Thứ năm 09/05/2024 12:15

Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi

Sổ tay pháp luật - Ý YÊN

Thời giờ làm việc, các quy định làm thêm giờ đối lao động dưới 18 tuổi (chưa thành niên) được quy định rất rõ trong Bộ luật Lao động năm 2019.

Về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên, tại Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ: Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách; Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi

Các lao động thời vụ (nhiều em dưới 18 tuổi) xếp hàng chờ phỏng vấn để vào làm việc thời vụ tại một công ty điện tử ở Thái Nguyên - Ảnh: NVCC

Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Điều 144 Bộ luật lao động 2019 có quy định 4 nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên, trong đó quy định: “Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu”.

Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên như sau:

Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/03/2021 quy định về các trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, cụ thể tại phụ lục V ban hành kèm theo gồm:

I. Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ

1. Biểu diễn nghệ thuật.

2. Vận động viên thể thao.

3. Viết văn, viết báo.

4. Lập trình phần mềm.

5. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; làm giấy dó; làm nón lá; se nhang; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen.

6. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

7. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

8. Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ trường hợp vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

9. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

10. Đưa tin, thư bưu phẩm, bưu kiện; đóng gói bưu phẩm.

11. Bán hàng tận nhà; bán hàng qua điện thoại; bán hàng trực tuyến.

12. Đánh giày; chế biến, bán hàng thực phẩm trên hè phố.

13. Gia sư; quét dọn, giúp việc trong các gia đình; phụ giúp vệ sinh nhà cửa.

14. Bảo vệ, trông xe các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng.

15. Thu tiền từ máy bán hàng tự động, ghi số từ các đồng hồ; thu ngân, bán hàng trong siêu thị.

16. Công việc trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê: lễ tân, pha chế đồ uống, phụ bàn, phụ bếp, đầu bếp, tạp vụ.

17. Công việc văn phòng: photo, đánh máy, trực điện thoại.

18. Dịch vụ bán hàng: quần áo, giày dép, sách báo, tạp hóa.

19. Sơ chế nông sản: phân loại, gọt vỏ, bóc vỏ, tách nhân, đóng gói.

20. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

21. Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi giun, dế, côn trùng không độc hại, nguy hiểm.”

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;

Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;

Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.”

Do đó, nếu người lao động dưới 18 tuổi làm quá thời giờ làm việc theo quy định tại Điều 146 Bộ luật lao động nhưng thuộc trường hợp các công việc được làm thêm giờ quy định tại điều Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động không bị xử phạt.

Nếu người lao động dưới 18 tuổi làm quá thời giờ làm việc theo quy định tại Điều 146 Bộ luật lao động các công việc không thuộc danh mục được làm thêm giờ quy định tại Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/03/2021 quy định về các trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm việc vào ban đêm, cụ thể tại phụ lục V ban hành kèm theo gồm: biểu diễn nghệ thuật và vận động viên thể thao.

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức

Dù được Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hoá) cử đi thực tập trải nghiệm nghề, song trên thực tế các ...

Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam

Làm việc trên cao là công việc phổ biến đặc trưng trong lĩnh vực thi công xây dựng, cùng với các lĩnh vực sửa chữa ...

Bộ LĐ-TB&XH ban hành hướng dẫn thực hiện quy định về tăng giờ làm thêm Bộ LĐ-TB&XH ban hành hướng dẫn thực hiện quy định về tăng giờ làm thêm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) vừa ban hành Công văn 1312/LĐTBXH-ATLĐ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Sổ tay pháp luật -

Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hiểu là việc người lao động hưởng quyền lợi BHTN đúng ra được nhận từ trước đó nhưng vì một số lý do nào đó mà chưa nhận hoặc chưa nhận đủ nên thực hiện truy lĩnh lại.

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ một lần?

Pháp luật lao động -

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ một lần?

Hiện tại, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) không có quy định về việc hủy thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Rút bảo hiểm xã hội một lần rồi có đóng lại được không?

Pháp luật lao động -

Rút bảo hiểm xã hội một lần rồi có đóng lại được không?

Trường hợp đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và khi đi làm ở công ty mới có được đóng lại BHXH không là mối quan tâm của nhiều người lao động.

Trường hợp nào NLĐ dừng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần ngay?

Pháp luật lao động -

Trường hợp nào NLĐ dừng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần ngay?

Có 4 trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ngay mà không phải chờ một năm sau khi chấm dứt đóng BHXH tự nguyện.

