Ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao cuối năm 2023?

Chuyên gia dự báo, các ngành nghề bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, vận tải, kho bãi, công nghiệp chế biến, chế tạo, làm thuê, hỗ trợ gia đình, phân phối điện, khí đốt... vẫn giữ đà tăng trưởng và có nhu cầu tuyển dụng cao vào cuối năm 2023.

Thị trường lao động năm 2023: nhiều biến động, thách thức

Các cú sốc và rủi ro toàn cầu như điều kiện tài chính bị thắt chặt, sự sụt giảm sức mua, xung đột chính trị, lạm phát, giá cả tăng cao… khiến tổng cầu hàng hóa trên thế giới sụt giảm. Nhu cầu nhập khẩu suy giảm dẫn tới các doanh nghiệp trong nước bị cắt giảm đơn hàng, việc sản xuất gặp khó khăn, thị trường tuyển dụng đối mặt với nhiều thách thức.

Để ứng phó với những biến động trên, các doanh nghiệp trên thế giới đã cắt giảm gần nửa triệu nhân viên ở đa dạng các lĩnh vực. Trong đó, ngành Công nghệ được ghi nhận có tỉ lệ cắt giảm nhiều nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số nhân sự bị cắt giảm trên toàn cầu.

Việc tuyển dụng tại các doanh nghiệp cũng tiếp tục chậm lại trên toàn thế giới, thay vào đó sự luân chuyển nội bộ có xu hướng tăng lên ở một số ngành công nghiệp, thông qua việc thăng chức hoặc điều chuyển nội bộ. Singapore, Canada và Ấn Độ là 3 quốc gia ghi nhận sự sụt giảm trong tuyển dụng cao nhất, lên đến hơn 40%.

Ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao cuối năm 2023?
Trước những biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp cắt giảm nhân sự. Đồ họa: ĐVCC.

Không nằm ngoài biến động chung của thị trường tuyển dụng trên thế giới, tình hình lao động tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Báo cáo lương chi tiết 23 ngành hàng và thị trường lao động 2024, dựa trên ý kiến của hơn 4.000 ứng viên đang làm việc tại Việt Nam và hơn 550 doanh nghiệp đa dạng quốc tịch như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Navigos Group thực hiện mới đây cho thấy: 82% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết bị ảnh hưởng, kéo theo đó là hơn 68% doanh nghiệp chọn cắt giảm nhân sự để ứng phó với giai đoạn đầy thách thức này.

Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng này trải dài trong nhiều ngành hàng, với mức độ bị ảnh hưởng khác nhau, có thể kể đến như: ngân hàng, vận tải/ giao nhận/ chuỗi cung ứng, sản xuất có vốn đầu tư của Nhật Bản, tự động hóa/ ô tô, xây dựng/ bất động sản, thực phẩm và đồ uống/ ngành hàng tiêu dùng nhanh, thiết bị điện tử, thương mại điện tử/ dịch vụ trực tuyến và công nghệ tài chính.

Ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao cuối năm 2023?
Khi phải đối mặt với làn sóng cắt giảm nhân sự, 24,6% người lao động được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ tiền lương. Đồ họa: ĐVCC.

Ông Ngô Xuân Liễu - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ quốc gia về việc làm, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân tích, trong những biến động của thị trường lao động gần đây có những biến động khá tích cực và cũng một số biến động đem lại tác động tiêu cực đến việc làm, đời sống của người lao động hay phát triển kinh tế - xã hội.

Từ sau Covid-19 đến nay, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đến hơn 68%, toàn bộ nền kinh tế đã tạo ra 51,3 triệu việc làm, tăng so với quý trước 87.000 việc làm; tăng hơn 500.000 việc làm so với quý 3/2022.

Tuy nhiên, người lao động thiếu việc làm tăng hơn so với cùng kỳ và quý trước. Quý 3/2023, có đến 940,6 nghìn lao động thiếu việc làm, tăng hơn 0,2% so với quý 2/2023.

Theo ghi nhận của Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình trạng thiếu việc, mất việc diễn ra từ quý 4/2022 và kéo dài đến hiện nay, chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở các ngành Dệt may, Da giày, Điện tử, Chế biến gỗ. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chi phí đầu vào cao, lãi suất ngân hàng cao, thị trường thắt chặt tiêu dùng...

