Người lao động tự do chật vật mưu sinh mùa dịch bệnh
Người lao động - 11/09/2020 17:10 Nguyễn Nga
Gánh hàng rong trên đường Phạm Ngọc Thạch gần Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP HCM). Ảnh N. Nga |
Thời tiết TP HCM khắc nghiệt, nắng nóng liên miên, nhưng những người lao động đội cả nắng mưa để mưu sinh. Số lượng lao động tự do trên địa bàn thành phố là rất lớn, bao gồm những gánh hàng rong bán bánh tráng, bán đồ ăn vặt, chiếc xe đồ ăn di động và ngay cả những cô chú lượm ve chai, bán vé số. Ngày ngày họ tỏa ra nhiều con đường, khắp các hẻm nhỏ, khu phố để kiếm sống.
Nhưng điều ít ai để ý rằng họ là đối tượng lao động rất dễ bị tổn thương, đặc biệt trong mùa dịch này. Điều đầu tiên là thu nhập của họ thấp hơn nhiều so với lao động chính thức. Theo tính toán bình quân mỗi tháng, thu nhập của họ chỉ bằng một nửa của lao động chính thức. Lao động phi chính thức (lao động tự do) là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt khi có sự thay đổi về chính sách.
Nơi bán đồ ăn vặt gần Hồ Con Rùa (quận 3, TP HCM). Ảnh N. Nga |
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số lao động phi chính thức có việc làm ở Việt Nam tính đến hết quý II/2020 là 19,5 triệu người. Số liệu này đã giảm 516.000 người so với quý trước và giảm 634.000 người so với cùng kỳ năm trước. Đây là nhóm lao động dễ bị tổn thương trong thị trường lao động khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng của các cú sốc. Không chỉ thu nhập bấp bênh, điều kiện làm việc nghèo nàn, họ còn khó có thể tiếp cận các chính sách an sinh xã hội.
Gần 21 giờ trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1, TP HCM), gần Hồ Con Rùa và Nhà thờ Đức Bà, nhiều cô chú bán hàng rong, xe đẩy đồ ăn, vẫn chưa thu dọn đồ về nhà. Có những gánh hàng rong rất đông khách, nhưng cũng có gánh hàng vắng teo, người bán hàng ngồi buồn bã.
Gánh hàng bánh tráng ở gần Hồ Con Rùa được nhiều khách lui tới. Ảnh N. Nga |
Những tiệm ăn di động tại Hồ Con Rùa cũng không còn đông khách như trước, khách vắng hoe, người bán hàng ngao ngán. Dịch bệnh đã làm thay đổi hoàn toàn thời gian, cách thức mưu sinh và giảm đi thu nhập đáng kể của người lao động tự do.
Cô Ba (47 tuổi, quê An Giang), bán bánh tráng mưu sinh bằng nghề này đã gần 2 chục năm nay, lắc đầu khi tôi hỏi mùa dịch “kiếm ăn” có ổn không. Cô Ba kể, trước đây khi chưa có dịch, gánh hàng của cô 'đắt như tôm tươi', lúc nào cũng đông nghẹt người đến mua. Nhưng suốt từ mùa dịch đến nay giảm hẳn, ngày ngày bán đến khuya cô mới chắt góp được gần 200.000 đồng. Nếu cuối tuần thì may ra có nhiều hơn. Nhưng đổi lại, đôi chân cô mỏi nhừ vì đi nhiều.
Nhiều lao động tự do mưu sinh trên chiếc xe đồ ăn di động ngày mưa tại đường Nguyễn Trãi, quận 5. Ảnh N. Nga |
“Mỗi người một nghề để kiếm sống con ạ. Mình còn sức khỏe thì mình mần nhiêu đó. Đi bán hàng như này mình chủ động thời gian, tự do, khỏe mạnh thì đi mà ốm đau thì nghỉ, không bị gò bó. Nhưng đổi lại mình không có lương, tiền kiếm được cũng không ổn định. Già rồi, cũng không biết làm gì nữa”, cô Ba tâm sự.
Chú Nguyễn Trọng Đức (51 tuổi) cùng vợ bán hủ tiếu trên đường Phan Đình Phùng (Phú Nhuận, TP HCM) cho biết, dịch bệnh khiến cho công việc bán hàng của gia đình chú điêu đứng. Đợt dịch đầu tiên, giãn cách xã hội, không mở hàng quán, gần 2 tháng trời nhà chú lâm vào cảnh không có thu nhập. Chú đã từng đi nhận gạo, nhận thực phẩm được hỗ trợ của thành phố để gia đình có đồ ăn.
Xe đồ ăn di động trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. Ảnh N. Nga |
“Quê tôi ở miền Trung, dịch bệnh đâu có về được, con cái cũng học hành trong này. Tiền trong nhà có được đều để dành cho con ăn học và trang trải cuộc sống. Dịch bệnh kéo dài khiến cho vợ chồng tôi buôn bán ế ẩm, khách hàng đến ăn giảm đáng kể. Chưa nói đến là ngày càng nhiều người đi bán đồ ăn dạo nữa, cạnh tranh nhau cũng ghê lắm. Tiền kiếm được mấy tháng nay cũng giảm nhiều so với trước”, chú Đức nói.
Thiết nghĩ, đối tượng lao động tự do, phi chính thức, gặp rất nhiều rủi ro khi làm việc. Hơn nữa, do khó tiếp cận an sinh xã hội, họ cần có chỗ dựa để đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn khi kiếm sống.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 11/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 11/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 28,3 triệu, hơn 913 nghìn người ... |
Cạn hẹp “Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là “đánh đẹp” - Con xoá chữ “đẹp” đi như xoá sự cạn hẹp trong ... |
"Trai quê né ra, đừng mơ mộng làm người yêu em" Phần lớn nam nữ công nhân trẻ chọn người yêu, kết hôn với những tiêu chí thực tế, phù hợp. Nhưng một số bạn ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/12/2024 08:56
"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark
2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.
Người lao động - 21/12/2024 15:23
Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…
Đời sống - 19/12/2024 19:37
Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động
Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đời sống - 19/12/2024 18:24
Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân
Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.
Người lao động - 19/12/2024 18:21
Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách
Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm chăm lo tốt hơn cho giáo viên vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên.
Đời sống - 18/12/2024 08:03
Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”
- Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn