Khó khăn nhưng không tuyệt vọng, bi quan

Chị Chinh cười, nói rằng sự quan tâm của công đoàn cùng đồng nghiệp đã giúp chị vượt qua những biến cố.
Xe công đoàn an toàn mà vui

Nuôi ước nguyện cứu người

Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ngôi nhà của chị Lò Thị Tuyết Chinh - Uỷ viên BCH CĐCS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La tuy thiếu đi bóng dáng của người chồng, người cha nhưng không vì thế mà trở nên lạnh lẽo. Ngôi nhà lắp ghép bằng khung sắt, mái tôn và những tấm gỗ mỏng, đơn sơ mà gọn ghẽ, ấm cúng.

Khó khăn nhưng không tuyệt vọng, bi quan
Ngôi nhà của 3 mẹ con chị Lò Thị Tuyết Chinh. Ảnh: Hương Ngân

Chị Chinh tâm sự, dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, lại vừa trải qua biến cố hôn nhân, nhưng chị thấy bản thân vẫn rất may mắn, hạnh phúc khi được sống vì con cái, vì công việc và được tham gia các hoạt động công đoàn.

Chị là con út, lớn lên trong một gia đình đặc biệt, bố là liệt sĩ. Khi bố hi sinh, chị Chinh mới 6 tháng tuổi. Chị lớn lên trong bàn tay tảo tần, lam lũ của người mẹ làm y sĩ. Chị kể, những năm tháng ấy khó khăn vô cùng. Mẹ chị goá chồng khi mới 23 tuổi nhưng bà không tái hôn mà quyết tâm ở vậy nuôi dạy 2 cô con gái. Trong ngôi nhà tranh, vách đất, chiếc giường ngủ làm bằng tre được ông ngoại đóng giáp vào để 3 mẹ con có chỗ nằm.

Sống cùng mẹ và ông bà ngoại, với những bữa ăn chỉ toàn sắn với khoai, bụng lúc nào cũng đói, chị vẫn chứng kiến mẹ của mình bận rộn sớm hôm với công việc của một người thầy thuốc. Khi ấy, chị Chinh ước lớn lên được làm việc trong ngành Y tế, để cứu chữa và chăm sóc mọi người.

Thầm lặng chịu đựng khó khăn

Nửa năm trôi qua, mỗi khi được hỏi về lý do đổ vỡ hôn nhân của mình, chị vẫn cười nhẹ với câu trả lời “không biết”.

Chị kể, cuộc hôn nhân của mình kéo dài được 19 năm. Lúc khó khăn nhất phải ở nhờ nhà ông bà nội, rồi đi ở trọ suốt 5 năm liền, 2 vợ chồng vẫn yêu thương nhau. Vợ chồng chị có 2 cô con gái không may đều bị bệnh giác mạc bẩm sinh.

Khó khăn nhưng không tuyệt vọng, bi quan
Chị Chinh gặp nhiều biến cố trong cuộc sống nhưng vẫn rất lạc quan. Ảnh: Hương Ngân

Chị đã đăng ký với ngân hàng mắt để xin nhận giác mạc, mong một ngày có thể chữa bệnh cho 2 con nhưng vận may chưa đến với gia đình chị. Hiện, chưa có người hiến giác mạc để thay cho 2 cháu. Vì vậy, các con chị vẫn chung sống với những đơn thuốc trường kỳ, thường xuyên đi Bệnh viện Mắt Trung ương để kiểm tra, thăm khám.

Chị gái của chị Chinh mất sớm vì ung thư, để lại cháu gái ruột hiện sống cùng bà ngoại, nên chị Chinh cũng thường xuyên chia sẻ nguồn thu nhập ít ỏi của mình để nuôi dưỡng và chăm sóc cháu. Cháu gái lớn lên, gọi chị Chinh là mẹ. Chị cười hiền hậu, khoe là sinh ra 2 con nhưng mình có đến 3 đứa con.

Nuôi 2 đứa trẻ bị bệnh bẩm sinh, mang 2 cặp kính nặng nề với rất nhiều chi phí và thường xuyên tốn kém, lại phải chu cấp cho cháu ruột nên 2 vợ chồng gần như chẳng dành dụm được gì. Hơn 10 năm sau ngày cưới, chị mới cất được ngôi nhà lắp ghép trên mảnh vườn của bố mẹ chồng.

Khó khăn như thế, nhưng chị chưa bao giờ tuyệt vọng, bi quan. Chị tin vào tiến bộ của y học, tin vào một ngày sẽ có người hiến giác mạc để chữa bệnh cho 2 đứa con của mình.

Dù nhiều khó khăn nhưng chị cảm thấy bản thân vẫn may mắn người cháu ruột gọi chị là mẹ, năm nay đã bắt đầu đi làm, có những đồng lương đầu tiên để cùng chị chăm lo cho 2 em.

"Mình được công đoàn quan tâm nhiều lắm!"

Nói về cái Tết năm nay, chị hồ hởi kể: "Công đoàn quan tâm lắm! Mình còn được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng quà Tết nữa đấy. Thấy vui và được an ủi!".

Khó khăn nhưng không tuyệt vọng, bi quan
Chị Chinh (ở giữa) nhận được sự quan tâm của công đoàn cùng các đồng nghiệp. Ảnh: Hương Ngân

Cùng với công việc chuyên môn, chị còn tích cực tham gia hoạt động công đoàn. Chị chia sẻ: “Tham gia hoạt động công đoàn rất vui. Các anh chị, cô chú trong CĐCS và Công đoàn ngành Y tế đều rất tốt, rất quan tâm đến hoàn cảnh của mình.

Nhưng dù gì mình cũng là uỷ viên BCH CĐCS, bản thân mình chỉ mong quan tâm được đến nhiều đoàn viên khác. Sau 2 - 3 năm chống dịch Covid, các cán bộ y tế nói chung, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói riêng, đều có những tâm tư, tình cảm cần chia sẻ mà không phải khi nào cũng nói được nên lời”.

Kết thúc những tâm sự của mình, chị cười bảo sự lạc quan của bản thân, sự quan tâm của công đoàn cùng đồng nghiệp đã giúp chị vượt qua những biến cố.

“Được trả lương đầy đủ, được chăm lo chu đáo nên mình vui vẻ gắn bó” “Được trả lương đầy đủ, được chăm lo chu đáo nên mình vui vẻ gắn bó”

Đó là lời tâm sự của chị Lê Thị Ánh Trinh, công nhân Công ty TNHH Sedo Vinako (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).

Thường xuyên quan tâm đến đoàn viên, người lao động khó khăn Thường xuyên quan tâm đến đoàn viên, người lao động khó khăn

Công đoàn Tổng Công ty Lương thực miền Nam thường xuyên quan tâm đến đoàn viên, người lao động khó khăn; sửa nhà dột nát ...

Cần quan tâm nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp Cần quan tâm nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp

Kết quả phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người thu nhập ...

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.