Y bác sĩ thời đại dịch Covid-19: Vừa mắc bệnh nền, vừa mắc Covid-19, vừa áp lực
Hoạt động Công đoàn - 18/06/2021 14:00 Duy Minh
Nhân viên y tế thường xuyên đối mặt với áp lực rất lớn trong dịch bệnh. Ảnh: BYT |
Theo khảo sát của Công đoàn Y tế Việt Nam, trong 4 đợt dịch Covid-19 vừa qua, lực lượng tuyến đầu của ngành Y tế phải chịu rất nhiều áp lực, căng thẳng. Họ vẫn bị bạo hành trong khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đối mặt với nguy cơ lây nhiễm Covid-19, nhiều người còn mắc bệnh nền.
“Dù thực hiện phòng, chống dịch đúng quy trình nhưng vẫn có y, bác sĩ lây nhiễm Covid-19. Không chỉ nhiễm dịch bệnh, trong quá trình làm việc, cán bộ, nhân viên y tế còn mang sẵn bệnh nền. Nếu bệnh nền kết hợp với virus SARS-CoV-2 thì nguy cơ mang bệnh nặng cao hơn rất nhiều. Đối với nữ cán bộ, nhân viên y tế phải chịu nhiều vất vả, căng thẳng, mà trong ngành Y tế, có tới 63% lao động nữ. Vừa tham gia chống dịch, họ vừa phải chăm lo gia đình, người thân. Có rất nhiều cán bộ trong khu cách ly nhưng người thân mất không về được.
Nhân viên y tế làm nhiệm vụ khi có ca mắc Covid-19. Ảnh: ST |
Trong đợt dịch đầu tiên, chúng tôi thống kê được 43 cán bộ, nhân viên y tế mắc Covid-19. Trong đợt dịch thứ 2 là 60 người dương tính... Trong đợt dịch thứ 4 có 114 người nhiễm Covid-19. Khi nhiễm bệnh, áp lực của họ rất lớn. Vì đang là một chiến sĩ tuyến đầu, giờ phải lùi lại phía sau, không khác nào bị “trói chân, trói tay”, họ cảm thấy bất lực" - PGS. TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam phân tích một số nguyên nhân tạo tâm lý căng thẳng của cán bộ, nhân viên y tế.
Có chung nhận định trên, PGS. TS Nguyễn Thanh Hương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng cho biết, nhân viên y tế phải chịu áp lực như người bình thường về gia đình, mưu sinh, quan hệ xã hội... trong khi môi trường làm việc của họ rất khắc nghiệt. Nhân viên y tế thuộc nhóm chịu áp lực cao nhất trong các ngành nghề.
"Một nghiên cứu gần đây của Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) cho thấy 90% cán bộ, nhân viên y tế chịu áp lực, căng thẳng. Phân tích chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên gồm: Quá tải thời gian làm việc (kéo dài triền miên nhiều tuần); cường độ làm việc cao (số người cách ly, số người cần điều trị, số người cần lấy mẫu, truy vết tạo áp lực cực lớn). Họ thường xuyên chứng kiến tình cảnh ốm đau, bệnh tật, chết chóc. Dù được rèn luyện thì những hình ảnh tiêu cực đó cũng sẽ tác động đến tâm lý. Chưa kể, yếu tố môi trường nóng bức, độc hại, phóng xạ, tiếng ồn, nguy cơ lây nhiễm, bạo lực lời nói và hành động... dễ khiến cán bộ, nhân viên y tế bị căng thẳng tâm lý" - PGS. TS Nguyễn Thanh Hương cho biết.
Nhân viên y tế kiêm cả chăm sóc trẻ em khi mẹ là F0 |
Ngoài những ví dụ trên, cán bộ, nhân viên y tế còn phải “làm dâu trăm họ”. Theo ông Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, nguyên tắc trong kinh tế là cung vượt cầu. Nhưng trong ngành Y, cung không bao giờ đáp ứng đủ cầu. Bác sĩ và điều dưỡng khó lòng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.
Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu nhân lực điều dưỡng, hộ sinh. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh vẫn còn thấp: Khoảng 11 điều dưỡng/10.000 dân. Nếu so với các nước trong khu vực, số lượng điều dưỡng của nước ta phải tăng ít nhất 2 lần nữa. Vì với số lượng điều dưỡng viên ít như vậy, Việt Nam chưa thể triển khai chăm sóc người bệnh toàn diện. Bệnh viện quá tải. Điều đó dẫn đến bức xúc của người dân, áp lực cho cán bộ, nhân viên y tế.
