Phát huy hiệu quả mô hình sản xuất tinh bột Nghệ của người H’Mông
An toàn, vệ sinh lao động - 20/06/2021 18:00 Đan Kỳ
Bảo vệ sức khỏe của công nhân, lao động để duy trì hoạt động sản xuất KTM sắp sản xuất dòng xe sử dụng động cơ 750cc Volvo tiếp tục là nhà sản xuất xe hơi an toàn nhất tại Mỹ |
Giờ đây, đồng bào dân tộc ở xã Tam Hợp chăm chỉ bám nương, rẫy mở rộng diện tích trồng nghệ |
Tam Hợp là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Tương Dương. Người dân nơi đây phần lớn là đồng bào H’Mông, Thái, Tày Poọng, với lối sản xuất tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào rừng và đói nghèo luôn thường trực. Từ năm 2014 đến nay, Tổng đội TNXP 9 đã tuyên truyền, vận động người dân thay đổi cách thức sản xuất, thử nghiệm các mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai, khí hậu nơi đây. Nhiều loại cây trồng đã được thử nghiệm nhưng kết quả không như mong đợi; có loại không phù hợp với điều kiện khí hậu, có loại phù hợp nhưng đồng bào lại khó triển khai do điều kiện về trình độ kỹ thuật và khả năng vốn. Thế nhưng, đến cây Nghệ, lại đảm bảo được các yếu tố đó.
Ông Vương Trung Úy – Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP 9 chia sẻ: “Đồng bào dân tộc H’Mông rất siêng năng, chịu khó nhưng không mạnh dạn thử nghiệm các giống cây trồng mới. Sau khi được các cán bộ Tổng đội TNXP 9 tuyên truyền vận động, cử cán bộ kỹ thuật xuống tận rẫy, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cách trồng, cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm, loại cây này mới chiếm được lòng tin của đồng bào”.
Từ cuối năm 2017, sau khi khảo nghiệm và đưa vào sản xuất, các hộ đội viên của Tổng đội TNXP 9 và đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã đã thu được sản lượng hơn 200 tấn, đem về nguồn thu 1,2 tỷ đồng. Từ đây, mô hình trồng nghệ được công nhận cho nguồn thu cao hơn các cây trồng khác.
Anh Vương Trung Úy kể: “Ban đầu khi nghệ được sản xuất ra, rất khó tiêu thụ và nguồn thu không cao. Nguyên nhân bởi xã Tam Hợp nằm trên khu vực vùng sâu vùng xa, điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, chi phí vận chuyển đi tiêu thụ tốn kém và bị thương nhân ép giá. Trước thực tế đó, Tổng đội TNXP 9 đã mạnh dạn huy động vốn đóng góp của cán bộ, đội viên để xây dựng nhà xưởng và lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị chế biến tinh bột nghệ. Trong đó, có máy rửa củ nghệ có công suất 300kg/h, máy xay và vắt củ nghệ công suất 300kg/h, máy xay bột nghệ, máy đánh tinh, máy bơm, hệ thống 5 lò sấy bằng điện, các dụng cụ phục vụ chế biến...Bằng dây chuyền này, đơn vị đã thu mua và chế biến sản phẩm nghệ cho đồng bào trong xã, để họ yên tâm sản xuất”.
Hội viên Tổng đội TNXP 9 dán nhán sản phẩm tinh bột nghệ của đơn vị |
Trong 3 năm qua, Tổng đội TNXP 9 đã thu mua cho dân hơn 2.000 tấn nghệ củ, với tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng. Bình quân mỗi tấn nghệ có giá 4,5 triệu đồng, mỗi gia đình trồng được khoảng 10-15 tấn, cho thu nhập bình quân từ 45 đến 60 triệu đồng. Toàn xã Tam Hợp hiện có 189 hộ tham gia sản xuất cây nghệ đỏ, chủ yếu tại 2 bản người H’Mông là Huồi Sơn và Phá Lõm.
