Khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 trong ngành Y tế
Chính sách mới - 06/10/2022 20:39 HÀ VY
Hậu khai giảng |
Tham gia Đoàn công tác khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 còn có các đồng chí: TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn; Vũ Hồng Quang - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Trưởng đoàn công tác khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 phát biểu tại buổi làm việc với Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh: THC |
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo kế hoạch, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thành lập các đoàn công tác tại các LĐLĐ địa phương, một số UBND tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương để khảo sát, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012. Mục đích là đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các điều ước quốc tế, có tổ chức đại diện người lao động xuất hiện trong thời gian tới. Từ đó nghiên cứu, đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Công đoàn 2012.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, CĐYTVN đã thực hiện đúng quy định theo Luật Công đoàn 2012, đặc biệt chú trọng xây dựng các quy chế công tác với các cấp chính quyền. Quy chế phối hợp với các cấp chính quyền là “cây gậy”, cẩm nang cho hoạt động công đoàn. Căn cứ vào quy chế phối hợp đã kí kết với Bộ Y tế, CĐYTVN đã phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ, Viện, cơ quan trong ngành Y tế, hệ thống Công đoàn, các tổng hội, đối tác để chăm lo, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của đoàn viên, người lao động nói chung, đoàn viên, NLĐ trong ngành Y tế nói riêng.
Nhấn mạnh những vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới, đồng chí Phạm Thị Thanh Bình - Chủ tịch CĐYTVN cho biết:
"Về công tác thành lập công đoàn cơ sở: Theo Luật Công đoàn 2012 và Điều lệ Công đoàn, còn 15 đơn vị các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nhưng do LĐLĐ TP Hồ Chí Minh vì vướng quy định của địa phương. Tại 19/63 tỉnh, thành phố, đoàn viên ngành Y tế chưa sinh hoạt chung về Công đoàn ngành Y tế. Số đoàn viên CĐYTVN quản lý chỉ chiếm 1/10 tổng số đoàn viên ngành Y tế cả nước.
Thành viên Đoàn công tác phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: THC |
Bộ luật Lao động 2019 đã có nhiều điểm mới, phù hợp với xu thế hội nhập chung của thế giới. Do đó, Luật Công đoàn 2012 cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Bộ luật Lao động 2019, bối cảnh hội nhập kinh tế, hiệp định CPTPP. Thêm vào đó, nhiều luật mới ra đời với những quy định không phù hợp với Luật Công đoàn 2012, cần được xem xét, sửa đổi.
Về quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội: Ở một số doanh nghiệp, việc tổ chức Hội nghị Người lao động chưa đảm bảo tiến độ thời gian theo quy định, chất lượng chưa cao, mang tính hình thức, đối thoại chưa theo quy định, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân mang tính hình thức, … Nhiều doanh nghiệp mới hình thành có cổ phần của người nước ngoài chi phối, không có tổ chức Đảng nên không chỉ đạo được tổ chức Công đoàn hoạt động. Điều này dẫn đến việc thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể gặp nhiều khó khăn.
Chưa có chế tài xử lý cán bộ được bầu vào Ban Chấp hành Công đoàn nhưng không nhiệt tình, tích cực, đóng góp cho tổ chức Công đoàn; mô hình liên kết khi có các chuyên khoa, loại hình phòng khám trên cùng một địa bàn, …
Ông Nguyễn Tuấn Hưng - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nêu thực tế: "Về mô hình tổ chức bộ máy, ở 4 tỉnh, thành phố là Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Trung tâm y tế huyện không còn thuộc Sở Y tế. Công đoàn Trung tâm Y tế huyện không thuộc quản lý của Công đoàn ngành Y tế tỉnh, thành phố mà thuộc LĐLĐ huyện. Do đó, sự vươn tới của Công đoàn ngành Trung ương tới cơ sở là khó khăn.
Bộ máy tổ chức của nhiều đơn vị trong ngành Y tế, song hành với sự phát triển của đất nướcđã mở rộng với nhiều cấp, hoạt động ở nhiều địa phương. Vì vậy, Luật Công đoàn sửa đổi cần xem xét tên gọi cho công đoàn ở các cấp này cho phù hợp, đồng thời có cơ chế mạnh hơn để Công đoàn đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động khi gặp phải các rủi ro nghề nghiệp do yếu tố khách quan đưa lại".
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị CĐYTVN ngoài việc đánh giá những mặt đạt được, mặt hạn chế cần phân tích cụ thể, sâu sắc hơn dựa trên thực tiễn và căn cứ pháp luật. Từ đó chủ động đề xuất giải pháp những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng bộ với các quy định của pháp luật.
Luật Công đoàn 2012 được sửa đổi trong điều kiện Việt Nam gia nhập các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, thực hiện các công ước quốc tế. Do đó, mục tiêu sửa Luật Công đoàn 2012 là phù hợp với xu thế hội nhập, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hành trình chính phủ số - xin đừng hình thức, đối phó Tuần trước, em gái tôi ở Đà Nẵng hăm hở khoe nơi cô ta ở đã được triển khai sử dụng nền tảng công dân ... |
Bệnh xa dân và những con số biết nói Ủy ban Tư pháp Quốc hội vừa có báo cáo kết quả giám sát về việc chấp hành quy định pháp luật đối với việc ... |
Khó khăn và bất cập trong bài toán nhà ở cho công nhân Nhu cầu nhà ở cho công nhân thật lớn và để giải quyết vấn đề này Nhà nước đã có nhiều quan tâm thiết thực ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc