Doanh nghiệp cần làm gì khi có công nhân mắc Covid-19?
An toàn, vệ sinh lao động - 10/06/2021 17:42 Ý YÊN
“Tổ An toàn Covid-19”: "Lá chắn" trong công tác phòng, chống dịch “Ngăn sông cấm chợ”- đừng tự ta làm yếu mình Hơn 10.000 Tổ An toàn Covid-19 tại các doanh nghiệp ở Hà Nội |
Lực lượng chức năng phong toả một công ty tại KCN Thăng Long 2 (thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) hồi tháng 8/2020, sau khi giám đốc công ty này được xác định dương tính với Covid-19 |
Lập tức cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển đi cách ly, điều trị; thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
Thông báo cho công nhân lao động đang có mặt tại nhà máy, khu công nghiệp (KCN); yêu cầu người lao động nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; làm công tác trấn an, không để người lao động hoang mang, lo lắng.
Rà soát toàn bộ người lao động trong nhà máy, KCN theo danh sách quản lý; khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), các trường hợp tiếp xúc với F1 (F2), tuyệt đối không bỏ sót.
Công nhân Công ty TNHH Điện tử Poyun Việt Nam xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 khuya ngày 28/1/2021 sau khi xuất hiện ca F0 - Ảnh: Thạch Thảo/Zing |
Thực hiện cách ly tập trung với tất cả các F1 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú với các F2. Trước khi đưa các F1 đi cách ly tập trung, thực hiện phân nhóm theo vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc để bố trí cách ly y tế trong cùng khu với những trường hợp có cùng vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc.
Gửi danh sách người lao động là F1, F2 và các trường hợp khác không có mặt ở nhà máy, KCN tại thời điểm phong tỏa cho Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế cấp huyện nơi người lao động đang lưu trú để xử trí theo quy định.
Phối hợp với cơ quan y tế thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà/nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân tại KCN Vân Trung, Bắc Giang |
Phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động tùy theo nguy cơ.
Đánh giá mối liên quan dịch tễ của các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ sản xuất, khu vực sản xuất, vị trí làm việc khác với khu vực có F0.
Các phương án sau khi có kết quả xét nghiệm
Tình huống 1: Doanh nghiệp có nhiều ca bệnh làm việc tại hầu hết các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, cần cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định. Tất cả người lao động trong doanh nghiệp, KCN được coi là F1 và thực hiện cách ly tập trung ngay.
Phun khử trùng tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, Bắc Giang |
Tiến hành phong tỏa tạm thời toàn bộ nhà máy, KCN.
Thông báo ngay cho chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; khẩn trương điều tra, truy vết tất cả các trường hợp có liên quan và thông tin cho các cơ quan liên quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh, KCN lân cận; thiết lập phương án cách ly tập trung ngay tại nhà máy, KCN trong trường hợp cần cách ly tập trung số lượng lớn người lao động.
Khử khuẩn xe đưa đón công nhân tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - Ảnh: Lê Thoa |
Tình huống 2: Doanh nghiệp có nhiều ca bệnh tập trung trong cùng phân xưởng, dây chuyền sản xuất, cần cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
Khẩn trương truy vết các trường hợp F1, F2 của các F0 mới để thực hiện cách ly theo quy định. Tất cả người lao động trong cùng phân xưởng, dây chuyền sản xuất, khu vực sản xuất, vị trí làm việc nơi có trường hợp mắc bệnh được coi là F1 và thực hiện cách ly tập trung ngay.
Một khu vực cách ly y tế gần KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội |
Yêu cầu toàn bộ người lao động khai báo y tế bắt buộc với chính quyền địa phương và y tế cơ sở nơi cư trú để phối hợp theo dõi và quản lý.
Tình huống 3: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh, tất cả các mẫu xét nghiệm trong doanh nghiệp, KCN âm tính, cần rà soát toàn bộ người lao động theo danh sách quản lý để tiếp tục theo dõi, giám sát và định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc để kịp thời phát hiện các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Hướng dẫn trên của Bộ Y tế nhằm giúp chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, KCN; đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Ngày hôm qua (9/6), Công ty TNHH PouYuen Việt Nam – doanh nghiệp có đông công nhân nhất TP HCM (56.000 người) phát hiện 1 trường hợp nhiễm Covid-19. Công ty ngay lập tức kích hoạt hệ thống phòng dịch, truy vết và cho hơn 1.100 công nhân tạm nghỉ việc để cách ly tập trung và cách ly tại nhà. Khu vực xưởng sản xuất nơi nữ công nhân làm việc được phong tỏa, khử khuẩn. Số công nhân thuộc nhóm nguy cơ được lấy mẫu xét nghiệm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM đánh giá việc Công ty PouYuen khẩn trương kiểm soát nguồn lây có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng, chống dịch và ổn định sản xuất, khi ca nhiễm tại công ty là nguồn xâm nhập từ bên ngoài, chưa ghi nhận tình trạng lây lan trực tiếp trong nhà máy. |
Nữ công nhân rưng rưng khi nhận được món quà từ công đoàn Nhận phần quà từ lãnh đạo LĐLĐ TP Đà Nẵng, chị Thanh, công nhân Công ty TNHH Lovepop không kìm được những giọt nước mắt ... |
Công ty PouYuen có ca dương tính, 1.100 công nhân tạm nghỉ việc Ngành Y tế TP HCM xác định nữ công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trước khi ... |
Yêu cầu F1 không tụ tập nói chuyện, hỗ trợ doanh nghiệp đón công nhân trở lại làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành công điện khẩn, yêu cầu siết chặt quản lý các khu cách ly tập trung, trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?