Ông Lương Phi Thanh – Chủ tịch UBND xã Tam Hợp chia sẻ: “Cây nghệ đỏ đang thực sự giúp bà con nơi đây đổi đời. Ba năm nay, toàn bộ người dân hai bản Huồi Sơn và Phá Lõm tập trung trồng nghệ, với diện tích gần 20 ha. Cây nghệ dễ trồng, được giá, cho thu nhập khá nên họ phấn khởi lắm. Đây thực sự là một mô hình hiệu quả, không chỉ dừng lại ở việc xóa đói giảm nghèo mà sẽ giúp bà con vươn lên làm giàu”.
Giờ đây, tại Huồi Sơn, Phá Lõm, cây nghệ đã trở thành cây chủ lực, được người dân chăm bón và mở rộng diện tích hàng năm. Anh Vừa Tùng Long, bản Huồi Sơn chia sẻ: “Trước đó, ngoài trồng lúa trên nương thì nhà mình không trồng gì thêm. Cái gì cũng chỉ trồng đủ ăn thôi, không buôn bán. Ba năm nay triển khai trồng nghệ theo mô hình hướng dẫn của Tổng đội TNXP 9, gia đình mình sản xuất được gần 20 tấn mỗi năm, cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng. Đây là số tiền lớn nhất mình có được từ trước đến nay. Không chỉ gia đình mình, các gia đình trong bản đều thế, như gia đình Lầu Bá Lồng, Xồng Pá Lì, Xồng Pá Dềnh...Cả bản giờ vui lắm vì có thu nhập ổn định”.
Ông Vương Trung Úy - Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP 9 (trái) tham gia chế biến tinh bột nghệ |
Sau 3 năm áp dụng mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi, đến nay, các sản phẩm Nghệ của Tam Hợp đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chí OCOP và là sản phẩm tiêu biểu của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An; được Tổng đội TNXP 9 tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đi các tỉnh và ra nước ngoài. Tiềm năng của sản phẩm này ngày càng rộng mở.
Anh Vương Trung Úy chia sẻ: “Hiện nay, các sản phẩm nghệ của Tổng đội tiêu thụ rất tốt, như tinh bột nghệ, viên tinh nghệ mật ong, nghệ thái lát. Năm 2020, Tập đoàn Thiên Minh Đức đã đặt mua số lượng lớn nghệ tươi thái lát để chiết xuất Curcumin. Để tiếp tục nâng cao năng suất, năm nay Tổng đội đã đặt giống mới về cấp cho bà con. Giờ đây bà con đồng bào dân tộc ở Tam Hợp rất vui khi có nguồn thu nhập ổn định để nâng cao cuộc sống. Chúng tôi thấy rằng, khu vực vùng sâu, vùng xa của huyện Tương Dương cũng như các huyện khác của khu vực miền Tây Nghệ An, điều kiện tự nhiên rất phù hợp để trồng cây nghệ. Nếu người dân, các HTX, các doanh nghiệp liên kết đầu tư sản xuất tập trung, chế biến sản phẩm chất lượng, có chứng chỉ, nhãn hiệu sẽ có thị trường tiêu thụ rộng mở và ổn định”.
Hiệu quả mô hình sản xuất tinh bột nghệ của người H’Mông đã góp phần thực hiện thành công “Chiến lược quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An giai đoạn 2017 – 2027, tầm nhìn đến năm 2030” được ban hành tại Quyết định số 5588/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh Nghệ An. |
Y bác sĩ thời đại dịch Covid-19: Vừa mắc bệnh nền, vừa mắc Covid-19, vừa áp lực “Giải pháp lâu dài và căn cơ để giải tỏa căng thẳng cho nhân viên y tế là toàn dân thực hiện nguyên tắc 5K ... |
Bắc Giang: Công nhân được trả lương như thế nào khi ngừng việc do dịch bệnh? Ngừng việc do công ty chưa trở lại hoạt động hay thực hiện cách ly vì dịch bệnh có được trả lương không? Đây là ... |
Nỗi niềm F0 vượt cạn nơi tâm dịch: Đếm từng giây phút được ôm con vào lòng Hai vợ chồng Trang - Đông đã cùng nhau chờ đợi từng giây phút được công bố khỏi bệnh để được ôm ấp con gái ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng