Tài hoa đôi tay người thợ tạc tượng Phật ở Sơn Đồng
Kinh tế - Xã hội - 05/06/2024 10:28 Trịnh Thông Thiện
Thợ cơ khí Hải Phòng tự sản xuất hàng loạt ô tô điện, giá chỉ vài chục triệu đồng |
Theo Ngọc phả Thần tích đền thờ cụ tổ nghề tạc tượng tại đền Thượng, xã Sơn Đồng, được soạn năm 976 triều Tiền Lê, tại làng Sơn Đồng thờ cụ Đức thánh Đào Trực. Cụ là người đã có công “phục nghệ giáo dân”, tức khôi phục nghề và dạy học cho dân. Sau khi cụ qua đời, nhà vua lệnh cho bản trang Sơn Đồng lập miếu, tạc tượng thờ.
Người được bản trang Sơn Đồng tôn cụ là “Công sư phục nghệ” và thờ làm nghệ sư tổ.
Ngoài một quy trình chung cha ông truyền lại, thì mỗi nghệ nhân, người thợ làng Sơn Đồng lại có những bí truyền hay thủ pháp mang phong cách riêng của mình. Khâu đầu tiên nhưng rất quan trọng đó là khâu chọn gỗ. Và gỗ mít chính là nguyên liệu tốt nhất để đục tượng. |
Hơn 1.000 năm qua, trải qua bao thăng trầm biến cố, đất Sơn Đồng chưa ngày nào vắng tiếng đục đẽo để tạo ra những pho tượng linh thiêng. Hầu như ở các di tích đền, chùa, phủ... trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ đều có dấu ấn bàn tay tài hoa, khéo léo của nghệ nhân làng mỹ nghệ Sơn Đồng.
Làng nghề Sơn Đồng hiện nay có hơn 300 hộ gia đình sản xuất chuyên nghiệp, quy tụ 3.000 - 4.000 thợ lành nghề trong tổng số hơn 8.000 nhân khẩu của xã. Trong số tay thợ lành nghề của Sơn Đồng có đến hơn một nửa là thợ giỏi và được tôn vinh, phong danh hiệu nghệ nhân.
Dụng cụ để nghệ nhân làng Sơn ĐỒng tạc tượng chủ yếu là các loại đục đủ kích cỡ. |
Bằng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng Sơn Đồng đã “thổi hồn” vào những khúc gỗ mộc mạc, khô khan tạo ra những sản phẩm với nét tinh hoa, độc đáo riêng biệt.
Anh Nguyễn Lương Minh, một người thợ làng nghề Sơn Đồng cho biết, để chế tác ra một sản phẩm không hề đơn giản, đặc biệt là trong việc chế tác tượng thờ lại càng quan trọng hơn do phải tuân thủ theo các tính chất của tôn giáo. Đồng thời, để bức tượng “sống” đòi hỏi những nghệ nhân thật sự tài hoa và có phẩm hạnh, tâm linh mới tạo nên được cái thần cho các pho tượng.
Dưới bàn tay tài hoa của người thợ Sơn Đồng, các khúc gỗ được“lột xác” thành những bức tượng tinh tế. |
Anh Minh cho biết thêm: “Thời gian để tạc một pho tượng Phật là vô kể, bởi khi tâm trạng không tốt, mấy ngày cũng không tạc được một pho tượng. Nhưng khi tinh thần thoải mái, tập trung vào công việc thì tạc tượng sẽ nhanh, pho tượng cũng sẽ có hồn. Trong quá trình tạc tượng Phật, khó nhất vẫn là khuôn mặt. Bởi một pho tượng có hồn hay không và thể hiện tài hoa của người thợ là thể hiện qua khuôn mặt. Để làm được điều này, người thợ phải hiểu rõ về lịch sử, tính cách đặc trưng, những biểu hiện trên khuôn mặt của từng vị Phật, Đức Thánh"…
Quả thật, người Sơn Đồng có bí quyết và kinh nghiệm điêu khắc riêng. Từ cách chọn gỗ, cách chế tác đều được thực hiện công phu tỉ mỉ, kết hợp với bàn tay khéo léo để tạo nên một sản phẩm có chất lượng.
