Doanh nghiệp trù dập cán bộ công đoàn, trả giá hơn 620 triệu bồi thường

Pháp luật lao động - TRẦN LƯU

Tòa án buộc Công ty TNHH May mặc TOPTEX bồi thường cho chị Trúc hơn 620 triệu đồng vì quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai mới đây đã mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp lao động giữa chị Lưu Thanh Trúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở tại Công ty TNHH May mặc TOPTEX và công ty này, sau khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Trúc.

Tòa án đã quyết định buộc công ty phải bồi thường cho chị Trúc tổng số tiền hơn 620 triệu đồng, bao gồm tiền lương trong những ngày không được làm việc và tiền bồi thường (2 tháng lương) do công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Xung đột và hành vi phân biệt đối xử với cán bộ công đoàn

Chị Lưu Thanh Trúc (SN 1971) bắt đầu làm việc tại Công ty TNHH Quốc tế Y trang ROO HSING (nay là Công ty TNHH May mặc TOPTEX) từ tháng 10/1995, tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.

Sau khi thử việc 3 tháng, công ty ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 36 tháng với chị vào tháng 01/1996, rồi tiếp tục ký các hợp đồng lao động không xác định thời hạn vào năm 2003 và 2009.

Công việc của chị Trúc là nhân viên thẩm định bộ phận IE, mức lương hằng tháng là 10.323.700 đồng cùng phụ cấp 1.829.300 đồng.

Trong suốt quá trình làm việc, chị Trúc luôn hoàn thành tốt công việc được giao và không vi phạm kỷ luật. Đặc biệt, từ tháng 7/2009, chị được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở và luôn được đồng nghiệp tin tưởng. Tuy nhiên, từ khi công ty thay đổi chủ và đổi tên thành Công ty TNHH May mặc TOPTEX vào tháng 6/2010, chị bắt đầu gặp phải sự phân biệt đối xử, đặc biệt trong công tác công đoàn.

Khi thay đổi chủ doanh nghiệp, công ty thực hiện nhiều chính sách mới, trong đó có việc cắt giảm quyền lợi của người lao động. Chị Trúc đại diện cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đã không đồng ý với các chính sách này, khiến công ty có nhiều hành vi phân biệt đối xử với chị.

Vào ngày 19/12/2016, công ty yêu cầu chị bàn giao công việc chuyên môn cho người khác và chỉ làm công tác công đoàn, điều này gây khó khăn cho công việc công đoàn của chị vì phải chuyển sang xưởng Wash, cách xa khu xưởng may chính của công ty.

Sau khi phản ánh lên Công đoàn các Khu Công nghiệp Biên Hòa, công ty mới chuyển chị trở lại văn phòng xưởng may vào tháng 3/2017. Tuy nhiên, từ đó, công ty chỉ yêu cầu chị làm công tác công đoàn mà không giao nhiệm vụ chuyên môn.

“Sa thải” cán bộ Công đoàn trái luật, doanh nghiệp phải bồi thường hơn 620 triệu đồng
Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai trao đổi với chị Trúc về nội dung vụ việc. Ảnh: Tr.L

Vấn đề tiếp tục gia tăng vào tháng 6/2020, khi ông Chiang Chih Hung, quản lý xưởng, yêu cầu chị ký quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Chị Trúc không đồng ý vì cho rằng quy chế quá khắc nghiệt và không hợp lý. Ngay sau đó, công ty chuyển chị về bộ phận IE và yêu cầu chị thực hiện các công việc không thuộc chuyên môn và hợp đồng lao động.

Từ ngày 10/06/2020 đến 17/09/2020, công ty liên tục giao cho chị các công việc ở bộ phận IE, nhưng chị từ chối vì cho rằng những công việc này không hợp lý, không đúng với hợp đồng lao động đã ký kết. Công ty đã tổ chức 34 cuộc họp và ban hành 34 quyết định kỷ luật đối với chị với hình thức khiển trách.

