Mất an toàn giao thông tại các điểm gần khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP HCM

Người lao động - Nguyễn Nga

Nút giao thông gần các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP HCM là nơi thường xuyên xảy ra tai nạn. Chúng hầu như nằm gần đường quốc lộ, nơi giao nhau với nhiều đường nhánh. Nhiều khi tín hiệu đèn giao thông bị hỏng, đi lại lộn xộn dẫn đến tai nạn thương tâm. Đã có nhiều đề án được đưa ra nhằm làm giảm, hạn chế những vụ tai nạn thương tâm đối với người lao động.
1359 z2046537912813 f92dca7e0d8a9b9bc99736c6f0d02247
Cổng Khu chế xuất Linh Trung 1 vào giờ tan tầm - Ảnh: N. Nga

Nút giao tử thần tại các khu công nghiệp, khu chế xuất

Với những công nhân làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1, TP. HCM, đoạn đường dưới chân cầu vượt Linh Xuân giao cắt với Quốc lộ 1, đường 1K lên Bình Dương, đi An Sương và về trung tâm thành phố được coi là "ngã tư tử thần".

Dưới chân cầu vượt Linh Xuân có khá nhiều ngã rẽ nên công nhân khó có thể tránh kịp khi đèn giao thông bị tắt. Theo ghi nhận của PV Cuộc sống an toàn, nếu có cảnh sát giao thông đứng điều tiết thì mọi người đi trật tự và theo quy định. Nhưng nếu như đèn tín hiệu giao thông tắt hoặc không có cảnh sát điều khiển, giao thông tại đây giống như một "ma trận". Đây là điều rất đáng lo ngại với những ai tham gia giao thông trên cung đường này, đặc biệt là công nhân đi làm hàng ngày.

“Tôi làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1 đến nay được 4 năm, chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tâm tại chân cầu vượt Linh Xuân lắm rồi. Tại đây được công nhân chúng tôi gọi là 'điểm đen' tai nạn vì người ta đi lại hỗn loạn dù có đường đi rõ ràng đúng tuyến nhưng vẫn có người rẽ ngang, rẽ dọc, đi ngược chiều…, và hậu quả là tai nạn xảy ra. Mấy anh cảnh sát cũng thường xuyên đứng chốt lại địa điểm này, nếu có họ phân luồng đèn xanh đỏ thì rất ổn định. Nhưng vắng họ là y như rằng ong vỡ tổ. Chủ yếu là thời gian cao điểm lúc 5 giờ chiều và 6h30 phút sáng khi công nhân đi làm, giao thông “khủng khiếp” nhất. Tôi mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp để làm giảm sự nguy hiểm tại điểm ngã tư chân cầu Linh Xuân, nếu không thì đáng lo lắm” – anh Ngọc Lâm chia sẻ về con đường đi làm hàng ngày của mình.

Những người sinh sống tại đây ai cũng nhớ đến vụ tai nạn thương tâm xảy ra thời gian trước đây. Nam tài xế khoảng 40 tuổi điều khiển xe tải lưu thông trên Quốc lộ 1K, hướng Bình Dương về TP. HCM, khi đến ngã tư cầu vượt Linh Xuân, xe rẽ phải ra Quốc lộ 1 hướng về cầu vượt Sóng Thần thì xảy ra va chạm với một người phụ nữ chạy xe máy cùng chiều. Hậu quả là người phụ nữ này bị cuốn vào gầm xe tử vong tại chỗ, xe máy hư hỏng nặng. Được biết người phụ nữ này đi khám bệnh tại TP. HCM.

Chưa hết, mới đây nhất, ngày 18/6, một vụ tai nạn giữa xe máy và xe tải trong đường nội bộ Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Bình Tân, TP.HCM) khiến 1 người tử vong. Cụ thể, xe tải biển số 68C - 097.39 do tài xế Trần Hoàng Thanh (30 tuổi, quê Kiên Giang) điều khiển, lưu thông trên đường số 2 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Hướng từ đường Hương lộ 80 về đường số 7 khi đến giao lộ với đường 2D, tài xế cho xe rẽ phải vào đường này thì xảy ra va chạm với xe máy biển số 71B4 - 277.35 do anh T.Q.B (21 tuổi, quê Bến Tre) cầm lái, lưu thông cùng chiều. Hậu quả, anh T.Q.B bị thương nặng và tử vong trên đường đi cấp cứu.

