Hãy chung tay xóa bỏ bếp than tổ ong, "thủ phạm" gây ô nhiễm không khí
Đời sống - 14/12/2019 22:48 Bảo Minh (T.H)
Mỗi ngày Hà Nội đang tiêu thụ khoảng 5.000 tấn than tổ ong. Ảnh: Minh họa |
Với đặc tính tiện và giá thành rẻ nên than tổ ong được rất nhiều người dân sử dụng. Theo số liệu thống kê khảo sát tại 600 hộ dân tại Hà Nội thuộc 3 quận, huyện (Đống Đa, Ba Đình, Sóc Sơn) cho thấy cơ cấu sử dụng bếp than tổ ong gồm sinh hoạt hộ gia đình (53%), kinh doanh hàng ăn (31%), quán nước (10%), nấu thức ăn gia súc gia cầm (6%).
Khi đốt than tổ ong sẽ tạo ra tạo ra chất thải, khí thải độc gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Việc người dân sử dụng bếp than tổ ong càng làm cho tình hình ô nhiễm không khí thêm nghiêm trọng hơn. Do vậy, hơn lúc nào hết, bếp than tổ ong cần sớm được xóa bỏ trong đời sống của người dân Thủ đô.
Bình quân mỗi ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than với phát thải tương đương 1.870 tấn khí C02 vào bầu không khí. Điều này có nghĩa là mỗi ngày không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí thải khổng lồ, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và môi trường.
Đề cập đến tác hại của việc đốt than tổ ong, các chuyên gia y tế đã nhiều lần khuyến cáo, than tổ ong gây ra không ít trường hợp cấp cứu, tử vong thương tâm do để bếp trong nhà kín gây ngạt khí CO, SO2...
Đáng chú ý, tiếp xúc thường xuyên với khí thải từ than tổ ong còn gây ra các bệnh hô hấp mãn tĩnh như lao, hen suyễn, bệnh phối tắc nghẽn mạn tính hoặc những tổn thương về cơ tim và hệ thần kinh.
Nghiên cứu năm 2018 của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường trực thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội (INEST) và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng chỉ rõ lượng bụi mịn PM2.5 mà người trực tiếp sử dụng bếp than tổ ong đun nấu cao hơn 7-8 lần so với người đứng cách xa vài mét, dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm cao hơn.
Một số người dân cho biết mặc dù họ đều nhận thức được sự nguy hại mà bếp than tổ ong gây ra nhưng vì thói quen và lợi ích kinh tế nên vẫn tiếp tục sử dụng loại bếp này. Ảnh: Minh họa |
Tại một số nơi như: Lò Đúc, Hàng Cót, Hàng Gai, khu vực gầm Cầu, Chợ Hàng Da hay ở một số chung cư cũ, các khu lao động nghèo rất dễ bắt gặp hình ảnh bếp than tổ ong đang cháy đỏ rực được để chơ vơ hoặc quây sơ sài bằng những tấm bìa ngay trên vỉa hè, gốc cây hoặc chân cột điện phục vụ việc kinh doanh hàng ăn, bán trà đá của người dân. Có một thực tế rằng những người chịu tổn hại nhất khi sử dụng bếp than tổ ong lại là những người nghèo, người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, không có nghĩa là mọi hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng bếp than tổ ong đều không có khả năng chi trả cao hơn cho các loại bếp thay thế. Điều này cho thấy nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm cộng đồng còn chưa rõ ràng.
Theo các chuyên gia, chủ trương xóa bỏ bếp than tổ ong từ năm 2020 của thành phố Hà Nội là hoàn toàn đúng bởi đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường khiến bầu không khí Thủ đô thời gian qua lên đến mức ô nhiễm thuộc nhóm đầu thế giới.
Với tình trạng ô nhiễm đang diễn ra tại Thủ đô mà một trong những nguyên nhân xuất phát là bếp than tổ ong thì mục tiêu xóa sổ bếp than tổ ong là hoàn toàn đúng đắn. Để làm được điều đó đòi hỏi sự quyết tâm của chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền, xử lý hộ dân cố tình không chấp hành quy định của thành phố. Mặt khác, người dân cần nâng cao nhận thức xóa bỏ bếp than tổ ong để chung tay bảo vệ môi trường Thủ đô và cũng là bảo vệ chính mình.
Lương, thưởng Tết Dương lịch 2020, người lao động được hưởng như thế nào? Tết Dương lịch, khi người lao động làm thêm giờ sẽ hưởng ít nhất 400% tiền lương, làm thêm vào ban đêm hưởng ít nhất ... |
Chiều Hà Nội, bỗng nhớ cụ Hưng! Mấy hôm nay, khi mà "chính trường Hà Nội" bỗng sôi sục vì nhiều chuyện, tôi hay nhớ và nghĩ về cụ Trần Duy Hưng - ... |
Tăng lương, thưởng để người lao động có Tết đủ đầy Mỗi khi năm hết, Tết đến, người lao động nào cũng mong có một cái Tết ấm áp, vui vẻ, đủ đầy để bù đắp ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/12/2024 08:56
"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark
2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.
Người lao động - 21/12/2024 15:23
Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…
Đời sống - 19/12/2024 19:37
Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động
Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đời sống - 19/12/2024 18:24
Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân
Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.
Người lao động - 19/12/2024 18:21
Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách
Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm chăm lo tốt hơn cho giáo viên vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên.
Đời sống - 18/12/2024 08:03
Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”
- Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn