Sinh con, tôi lãi nhiều thứ

Yến trải qua giai đoạn mang thai và sinh con trong niềm hạnh phúc, lạc quan, một phần là do sự được sự quan tâm chu đáo của công đoàn và công ty.
Đề xuất sinh con thứ 2 được tặng gần 9 triệu đồng

Nuôi 3 con nhỏ, trong đó bé út mới 28 tháng tuổi, Nguyễn Thị Ngọc Yến, công nhân bộ phận xưởng mẫu, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam lúc nào cũng vội vàng, tất tả. Nhưng, chưa khi nào chị mất đi hứng khởi đối với công việc, bởi lẽ, đến công ty được làm công việc yêu thích, được gặp những đồng nghiệp yêu quý và đặc biệt, được sự chăm lo chu đáo của công đoàn.

“Nói thật với chị, ở đâu thì em không chắc chứ ở Thanh Hóa, hiếm có công ty nào mà bà bầu và nuôi con nhỏ lại được nhiều quyền lợi đến thế!”.

“Cụ thể những quyền lợi gì em nhỉ?”, tôi tò mò.

“Bình thường công việc phải đứng thì lúc mang bầu, chúng em sẽ được ưu tiên được ngồi trong chiếc ghế thiết kế riêng. Đến công ty cũng được gửi xe ở một khu vực riêng. Nữ lao động mang thai và nuôi con nhỏ (dưới 1 tuổi) mỗi ngày chỉ làm 6,5 tiếng nhưng được hưởng lương 8 tiếng. Khi sinh, ngoài chế độ bảo hiểm thai sản, lao động nữ còn được công ty hỗ trợ tiền thăm sinh, những bạn nhà xa không về cho con bú được sẽ có phòng vắt trữ sữa đặc biệt, công ty còn hỗ trợ thêm gần 3 triệu đồng tiền bỉm sữa nữa chị ạ!”, Yến khoe.

Sinh con, tôi lãi nhiều thứ
Nữ công nhân bên 3 thiên thần nhỏ của mình. Ảnh: NVCC

Mới đây, Yến còn đại diện cho 13.000 công nhân lao động của Công ty phát biểu cảm nghĩ trong buổi lễ ra mắt “Mô hình câu lạc bộ Tổ bà bầu và nuôi con nhỏ”. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên tại doanh nghiệp được Ban Thường vụ Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn Công ty TNHH SaKurai Việt Nam thực hiện.

“Công đoàn chăm lo cho đời sống của công nhân lao động rất nhiều. Nhờ có công đoàn đàm phán, thương lượng với công ty nên không chỉ lao động nữ mà công nhân lao động nói chung đều được hưởng nhiều quyền lợi có ý nghĩa cả vật chất và tinh thần”, nữ công nhân không giấu được niềm tự hào.

“Em mong rằng “mô hình câu lạc bộ Tổ Bà bầu và nuôi con nhỏ” sẽ là nơi để chị em chia sẻ kinh nghiệm trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ, hỗ trợ đoàn viên khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời, đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao và đề xuất với Ban Giám đốc công ty, Ban chấp hành Công đoàn các chế độ chính sách có lợi cho lao động nữ đang mang bầu và nuôi con nhỏ”, Yến đề xuất.

Nói vui với tôi, nữ công nhân hóm hỉnh: “Vì được hưởng nhiều quyền lợi tốt đẹp như thế nên đây cũng là một động lực to lớn giúp em mạnh dạn sinh thêm em bé nữa đó chị! Vừa được con vừa được của, lại vừa được quan tâm về đời sống tinh thần, “lãi” quá phải không chị?!”.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Yến, công nhân bộ phận xưởng mẫu, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam chia sẻ về chế độ phúc lợi cho bà bầu và nuôi con nhỏ tại công ty.

"Cơm nhà có khi không ngon như cơm ca!"

Cơm ca ở công ty đối với chị Nguyễn Thị Tuyến (Nhà máy Phenikaa thuộc Tập đoàn Phenikaa), không chỉ cung cấp năng lượng mà ...

Niềm vui “sau tan ca” Niềm vui “sau tan ca”

Với mong muốn mang đến niềm vui cho đoàn viên, người lao động, vừa qua LĐLĐ tỉnh Tuyên Quang tổ chức chương trình Game show ...

Món quà của công đoàn và niềm vui của nữ công nhân Món quà của công đoàn và niềm vui của nữ công nhân

Chị Nguyễn Thị Thu (công nhân Công ty TNHH Điện tử Foster - Bắc Ninh) rất vui khi đón nhận món quà của Công đoàn ...

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.