Những việc làm mới sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2023-2024

Theo tổng hợp của hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm, đến 18/11/2023, gần 1 triệu người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tập trung trong các ngành thâm dụng lao động như Dệt may, Da giày, Chế biến gỗ…

Dự tính hết năm nay, con số hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ hơn 1 triệu người. Tuy nhiên, theo ông Ngô Xuân Liễu, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác cũng rất lớn, việc “ra - vào” lao động là hết sức bình thường.

Dự báo, các ngành nghề bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô/ xe máy, vận tải, kho bãi, công nghiệp chế biến, chế tạo, làm thuê, hỗ trợ gia đình, phân phối điện, khí đốt vẫn giữ đà tăng trưởng và có nhu cầu tuyển dụng cao.

Ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao cuối năm 2023?

Nghiên cứu do Navigos Group thực hiện cho thấy, trong giai đoạn 2023-2024, các vị trí việc làm mới dần xuất hiện, sẽ tập trung về trí tuệ nhân tạo, công nghệ kỹ thuật số, xử lý dữ liệu, phân tích tình hình kinh doanh. Trong đó, các công việc liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là câu trả lời phổ biến nhất và sẽ xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề, tiêu biểu như: Công nghệ thông tin/ Viễn thông, Xây dựng/ Bất động sản, Ngân hàng, Giáo dục, Dịch vụ Tài chính & Tư vấn, Dịch vụ tư vấn,...

Bên cạnh đó, vị trí việc làm mới thiên về xử lý dữ liệu cũng dần xuất hiện trong các ngành Xây dựng/ Bất động sản, Thiết bị điện tử, Công nghệ thông tin/ Viễn thông, Ngân hàng, Dịch vụ tư vấn, Bảo hiểm,...

Khi được hỏi về những kỹ năng cốt lõi cần tập trung phát triển trong năm 2023, kéo dài đến năm 2024, có 55,1% ứng viên/ người lao động lựa chọn ngoại ngữ và tư duy phân tích.

Nhằm tăng tính cạnh tranh cho bản thân trên thị trường lao động, ứng viên/ người lao động còn tập trung phát triển các kỹ năng như tư duy sáng tạo (chiếm 48,2%), giải quyết vấn đề (chiếm 42,2%) và giao tiếp hiệu quả (chiếm 39,5%).

Kết quả này khá tương đồng khi tham chiếu với những yếu tố mà doanh nghiệp ưu tiên khi tuyển dụng. Cụ thể ngoại ngữ, giao tiếp hiệu quả hay giải quyết vấn đề,... đều là những yếu tố đứng đầu trong cả hai khảo sát. Đồng thời, trong bối cảnh nhiều biến động như hiện tại, cả ứng viên/ người lao động cũng như doanh nghiệp đều quan tâm đến yếu tố thích ứng với thay đổi.

Bên cạnh đó, người lao động còn quan tâm đến xu hướng làm việc linh hoạt (chiếm 49,1%), sức khỏe tinh thần (43,7% nhân sự lựa chọn ưu tiên cân bằng giữa cuộc sống - công việc). Trong top 5 còn có các yếu tố làm việc từ xa (chiếm 40,1%), ứng dụng của AI (chiếm 37,7%) và trao quyền cho nhân viên (chiếm 35,8%).

Doanh nghiệp gặp khó vẫn chi Doanh nghiệp gặp khó vẫn chi "đậm" thưởng Tết cho công nhân

Công đoàn cơ sở đề xuất lãnh đạo Công ty TNHH Nhựa Cotec (KCN Phúc Khánh, thành phố Thái Bình) thưởng tháng lương 13 cho ...

Ấm tình công đoàn trên hành trình Tết 2024 Ấm tình công đoàn trên hành trình Tết 2024

Gần 3.000 đoàn viên, người lao động sẽ được trở về quê đón Tết bên gia đình và người thân nhờ Hành trình Tết Công ...

Người đưa kỹ thuật mổ nội soi với chỉ một vết mổ dưới 2cm lên ngang tầm thế giới Người đưa kỹ thuật mổ nội soi với chỉ một vết mổ dưới 2cm lên ngang tầm thế giới

Những ngày đầu tháng 12, truyền thông "rúng động" bởi tin tức một gia đình người Úc đưa con sang Việt Nam điều trị căn ...

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt và chế độ, lương cho người lao động tại các cơ sở này.
"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

Giữa bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa các ngành nghề. Vậy, đâu là những lĩnh vực "hái ra tiền" và đâu là những ngành đang chật vật?