Nữ công nhân hăng say làm việc hơn nhờ nhận phúc lợi tốt

Tranh thủ ít phút giải lao ngắn ngủi H’Đài – nữ công nhân vận hành thuộc Phân xưởng tuyển khoáng, Công ty Nhôm Đăk Nông TKV (Đăk Nông) chia sẻ với tôi về công việc hằng ngày của mình.

Đã ngót nghét 10 năm nay, nữ công nhân người dân tộc thiểu số có dáng người dong dỏng, nước da bánh mật rắn rỏi với nụ cười duyên dáng gắn bó với công việc vận hành vất vả này. Hằng ngày, sau khi mặc đầy đủ bảo hộ lao động, H’Đài đi xuống bể chứa nước sàng tuyển của nhà máy (thải bùn) để đo mức bùn và lấy mẫu nước PH rồi báo lên điều khiển trung tâm.

Sau đó, nữ công nhân phải di chuyển đủ 120 kg keo tụ và xút (chất trợ lắng) để pha vào các bể chứa nước thải của nhà máy. Chỉ khi nước thải đạt chuẩn, cô và đồng nghiệp mới được phép xả thải ra môi trường bên ngoài.

Công việc nặng nhọc là thế nhưng nụ cười luôn nở trên môi H’Đài. Cô không quản ngại gian khó, luôn xử lý công việc nhanh gọn và chính xác, chưa từng để xảy ra sai sót.

Nữ công nhân hăng say làm việc hơn nhờ nhận phúc lợi tốt
Nữ công nhân duyên dáng với nụ cười tươi luôn thường trực. Ảnh: NVCC

“Vừa rồi thi sát hạch về nghiệp vụ em được 8 điểm thực hành, 9 điểm lý thuyết đấy!”, nữ công nhân khoe.

“Có những đợt nhiều việc quá, chúng em đi lấy cơm về vừa ăn vừa làm, nhưng chị em vẫn thấy vui, đồng nghiệp coi nhau như người thân, chia sẻ mọi khó khăn cả trong công việc lẫn cuộc sống”, H’Đài chia sẻ.

Cô kể: “Chị biết không, công việc của em tiếp xúc với hóa chất nhiều nên bản thân em rất cẩn thận, nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy, quy định về an toàn hóa chất, không để xảy ra bất kì sai sót nào. Phía công đoàn và công ty cũng rất quan tâm, trang bị cho chúng em đầy đủ bảo hộ lao động, từ đeo tai chống ồn, khẩu trang bảo vệ mặt, kính chống bắn đến ủng cách điện, găng tay cách điện, cách hóa chất…”.

Vợ chồng H’Đài cùng làm bộ phận tuyển khoáng, 2 con còn nhỏ nên được trưởng ca quản đốc sắp xếp công việc để lúc nào cũng có vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc các con.

“Chế độ phúc lợi của công ty rất tốt! Tết năm ngoái vợ chồng em được thưởng lương tháng 13, thưởng Tết và mỗi người được suất quà Tết, đủ để lo cho cái Tết đủ đầy cho cả hai bên nội ngoại chị ạ! Năm nay, em hy vọng vẫn giữ được mức như này!”, nữ công nhân bày tỏ.

Video: H’Đài – công nhân vận hành thuộc Phân xưởng tuyển khoáng, Công ty Nhôm Đăk Nông TKV chia sẻ.

Nụ cười nữ công nhân khi được dùng Nụ cười nữ công nhân khi được dùng "Bữa cơm Công đoàn"

5 năm làm công nhân, đây là lần đầu tiên chị Phan Thị Thành Nhân, đoàn viên công đoàn Công ty JinQuan Việt Nam ở ...

Công đoàn làm chủ hôn trong lễ cưới công nhân Công đoàn làm chủ hôn trong lễ cưới công nhân

Các cặp đôi công nhân được Công đoàn làm chủ hôn trong lễ cưới tập thể miễn phí. Trong ngày vui, họ còn được tặng ...

Sinh con, tôi lãi nhiều thứ Sinh con, tôi lãi nhiều thứ

Yến trải qua giai đoạn mang thai và sinh con trong niềm hạnh phúc, lạc quan, một phần là do sự được sự quan tâm ...

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.