“Chúng ta đã cố gắng hoàn thiện hệ thống khám, chữa bệnh ở mức tối đa. Tuy nhiên, trong ngành Y tế có thuật ngữ “kỳ vọng”. Ví dụ, người dân muốn vào bệnh viện là phải khám ngay, không chờ đợi. Rồi vào bệnh viện là phải khỏi bệnh. Nhưng thực tế, nhiều bệnh y học chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Ví dụ: bệnh Covid-19 có nguy cơ gây tử vong cao và thực tế đã có ca tử vong nhưng chúng ta chưa thể chữa khỏi. “Bản đồ” các loại bệnh tật có tới 70% là bệnh truyền nhiễm, không thể chữa khỏi. Do đó, người dân không được đáp ứng như kỳ vọng và họ tạo áp lực cho nhân viên y tế. Vì vậy, làm sao để người dân hiểu được và chia sẻ, cộng tác hơn với nhân viên y tế trong quá trình điều trị, để giám áp lực cho nhân viên y tế" - PGS. TS Nguyễn Thanh Hương nói.
PGS. TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam |
Chia sẻ với khó khăn của y, bác sĩ trong đợt dịch lần thứ 4, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Bảo hiểm AIA hỗ trợ mỗi cán bộ bị nhiễm bệnh 10 triệu đồng. Công đoàn Y tế Việt Nam đã làm việc với Công ty bảo hiểm triển khai 10.000 thẻ bảo hiểm cho cán bộ tuyến đầu, bảo hiểm toàn bộ rủi ro cho cán bộ chống dịch như: Bị bạo hành, tai biến do tiêm vaccine, bệnh nền, đang điều trị Covid-19... sẽ được hưởng tối đa 50 triệu đồng/thẻ/người. Với người nhiễm Covid-19 được hỗ trợ thêm 150.000 đồng/ngày điều trị. Nhưng tất cả những điều đó là giải pháp ngắn hạn.
Theo nghiên cứu mới đây nhất, tỷ lệ nhân viên y tế bị căng thẳng nghề nghiệp từ 25 - 60% tùy vị trí. Trong đó, nhóm nặng và rất nặng chiếm 15%.
PGS. TS Phạm Thanh Hương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo, nguyên Phó Hiệu trưởngTrường Đại học Y tế Công cộng. |
Do vậy, theo Công đoàn Y tế Việt Nam, việc giúp người lao động tìm được niềm vui và giải tỏa căng thẳng trong dịch bệnh là rất cần thiết. Nếu nhân viên y tế không được giải tỏa căng thẳng, ngoài bản thân, họ còn tác động đến đồng nghiệp, người bệnh, gia đình. Do đó, cần phải có biện pháp giúp cán bộ, nhân viên y tế điều chỉnh căng thẳng tâm lý. Cán bộ, nhân viên y tế phải có năng lượng (+) và cần được phát hiện sớm căng thẳng để điều chỉnh.
Thực tiễn cho thấy, nhiều công đoàn cơ sở đã tạo ra những hoạt động ý nghĩa giúp người lao động giải tỏa tâm lý, vui vẻ hơn trong khu cách ly như: Tổ chức sinh nhật cho đoàn viên; tổ chức tập thiền, yoga, hoạt động thể thao, hoạt động hát cho nhau nghe, sáng tác ca khúc, chụp ảnh...
"Nhưng về giải pháp lâu dài vẫn là tuyên truyền để người dân thấu hiểu công việc của nhân viên y tế và những áp lực của họ. Đồng thời, thực hiện tốt nguyên tắc 5K, tạo miễn dịch cộng đồng để tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh. Dịch Covid-19 sẽ trở thành bệnh cúm thông thường, dù có mắc bệnh vẫn không bị nặng, số người nhiễm bệnh giảm... Từ đó giảm áp lực cho nhân viên y tế” – PGS. TS Phạm Thanh Bình cho biết.
“Covid đã kích hoạt Y tế Việt Nam lên một tầm cao mới” Đó là lời bình luận rất thú vị và bất ngờ của một bạn Facebooker trên mạng, khi nói về một sự kiện vừa diễn ... |
Bắc Giang: Công nhân được trả lương như thế nào khi ngừng việc do dịch bệnh? Ngừng việc do công ty chưa trở lại hoạt động hay thực hiện cách ly vì dịch bệnh có được trả lương không? Đây là ... |
Thêm công nhân nhiễm Covid-19, nhiều công ty phối hợp khoanh vùng truy vết Tại TP. HCM, dịch bệnh Covid-19 đã “xâm nhập” vào các khu công nghiệp, khu chế xuất… ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện việc ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025