Theo kinh nghiệm cha ông làng nghề này để lại, loại gỗ để làm nên tượng Phật chuẩn xác phải là gỗ mít già, có tuổi tầm 500 - 700 năm mới lấy được lõi làm nên tượng nguyên bản. Nhưng ngày nay, rất hiếm cây mít lớn tuổi như vậy nên tượng được chắp ghép từ nhiều cây gỗ mít tốt nhỏ hơn, tạc thành.
Những xưởng nghề của làng nay đã chuyển dần sang chuyên môn hóa, chuyên từng công đoạn. Có xưởng chuyên làm phần mộc, xưởng chuyên hoàn thiện sơn son thiếp vàng để rồi tạo ra những sản phẩm tinh tế. |
“Để tạc được tượng Phật, người thợ phải trải qua quá trình học lâu dài, từ việc nhớ chi tiết đặc điểm của từng vị Phật đến việc tạo khối, chạm khắc…
Đối với những người khéo tay, chăm chỉ mất khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm để học, còn có người mất 10 năm mới có thể tạc được tượng Phật.
Điều đặc biệt, những người thợ Sơn Đồng khi tạc tượng Phật không cần sử dụng đến hình ảnh mẫu và chính từ đó, người dân chúng tôi tạo nên những sản phẩm và thương hiệu riêng cho làng nghề Sơn Đồng. Pho tượng lớn nhất mà xưởng chúng tôi đã thực hiện là bức tượng Phật A Di Đà cao 7,5m và nặng 10 tấn. Chúng tôi có những người thợ lành nghề nhất nên chúng tôi rất tự tin”, anh Nguyễn Hữu Quang, một người thợ lành nghề trong làng chia sẻ.
Ở Sơn Đồng, mỗi người thợ tùy thuộc vào độ lành nghề sẽ tạc từng bộ phận trên pho tượng. |
Sản phẩm điêu khắc gỗ Sơn Đồng thường xuyên được gửi tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Những nét tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làng Sơn Đồng đã để lại dấu ấn ở khắp nơi.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, người thợ Sơn Đồng còn sáng tạo làm tượng chân dung, tượng mỹ nghệ để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của các đối tác nước ngoài. Không ít Việt kiều sau khi đến tham quan làng nghề Sơn Đồng đã đặt hàng, thậm chí còn mời thợ ra nước ngoài để xây chùa, đình phục vụ cộng đồng người Việt.
Giờ đây, giá trị của những bức tượng được nâng lên hơn trước rất nhiều, có một số bức tượng khách hàng đặt mua với mức giá hơn 100 triệu đồng.
Một góc xưởng tạc tượng ở làng nghề tạc tượng Sơn Đồng. |
Đặc biệt hơn, mỗi một sản phẩm làm ra đều được người dân Sơn Đồng trân trọng và tôn kính nên thường gọi những bức tượng Phật là "Ông Tượng", "Ngài Tượng". Những bức tượng gỗ được mang đi đều xếp đặt theo ngôi thứ rất rõ ràng. Những chi tiết nhỏ ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng đã hình thành một nếp văn hóa trân quý ở làng nghề này.
Pho tượng này cần từ 4 đến 5 tháng để hoàn thành riêng phần mộc. |
Các pho tượng hoàn thành công đoạn mộc. |
Công đoạn đo gỗ để định hình bức tượng được tạc của nghệ nhân làng Sơn Đồng. |
Công đoạn “hom” tượng bằng sơn trộn đất phù sa, sau đó dùng nước và giấy ráp mài sao cho tượng thật phắng nhẵn. |
Công đoạn sơn son thếp vàng cho tượng Phật. |
Dưới bàn tay tài hoa của người thợ Sơn Đồng, các khúc gỗ được “lột xác” thành những bức tượng tinh tế.
Mời các bạn xem về Sơn Đồng video do Anvientv thực hiện.
Những người thợ làm "hoa xương rồng" nở rựcTừ người thợ thành lãnh đạo công đoànĐồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động