Vào ngày 19/09/2020, công ty đã thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với chị Trúc với lý do "không thực hiện công việc theo hợp đồng." Ngày 06/10/2020, công ty tiếp tục ban hành Quyết định nghỉ việc có hiệu lực từ ngày 09/11/2020.

Không đồng ý với quyết định này, chị Trúc đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa, yêu cầu công ty bồi thường tiền lương cho 49 tháng 15 ngày không được làm việc, bồi thường 2 tháng tiền lương vì bị cho nghỉ việc trái pháp luật, đồng thời yêu cầu công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Tổng số tiền chị yêu cầu là hơn 620 triệu đồng.

Thắng kiện nhờ công đoàn

Tại phiên tòa vừa diễn ra, Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, đã đưa ra các lập luận và chứng cứ pháp lý vững chắc để chứng minh rằng việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Trúc là trái pháp luật.

Luật sư đã dẫn Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, quy định rõ rằng khi áp dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc, người sử dụng lao động phải có sự thỏa thuận với tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở. Tuy nhiên, tại công ty không có quy chế đánh giá hoàn thành công việc, vì vậy không thể làm cơ sở để kết luận chị Trúc không hoàn thành công việc.

“Sa thải” cán bộ Công đoàn trái luật, doanh nghiệp phải bồi thường hơn 620 triệu đồng

Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Tr.L

Mặt khác, theo Điều 192 Luật Công đoàn 2012, khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, phải có sự thỏa thuận bằng văn bản với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp. Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và chỉ sau 30 ngày mới được quyền quyết định. Công ty này không hề có thỏa thuận nào bằng văn bản và cũng không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước.

Dựa trên những chứng cứ và lập luận đó, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa đã chấp nhận nội dung đơn khởi kiện của chị Trúc. Công ty TNHH May mặc TOPTEX bị buộc phải bồi thường tổng số tiền hơn 620 triệu đồng cho chị, bao gồm tiền lương trong những ngày không được làm việc và tiền bồi thường (2 tháng lương) do công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Đồng thời, công ty phải truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho chị Trúc theo đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với PV, chị Trúc cho biết, tính từ lúc chị nghỉ việc tại công ty đến nay đã hơn 4 năm, còn tính từ thời gian khởi kiện cũng đã hơn 3 năm. Trong suốt quá trình đó, chị gặp vô vàn những khó khăn trong cuộc sống.

“Tôi bị cho nghỉ việc đúng thời điểm dịch bệnh, phải bươn chải đủ công việc để tồn tại. Nhiều năm ròng rã, tôi đã đòi được quyền lợi với sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn. Điều đó không chỉ khiến tôi hạnh phúc mà càng cảm thấy tin yêu hơn vào tổ chức Công đoàn, nơi mình đã gắn bó nhiều năm”, chị Trúc chia sẻ.

Trân trọng mời độc giả xem thêm bài viết đang được quan tâm:

Những “thầy cãi” của công nhân lao động Những “thầy cãi” của công nhân lao động

Bền bỉ theo đuổi những vụ án kéo dài hàng chục năm, chấp nhận đối mặt với căng thẳng tột độ, thậm chí là những ...

Chia sẻ
In bài viết
Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím Lao động & Công đoàn media

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím

Hôm nay (25/12), tất cả các tài khoản mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản trước khi viết bài, bình luận, chia sẻ, livestream. Việc “luật hóa” này để sàng lọc tài khoản ảo, vô trách nhiệm với phát ngôn, hay đưa thông tin thiếu kiểm chứng, tin giả.

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn Cà phê tối

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn

Nguyễn Xuân Son đã có màn trình diễn thượng hạng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar tại ASEAN Championship 2024. Nhưng đằng sau cơn phấn khích từ chiến thắng “out trình” ấy còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với bóng đá Việt.

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội Video

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác năm 2023-2026 giữa hai cơ quan, nhằm đánh giá, ghi nhận kết quả phối hợp, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đọc thêm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Phóng sự điều tra -

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Phóng sự điều tra -

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Pháp luật lao động -

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Pháp luật lao động -

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phóng sự điều tra -

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phóng sự điều tra -

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Phóng sự điều tra -

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.