1356 z2046537898207 1e3e245b418b9638ef570041ead490ae
Người lao động dừng xe giữa đường mua thực phẩm gần Khu công nghiệp Tân Bình. Ảnh N. Nga

Đẩy mạnh tuyên truyền giao thông cho người lao động trong khu công nghiệp

Trước tình trạng các vụ tai nạn giao thông diễn ra ngày càng căng thẳng tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP HCM nói riêng, cả nước nói chung, nhiều công đoàn cơ sở đã vào cuộc tuyên truyền ý thức tham gia giao thông cho người lao động. Cụ thể bằng nhiều hình thức khác nhau, các cấp công đoàn đặc biệt là công đoàn cơ sở đã đẩy mạnh nội dung tuyên truyền bằng tờ rơi, phát thanh… Với những việc làm này góp phần nâng cao ý thức của người lao động trong việc tham gia giao thông và làm hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Chị Nguyễn Thị Thanh, công nhân tại Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức chia sẻ: “Tôi trọ trên đường 1k gần công ty để đi làm cho tiện. Nhưng cũng khá nguy hiểm về giao thông, nhất là giờ tan tầm, công nhân đông, chật kín cả khu chế xuất và đoạn đường giao với Quốc lộ 1. Tôi đã làm việc tại đây hơn 10 năm, chứng kiến nhiều vụ tai nạn khủng khiếp. Cho nên, tôi luôn chọn đường tắt, đường hẻm để đi về nhà cho an toàn”.

Đồng chí Lưu Kim Hồng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao, quận 9, TP HCM) chia sẻ rằng, Công đoàn công ty trong nhiều năm đã tổ chức tuyên truyền cho người lao động hiểu, biết và chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông. Không những thế, người lao động trong công ty còn hiểu được giá trị của sự sống, an toàn của tính mạng.

“Ngoài việc tuyên truyền luật An toàn giao thông, từ năm 2012, công đoàn chúng tôi còn tổ chức hỗ trợ cho anh chị em công nhân thi bằng lái xe. Cụ thể, đối với công nhân chưa có giấy phép lái xe, Công đoàn là nơi nhận hồ sơ thi, hướng dẫn cách học lý thuyết. Cùng với đó là liên hệ nơi cho công nhân đến thi và tham gia bố trí lịch thi vào các chủ nhật để tiện cho người lao động”, ông Hồng cho biết.

Trước đó, trong buổi thảo luận về đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2020-2025”, Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN nhấn mạnh, hiện nay vẫn còn một số công nhân lao động điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định nồng độ cồn, không có giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ; đi không đúng phần đường, chạy ngược chiều, thiếu chú ý quan sát, vượt xe không đúng quy định… Người đi bộ không quan sát, không tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn giao thông … Do đó việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức Công đoàn.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/8
Ngồi giữa Ba Đình mơ đảo Síp Ngồi giữa Ba Đình mơ đảo Síp
Món quà của người Ca Dong đã đến được mâm cơm người lao động khó khăn mùa dịch Món quà của người Ca Dong đã đến được mâm cơm người lao động khó khăn mùa dịch
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

Người lao động -

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Người lao động -

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Đời sống -

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.

Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách

Người lao động -

Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách

Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm chăm lo tốt hơn cho giáo viên vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên.

Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Đời sống -

Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím Lao động & Công đoàn media

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím

Hôm nay (25/12), tất cả các tài khoản mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản trước khi viết bài, bình luận, chia sẻ, livestream. Việc “luật hóa” này để sàng lọc tài khoản ảo, vô trách nhiệm với phát ngôn, hay đưa thông tin thiếu kiểm chứng, tin giả.

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn Cà phê tối

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn

Nguyễn Xuân Son đã có màn trình diễn thượng hạng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar tại ASEAN Championship 2024. Nhưng đằng sau cơn phấn khích từ chiến thắng “out trình” ấy còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với bóng đá Việt.

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội Video

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác năm 2023-2026 giữa hai cơ quan, nhằm đánh giá, ghi nhận kết quả phối hợp, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đọc thêm

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Người lao động -

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Đến nay, nhiều CĐCS trên địa bàn TP. HCM đã chủ động phối hợp mở lớp học tại doanh nghiệp và vận động doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân đi học, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề…

Cách mạng, cách mạng không ngừng

Người lao động -

Cách mạng, cách mạng không ngừng

Tiền để nuôi bộ máy đã ngốn hết 70% rồi thì còn đâu để đầu tư phát triển. Hình dung, một gia đình làm ra 10 đồng, ăn hết 7 đồng chưa tính tiền hiếu hỉ và tiêu vặt khác thì còn đâu mà dùng khi ốm, khi đau chứ nói gì đầu tư!

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Đời sống -

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Các chính sách cần tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy năng lực trong các lĩnh vực khác thay vì cảm giác bị “loại bỏ”.

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Đời sống -

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.

Bỏ phố lên non làm thợ điện

Người lao động -

Bỏ phố lên non làm thợ điện

14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Người lao động -

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Người lao động -

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Người lao động -

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán bộ công chức, viên chức trong dài hạn sau sáp nhập, sắp xếp lại.