Những trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay

Pháp luật lao động -

Những trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần trong công nhân, lao động thời gian qua có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, những nội dung liên quan đến vấn đề này đang được nhiều người hết sức quan tâm.

Thủ tục và chi tiết cách tính số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Pháp luật lao động -

Thủ tục và chi tiết cách tính số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Muốn hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, cần những thủ tục gì? Cách tính số tiền bảo hiểm xã hội một lần ra sao?

Bản tin công nhân: Doanh nghiệp không còn khả năng đóng BHXH, quyền lợi người lao động giải quyết sao? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Doanh nghiệp không còn khả năng đóng BHXH, quyền lợi người lao động giải quyết sao?

Bản tin công nhân ngày 8/5 gồm những nội dung: Tặng 100 chỉ vàng cho người lao động cống hiến lâu năm; Làm công nhân cao su, đời sống khấm khá; Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan BHXH để lừa đảo...

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc? Tôi công nhân

Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc?

Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III Hoạt động Công đoàn

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III

LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lần thứ III.
Bản tin công nhân: Thợ mỏ lương gần 400 triệu đồng/năm: Ngày nào cũng xuống hầm sâu trăm mét Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Thợ mỏ lương gần 400 triệu đồng/năm: Ngày nào cũng xuống hầm sâu trăm mét

Bản tin công nhân ngày 7/5 gồm những nội dung chính: Công nhân Đà Nẵng lo "lương chưa tăng chủ trọ đã tăng giá"; Lương 2 triệu, nghề nấu ăn cấp mầm non được đề xuất là công việc nặng nhọc; Thợ mỏ lương gần 400 triệu đồng/năm: Ngày nào cũng xuống hầm sâu trăm mét; 7 cặp đôi công nhân cưới tập thể được tặng nhẫn, sổ tiết kiệm...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Người lao động cần những điều kiện gì để được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động cần những điều kiện gì để được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần trong công nhân, người lao động thời gian qua có xu hướng ngày càng gia tăng.

Tiền lương làm thêm giờ ngày 30/4 - 1/5 có phải đóng thuế TNCN hay không?

Sổ tay pháp luật -

Tiền lương làm thêm giờ ngày 30/4 - 1/5 có phải đóng thuế TNCN hay không?

Nhiều người lao động quan tâm tiền lương làm thêm giờ vào ngày 30/4 - 1/5 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?

Có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày 30/4 - 1/5 không?

Sổ tay pháp luật -

Có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày 30/4 - 1/5 không?

Doanh nghiệp mong muốn đẩy nhanh tiến độ công việc có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày 30/4 - 1/5 không?

Dịp lễ 30/4 - 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục, NLĐ dùng phép năm hay đi làm bù cuối tuần?

Sổ tay pháp luật -

Dịp lễ 30/4 - 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục, NLĐ dùng phép năm hay đi làm bù cuối tuần?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024. Theo đó, người lao động được nghỉ hoán đổi ngày làm việc bình thường vào thứ Hai (29/4) sang làm bù vào thứ Bảy (4/5).

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Sổ tay pháp luật -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.

Công ty có phải thưởng cho người lao động vào dịp lễ 30/4 - 1/5 hay không?

Sổ tay pháp luật -

Công ty có phải thưởng cho người lao động vào dịp lễ 30/4 - 1/5 hay không?

Để phát huy tinh thần yêu nước cũng như đãi ngộ tốt hơn cho người lao động, nhiều đơn vị, công ty có chính sách thưởng trong dịp lễ 30/4 - 1/5.

Cách tính tiền lương khi đi làm vào ngày 30/4 - 1/5 như thế nào?

Pháp luật lao động -

Cách tính tiền lương khi đi làm vào ngày 30/4 - 1/5 như thế nào?

Ngày lễ chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động hằng năm, người lao động theo quy định sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong 02 ngày liên tiếp.

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024

Pháp luật lao động -

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương của giáo viên năm 2024 sẽ thay đổi theo cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Theo đó, giáo viên sẽ có mức lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Những trường hợp được nghỉ hưu thấp hơn 5 – 10 tuổi so với quy định

Sổ tay pháp luật -

Những trường hợp được nghỉ hưu thấp hơn 5 – 10 tuổi so với quy định

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn từ 5-10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và đáp ứng một số điều kiện sau đây.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?

Người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn có thể bị xử phạt tới 40 triệu đồng.