Quy định về tiền lương: người sử dụng lao động và người lao động cần biết
Pháp luật lao động - 15/10/2023 16:36 ĐỖ LÂM
Đồng chí Lê Quang Huy, Trưởng Phòng Chính sách Người có công và Bảo biểm xã hội, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng trao đổi về quy tiền lương trong Bộ luật Lao động năm 2019. Ảnh: ĐỖ LÂM |
PV: Thưa đồng chí, tiền lương là vấn đề được nhiều NLĐ quan tâm; xin đồng chí cho biết quy định về tiền lương hiện nay như thế nào?
Đồng chí Lê Quang Huy: Tiền lương là nội dung quan trọng trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà NLĐ và NSDLĐ cần phải tìm hiểu ngay từ khi thương lượng để tiến đến giao kết HĐLĐ.
Các Điều 90 và 91 Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ) quy định về tiền lương, mức lương tối thiểu.
Cụ thể, tiền lương là số tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. NSDLĐ phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định về mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động.
Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với NLĐ làm việc cho NSDLĐ theo vùng như sau:
Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, trên địa bàn huyện tỉnh Lâm Đồng các địa phương thuộc vùng II gồm thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc; địa phương thuộc vùng III gồm các huyện Đức Trọng, Di Linh; các huyện còn lại thuộc vùng IV.
Đồng thời, Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng không quy định về mức lương trả cho NLĐ đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng tương ứng. Tuy nhiên, đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho NLĐ so với quy định tại nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Sở LĐ-TBXH tỉnh Lâm Đồng tuyên truyền, phổ biến về quy tiền lương trong Bộ luật Lao động năm 2019. Ảnh: ĐVCC |
PV: Trách nhiệm của NSDLĐ trong thực hiện pháp luật về tiền lương như thế nào thưa đồng chí?
Đồng chí Lê Quang Huy: NSDLĐ cần nắm chắc những quy định pháp luật về tiền lương để thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với NLĐ, đó là:
Thứ nhất là, về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động được quy định tại Điều 93 BLLĐ.
NSDLĐ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong HĐLĐ và trả lương cho NLĐ.
Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Thứ hai là, nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 94 BLLĐ: NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp.
NSDLĐ không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ; không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định.
Thứ ba là, việc trả lương, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương cho NLĐ được quy định tại các Điều 95; 96; 97 BLLĐ.
Cụ thể, NSDLĐ trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. Tiền lương ghi trong HĐLĐ và tiền lương trả cho NLĐ bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp NLĐ là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Về hình thức trả lương, NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Sở LĐ-TBXH tỉnh Lâm Đồng tuyên truyền, phổ biến về quy tiền lương trong Bộ luật Lao động năm 2019. Ảnh: cắt từ bài giảng |
Về kỳ hạn trả lương, NLĐ hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. NLĐ hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.
Đồng thời, hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán cũng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
PV: Trong quan hệ lao động, NLĐ cần biết những quy định về tiền lương như thế nào thưa đồng chí?
Đồng chí Lê Quang Huy: Trong quan hệ lao động, NLĐ cần tìm hiểu những quy định pháp luật về tiền lương để tự bảo vệ quyền, lợp ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Một là, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm tại Điều 98 BLĐ. Cụ thể, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
Đối với NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường; làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Sở LĐ-TBXH tỉnh Lâm Đồng tuyên truyền, phổ biến về quy tiền lương trong Bộ luật Lao động năm 2019. Ảnh: ĐVCC |
Về cách tính tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm và tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm còn được hướng dẫn cụ thể tại các Điều 55; 56; 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Hai là, tiền lương ngừng việc được quy định Điều 99 BLLĐ. Cụ thể, trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau:
Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương theo HĐLĐ; nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Ba là, việc trả lương thông qua người cai thầu được quy định tại Điều 100 BLLĐ. Cụ thể:
Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì NSDLĐ là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những NLĐ làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân thủ quy định của pháp luật về trả lương, an toàn, vệ sinh lao động.
Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho NLĐ thì NSDLĐ là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi cho NLĐ. Trong trường hợp này, NSDLĐ là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Bốn là, về tạm ứng tiền lương theo quy định tại Điều 101 BLLĐ: NLĐ được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
NSDLĐ phải cho NLĐ tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo HĐLĐ và NLĐ phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. NLĐ nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
Khi nghỉ hằng năm, NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Năm là, Điều 102 BLLĐ quy định về khấu trừ tiền lương như sau: NSDLĐ chỉ được khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này. NLĐ có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của NLĐ sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Sáu là, chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp được quy định tại Điều 103 BLLĐ đó là: Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với NLĐ được thỏa thuận trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của NSDLĐ.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là quy định bắt buộc Bạn đọc ngoducminhxx@gmail.com gửi thư hỏi: Quy định về đối thoại định kỳ tại nơi làm việc như thế nào? Thành phần tham gia? Nếu ... |
Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi Thời giờ làm việc, các quy định làm thêm giờ đối lao động dưới 18 tuổi (chưa thành niên) được quy định rất rõ trong ... |
Lộ trình cải cách tiền lương đến năm 2024 Sau khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2023, vấn đề cải cách tiền lương 2024 được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức quan ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.