Làm gì để đạt được hiệu quả trong công tác kiểm soát dịch tại các chợ?
Đời sống - 08/04/2020 19:00 Xuân Hậu
Máy rửa tay đặt tại các chợ. |
Trải qua hơn 1 tuần thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, để đảm bảo công tác phòng dịch, nhiều quán hàng ăn đóng cửa, người dân dần ý thức được việc phải tự mình nấu nướng, tránh tụ tập quán xá đông người. Vậy nhưng, trên thực tế, tại nhiều chợ ở Đà Nẵng, tình trạng người dân không đảm bảo các công tác phòng dịch như giữ khoảng cách 2m, hay không đeo khẩu trang, không sát khuẩn tay trước khi vào chợ vẫn còn diễn ra nhiều.
Qua ghi nhận thực tế của PV, tại các siêu thị, công tác thực hiện kiểm soát dịch phần nào đảm bảo hơn so với các chợ Đà Nẵng. Khách hàng khi vào siêu thị như Lotte, Big C đều phải thực hiện việc đo thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang,... Ngược lại, ở các chợ, nhiều người dân và tiểu thương rất chủ quan trong công tác phòng dịch.
Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để tăng cường, kiểm soát phòng dịch Covid-19 ở các chợ?
Trước hết, chính là sự chung tay của cộng đồng. Có thể nói, từ khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hàng loạt các cá nhân, tổ chức đã chung tay để cùng nhau thực hiện công tác phòng chống dịch tại các chợ.
Cụ thể, nhóm 4 sinh viên khoa Vật lý (Trường Đại học Sư phạm, Đà Nẵng) đã cùng nhau lên ý tưởng, nghiên cứu, chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động đặt ở các chợ. Sản phẩm được thiết kế từ các dụng cụ và linh kiện đơn giản, kết cấu gọn nhẹ, phù hợp cho việc di chuyển và đặt ở những điểm phòng chống dịch. Máy có dung tích bình chứa lên tới 10 lít, đáp ứng khoảng 2.000 lượt rửa tay sát khuẩn mỗi bình.
Bạn Mai Thị Thu Hiền (thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết: “Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, chúng tôi muốn sử dụng kiến thức đã học để thiết kế và chế tạo ra một sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, chung tay người đẩy lùi dịch bệnh. Máy rửa tay sát khuẩn tự động được vận hành dựa trên nguyên tắc hiện tượng cảm ứng. Khi người dùng đặt lòng bàn tay vào phía dưới phần cảm ứng của máy, máy sẽ tự động kích hoạt phun ra một lượng dung dịch vừa đủ để sát khuẩn tay”.
Hiện tại, máy rửa tay sát khuẩn tự động của các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm được đặt ở 5 chợ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là: Chợ Hàn, Chợ Cồn, Chợ Đống Đa, Chợ Mới, Chợ Đầu Mối.
Nhiều bạn trẻ tại phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng đã tổ chức phát 100 mũ chống giọt bắn cho các hộ kinh doanh buôn bán tại chợ Nại Hiên |
Không chỉ các bạn sinh viên của Đại học Sư phạm, nhiều bạn trẻ tại phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng đã tổ chức phát 100 mũ chống giọt bắn cho các hộ kinh doanh buôn bán tại chợ Nại Hiên. Nhận được những sự quan tâm của nhiều bạn trẻ tại địa phương, các tiểu thương ở chợ Nại Hiên rất cảm kích. Bà Nguyễn Thị Lan (tiểu thương hàng trái cây tại chợ Nại Hiên) chia sẻ: “Được sự quan tâm của các cháu tặng mũ đảm bảo an toàn này tôi rất vui và yên tâm phần nào để tiếp tục buôn bán phục vụ người dân mùa dịch. Cảm ơn sự quan tâm của các cháu đoàn viên”.
Bên cạnh sự chung tay của cộng đồng, chính quyền Đà Nẵng cũng quyết liệt thực hiện hàng loạt các biện pháp răn đe để nâng cao nhận thức của người dân, đã có các trường hợp vì đi chợ không đeo khẩu trang bị xử phạt ở mức từ 100.000 – 200.000 đồng.
Mới đây nhất, ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng cũng có văn bản đề nghị chấn chỉnh công tác kiểm soát, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ trên địa bàn thành phố. Đối với các trường hợp tiểu thương, khách hàng không chấp hành việc đeo khẩu trang, không rửa tay bằng nước sát khuẩn thì kiên quyết không cho vào chợ, xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, nghiên cứu bố trí thời gian họp chợ hợp lý, bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Mọi biện pháp tiến hành tại các chợ ở Đà Nẵng hiện nay đều nhằm đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Vậy nhưng, để đạt hiệu quả cao nhất đều phải dựa vào sự phối hợp của chính người dân và các tiểu thương của chợ, chỉ khi ý thức chấp hành được nâng cao thì công tác phòng dịch mới gặt hái được nhiều thành quả.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/4 Tính đến 7h sáng ngày 8/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,42 triệu người nhiễm virus corona ... |
Đại dịch, mâm cơm và bữa nhậu Giữa những ngày cách ly xã hội để phòng chống đại dịch Covid-19, mâm cơm gia đình ấm cúng và "thú vui" từ bữa nhậu ... |
Bệnh nhân 243 nhiễm Covid-19 đã đi những đâu? Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân 243 từng đến nhiều nơi đông người như thăm người thân tại các bệnh viện, dự đám cưới, ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc