lâm từng đối mặt: con cháu, bạn bè thăm ra sao? Người thuê nhà ở Hội An để nghỉ dưỡng dài ngày sẽ như nào? Hay đơn giản là giờ shipper có vào cửa nhà họ được hay không?
Hội An đã lựa chọn nhưng thành phố cũng cần tính toán kỹ hơn việc đa dạng hóa nguồn thu hơn là chỉ chăm chăm vào tấm vé. Việc thu vé vào một thành phố có lẽ là “vô tiền khoáng hậu” nhưng nếu Hội An quyết thử nghiệm thì cũng không có gì quá to tát tới mức “không ai tới Hội An” như nhiều người lo ngại.
Điều cần là quyết định như này cần làm đồng bộ, có đường tiến đường lùi, có sự đồng lòng của Nhân dân. Và hơn cả là có cả người đứng ra chịu trách nhiệm nếu quyết định gây ảnh hưởng tới đời sống người dân cũng như cản trở cho việc phát triển du lịch của thành phố.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.