Một bài học đắt giá về trách nhiệm của nhà báo trong khi tác nghiệp
Văn hóa - Xã hội - 21/06/2023 09:29 AN VINH
Tháng 3 năm 1993, cùng với người bạn là nhà báo Joao Silva, Kevin Carter đến Sudan để điều tra về cuộc nội chiến và nạn đói. Trên đường đến làng Ayod, nhiếp ảnh gia Kevin bắt gặp một đứa trẻ gầy trơ xương đang trên đường bò đến trạm cung cấp thực phẩm. Đột nhiên, một con kền kền đến đứng ở phía sau. Khi đó, Kevin bị xúc động mạnh mẽ bởi khung cảnh của sự nghèo khổ tột cùng ấy, anh nâng máy ảnh lên và chụp.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé đói khát đang lê lết trên nền đất và đằng sau là con kền kền đang chực chờ em gục xuống để xông lên rỉa xác, ngay sau khi được đăng tải trên Tạp chí New York Times vào ngày 26/3/1993, đã gây chấn động toàn thế giới. Sau đó 1 năm, Kevin Carter vinh dự nhận được giải thưởng nhiếp ảnh Pulitzer danh giá.
Bức anh "Kền kền chờ đợi" của Kevin Carter. Ảnh: TL |
Tuy nhiên, khi bức ảnh “Kền kền chờ đợi” trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới cũng là lúc có vô số lời chỉ trích dội về tác giả. Tất cả các ý kiến phản bác, kể cả những người bạn của Kevin đều tự hỏi tại sao anh lại chỉ chụp ảnh thay vì giúp đỡ em bé ấy. Kevin tất nhiên sau đó đã phải chịu đựng chuỗi áp lực không thể gồng mình lên nổi và trở nên trầm cảm.
Đỉnh điểm của bi kịch cuộc đời đã tìm đến Kevin chỉ 3 tháng sau khi nhận giải Pulitzer. Anh đã tự sát bằng độc khí carbon monoxide trên một chiếc xe hơi đỏ đậu kề một con sông nhỏ ở tuổi 33. Nhiếp ảnh gia để lại lời nhắn trên băng ghế xe: “Tôi thực sự xin lỗi. Những đau đớn của cuộc sống đã đè nén tới mức mà niềm vui không còn có thể tồn tại”.
Chỉ đến khi cái chết tìm đến Kevin, giới truyền thông mới lao vào tìm hiểu chuyện gì đã thực sự xảy ra sau cú bấm máy ấy. Phóng viên Alberto Rojas đến từ Tây Ban Nha đã tìm gặp một nhiếp ảnh gia khác cũng có mặt ở trại tị nạn ở Sudan vào năm 1993 tên là Arenzana. Ông này cũng chụp một bức ảnh tương tự như của Kevin, và trong đó, người ta nhìn thấy không gian xung quanh không chỉ có em bé và con kền kền mà cách đó chỉ vài chục mét là trung tâm chăm sóc, nhân viên y tế và cha của đứa bé.
Rojas sau đó đã gặp được cha của đứa trẻ trong bức ảnh của Kevin và biết được rằng đứa bé thực sự đã sống sót sau nạn đói nhưng đã chết 14 năm sau đó vì một cơn sốt rét. Như vậy, đứa bé không hề bị cơn đói giết chết để trở thành bữa ăn cho con kền kền phía sau như những gì mà độc giả và dư luận tưởng tượng và tung ra một cách vô căn cứ. Tuy nhiên, Kevin Carter đã không còn để nhận được tin tốt lành đó. Anh đã chết.
Có một sự thật là nếu nhiếp ảnh gia không nhanh chóng ghi lại hình ảnh này, sẽ chẳng bao giờ nhân loại biết tới một thực tế kinh hoàng của sự đói khát, tuyệt vọng ở lục địa đen. Nhưng vinh quang của giải thưởng Pulitzer đã khiến một nhiếp ảnh gia tài năng phải tự tìm đến cái chết. Và người ta đã ví truyền thông nhiều khi cũng giống như một con kền kền đang chờ đợi để rỉa xác Kevin Carter, một phóng viên ảnh cô đơn giữa cuộc đời.
Câu chuyện về bức ảnh “Kền kền chờ đợi” và cái chết tức tưởi của phóng viên Kevin Carter thật sự trở thành một bài học kinh nghiệm đau xót và đắt giá cho tất cả những người làm báo trên thế giới này, khi mà chính truyền thông lại là “con dao hai lưỡi”, đâm ngược trở lại những người làm truyền thông .
Bài học từ vụ bức ảnh “Kền kền chờ đợi” cho chúng ta thấy một sự thật:
Trong bất cứ một tác nghiệp nào của nghề phóng viên, hãy chú ý để sự an toàn của mọi người, để sự sống của đồng bào, của nhân loại lên hàng đầu. Đồng thời, cũng phải lưu ý bảo toàn danh dự và sự sống còn của chính bản thân mình.
Hãy làm thế nào để mỗi chúng ta, trong tư cách là một phóng viên, một nhà báo, có thể an toàn và tỉnh táo trong tác nghiệp để góp phần giúp đỡ, chia sẻ, hàn gắn, an ủi, lau bớt mồ hôi, gạt đi nước mắt, xoá sạch vết máu trên mỗi khuôn mặt của Con Người!
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất