NLĐ không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi tăng lương
Người lao động - 03/08/2024 17:05 Hà Vy
Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi |
Người lao động ngừng việc tập thể do chưa thống nhất phương án giải quyết
Công ty TNHH KD Sports Việt Nam (trụ sở tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) chuyên là doanh nghiệp vốn đầu tư Hàn Quốc, chuyên may công nghiệp. Công ty có tổng số 1.600 công nhân lao động, làm việc tại 3 xưởng.
Buổi làm việc của Công đoàn cùng các cơ quan chức năng sáng ngày 2/8 để giải quyết vụ ngừng việc liên quan đến tăng lương cơ bản. Ảnh: CĐ |
Theo báo cáo ngày 3/8 của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, thực hiện Nghị định 74 của Chính phủ, ngày 22/7, Công ty có thông báo về việc tăng lương từ tháng 7/2024. Cụ thể: (1) Mức lương của NLĐ bậc (A+, A, B, C, D) của cả 3 xưởng từ 01/7/2024 được tăng thêm 220.000 đồng/người/tháng.
(2) Tiền ăn ca điều chỉnh tăng từ mức 20.000 đồng/bữa lên mức 25.000 đồng/bữa. (3) Tăng tiền phụ cấp của NLĐ làm việc tại phòng lông bông, in nước từ mức 6.000 đồng/người/ngày lên mức 10.000 đồng/người/ngày.
Đến ngày 23/7/2024, sau khi nhận được thông báo của Công ty về việc tăng lương, tập thể NLĐ của Xưởng 2 (khoảng 600 người) có đơn đề nghị Ban lãnh đạo Công ty giải quyết một số nội dung:
Một là, đề nghị tăng lương cơ bản theo 6% lương cơ bản thực lĩnh của doanh nghiệp; tăng phụ cấp từ 600.0000 đồng/người/tháng lên 700.000 đồng/người/tháng.
Hai là, cộng tiền thâm niên, trợ cấp xăng xe, phụ cấp chuyên cần vào lương cơ bản để tính chia tiền tăng ca. Ba là, đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo lương cơ bản thực lĩnh. Bốn là, tăng lương nhưng không tăng sản lượng.
Tuy Nhiên, Công ty chưa giải quyết các nội dung kiến nghị của NLĐ ở Xưởng 2.
Ngày 25/7/2024, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty sau khi tổng hợp các ý kiến kiến nghị của tập thể NLĐ đã có đơn kiến nghị Ban Giám đốc Công ty giải quyết các nội dung cụ thể như sau:
Mức lương cơ bản cho người lao động tăng thêm 260.000 đồng/người/tháng. Lương tính ngày công + phụ cấp thâm niên + phụ cấp trách nhiệm để tính chia tiền tăng ca. Đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức quy định của công ty đang thực hiện + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp thâm niên.
Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa giải quyết các nội dung kiến nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.
Đại diện tổ chức Công đoàn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CĐ |
Sau đó, đến ngày 01/8/2024, do chưa có kết quả giải quyết từ lãnh đạo Công ty, khoảng 8 giờ, toàn bộ công nhân lao động của Xưởng 2 (600 người) ngừng việc tại chỗ. Đến 10 giờ, toàn bộ công nhân lao động của Công ty (1.600 người) đã ngừng việc và ở trong khuôn viên của Công ty, yêu cầu Ban Giám đốc giải quyết các kiến nghị của NLĐ đã gửi ngày 23/7/2024 và ngày 25/7/2024.
Vào khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, sau khi nhận được tin báo của Công đoàn cơ sở, các cơ quan: LĐLĐ huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hiệp hoà, Công an huyện và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, đại diện tập thể NLĐ đã tổ chức làm việc với lãnh đạo Công ty.
Tại buổi làm việc, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra phương án giải quyết kiến nghị của NLĐ theo hướng: Tăng lương cơ bản lên 235.000 đồng/người/tháng. Từ tháng 8/2024 sẽ tính tiền tăng ca căn cứ vào tổng lương cơ bản cộng với tiền chuyên cần cộng với 50% tiền thâm niên hiện hưởng của công nhân, từ tháng 1/2025 sẽ tính 100% tiền thâm niên của công nhân. Đồng ý đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức quy định của công ty đang thực hiện + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp thâm niên nhưng sẽ tăng sản lượng lên 15%.
Sau khi Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thông báo kết quả thương lượng với Ban lãnh đạo công ty, công nhân lao động đã bày tỏ sự không đồng ý các nội dung trên và tiếp tục đề nghị giải quyết các kiến nghị.
Cụ thể gồm: Tăng lương cơ bản 260.000 đồng/người/tháng. Tăng xăng xe, chuyên cần thêm 100.000 đồng/người/tháng. Không tăng sản lượng. Lương cơ bản thực lĩnh cộng với xăng xe, chuyên cần, thâm niên để chia tiền tăng ca. Lương được tính theo mức lương cơ bản thực lĩnh, không áp dụng mức lương doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm cho NLĐ. Tất cả các khoản tăng trên được áp dụng từ 01/7/2024.
Đến 12 giờ 30 phút, sau khi thương lượng lần thứ 2, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra phương án giải quyết cụ thể như sau: Tăng lương cơ bản lên 250.000 đồng từ 01/7/2024. Từ tháng 8/2024 sẽ tính tiền tăng ca căn cứ vào tổng lương cơ bản cộng với tiền chuyên cần cộng với tiền thâm niên hiện hưởng của công nhân. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức lương cơ bản của công ty với các phụ cấp được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định từ 01/7/2024 nhưng sản lượng giao cho Giám đốc xưởng quyết định.
Lãnh đạo Công ty đề nghị Công đoàn cơ sở thông báo, tuyên truyền, giải thích đến NLĐ, nếu NLĐ đồng ý thì ký kết thỏa thuận và yêu cầu NLĐ quay trở lại làm việc.
Tuy nhiên, tập thể NLĐ không đồng ý các nội dung trên và tiếp tục ngừng việc tập thể trong buổi chiều.
Công nhân lo ngại bị “ép sản lượng” khi tăng lương
Ngày 2/8, tập thể công NLĐ đến Công ty nhưng không vào xưởng làm việc, tụ tập tại hành lang xưởng và nhà để xe của Công ty. Ban giám đốc Công ty đã ban hành Thông báo về việc trả lời kiến nghị của công nhân với nội dung:
Tăng lương cơ bản 250.000 đồng/người/tháng áp dụng tính lương từ tháng 7/2024. Phụ cấp xăng xe, phụ cấp chuyên cần giữ nguyên. Sản lượng sản phẩm của các tổ sản xuất sẽ do Giám đốc xưởng tự quyết định. Lương tăng ca được tính trên cơ sở Lương cơ bản xếp loại (bậc A, B, C) + phụ cấp thâm niên + phụ cấp chuyên cần.
Thời gian áp dụng từ tháng 7/2024. Nhưng vì tình hình Công ty khó khăn nên Công ty sẽ thanh toán 50% tiền tăng ca tháng 7 vào tiền lương tháng 7, 50% tiền tăng ca tháng 7 sẽ được thanh toán vào lương tháng 9/2024.
Còn tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của NLĐ được tính bằng Mức lương cơ bản + phụ cấp thâm niên, trách nhiệm, độc hại. Thời gian thực hiện từ tháng 7/2024.
Sau đó, cán bộ LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện Hiệp Hoà, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hiệp hoà, Công an tỉnh, Công an huyện Hiệp Hoà và cán bộ của Công đoàn cơ sở đã phổ biến, tuyên truyền, vận động đến toàn thể NLĐ, nhưng NLĐ không nhất trí với một số nội dung của thông báo trên và không vào làm việc.
Nguyên nhân là phần lớn NLĐ không đồng tình với việc sản lượng sản phẩm của các tổ sản xuất do Giám đốc xưởng tự quyết định. NLĐ cho rằng như vậy người lao động sẽ bị ép tăng sản lượng khi lương tăng; không đồng ý thanh toán tiền tăng ca tháng 7 làm 2 lần vào tháng 7 và tháng 9/2024.
Sau đó, Công ty đã ban hành Thông báo số 0124 về việc quay lại làm việc với nội dung: Công ty đã đáp ứng tất cả các kiến nghị về tăng lương của công nhân với khả năng tốt nhất có thể của Công ty. Kể từ ngày 02/8/2024 đến hết ngày 08/8/2024 (5 ngày làm việc) tất cả những công nhân không quay lại làm việc, Công ty sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và cắt toàn bộ bảo hiểm theo quy định.
Cũng theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, cuối buổi sáng và đầu giờ chiều ngày 2/8 có một số NLĐ tại Xưởng 3 đã quay lại làm việc nhưng bị NLĐ tại Xưởng 1 và 2 gây sức ép và đã rời khỏi xưởng, không làm việc. Đến hết ngày, toàn bộ NLĐ của Công ty chưa quay trở lại làm việc.
Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, các cấp công đoàn tỉnh đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, vận động công nhân lao động chấp hành quy định về đảm bảo an ninh trật tự, tiếp tục lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích hai bên.
Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể |
Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu |
Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam? |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Người lao động - 09/12/2024 16:18
Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập
Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.
Người lao động - 08/12/2024 16:27
Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.
Người lao động - 07/12/2024 08:26
Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập
Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán bộ công chức, viên chức trong dài hạn sau sáp nhập, sắp xếp lại.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.