Điều trị hậu Covid-19 bằng “phương pháp 4T”
Sức khỏe - 08/04/2022 13:06 TS. BS. TRỊNH HỒNG LÂN - Phân viện trưởng Phân viện Khoa học ATVSLĐ và Bảo vệ môi trường miền Nam
Bác sĩ kiểm tra phim chụp phổi của người bệnh khám hậu Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Thanh Nhàn. |
Hậu Covid-19 là gì?
Định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về hậu Covid: là “Tình trạng hậu Covid-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có thể hoặc đã được xác nhận, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu nhiễm Covid-19 với các triệu chứng, kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức nhưng cũng có những triệu chứng khác và thường có ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Các triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi hồi phục ban đầu sau đợt Covid-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian”.
Hội chứng hậu Covid có biểu hiện rất đa dạng, triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: Mệt mỏi hay cảm giác yếu sức (gặp ở 2/3 bệnh nhân); khó thở, nhất là khó thở khi gắng sức, tuy vậy, có nhiều khi có khó thở nhẹ ngay cả khi làm việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi; ho kéo dài; đau tức ngực hay có cảm giác khó chịu vùng ngực.
Các triệu chứng khác có thể thấy nhưng ít gặp hơn: nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, đau khớp, đau cơ, rối loạn mùi vị, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, mất ngủ, rụng tóc, da nổi mụn, suy giảm tình dục…
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng đầu năm 2022, đã có khoảng trên 4.000 bệnh nhân đến Phòng khám hậu Covid tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh do những di chứng mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, rụng tóc... “Khoảng 50% số người tới khám có kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phát hiện bất thường về tim mạch, phổi như viêm phổi, xơ phổi, suy hô hấp cấp và mạn tính, đông máu gây thuyên tắc mạch máu phổi, tĩnh mạch, đột quỵ... Đây là những biến chứng nặng nề, nguy hiểm cần phải can thiệp ngay cũng như điều trị lâu dài. Khoảng 80% bệnh nhân mắc di chứng với các triệu chứng dai dẳng đặc trưng, kéo dài một vài tuần đến 3-4 tháng. Nhiều nhất là mệt, khó thở, rụng tóc, hồi hộp, tim đập nhanh... Nhiều người bị thêm tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, bồn chồn, kèm mất ngủ và mau quên, không tập trung - những di chứng về tâm thần kinh”.
Những triệu chứng này có thể dai dẳng kéo dài từ khi mới nhiễm bệnh và kéo dài nhiều tháng liên tục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và sức khỏe của NLĐ tại các doanh nghiệp.
Điều trị ô xy cao áp cho bệnh nhân hậu Covid-19 tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh). Ảnh: Minh Khương. |
Một số thống kê ghi nhận tại khu vực TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có khoảng 33 đến 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19. Trong đó 20% số người bệnh phải tái nhập viện, 80% số người bệnh phải theo dõi chăm sóc trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch cần nhập viện hoặc lớn tuổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, mắc bệnh nhẹ. Thậm chí, một số bệnh nhân không hề có triệu chứng khi mắc Covid-19 cũng bị hậu Covid-19. Trong đó, khoảng 20% số bệnh nhân độ tuổi 18 đến 34, không nhập viện, không triệu chứng khi mắc Covid-19 nhưng vẫn có triệu chứng hậu Covid-19. Khoảng 80% số bệnh nhân từng nhiễm Covid-19 có ít nhất một triệu chứng kéo dài, thậm chí có người có nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau (mệt mỏi kéo dài, tức ngực, khó thở, rụng tóc, giảm trí nhớ, căng thẳng, lo âu...).
Khá nhiều người lao động sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính và đã quay trở lại làm việc từ lâu nhưng sức khỏe của họ vẫn chưa thể trở về bình thường như trước. Họ vẫn cảm giác mệt mỏi, sức khỏe giảm sút rất nhiều, một số người khó ngủ, mất ngủ, tức ngực, khó thở dù chỉ làm công việc nhẹ, làm việc rất nhanh mệt, thậm chí vẫn cảm giác khó thở nhẹ, hụt hơi ngay cả khi nghỉ ngơi.
Biện pháp ứng phó với Hội chứng hậu Covid-19
Người bệnh Covid-19 sau khi xuất viện nên tái khám tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm các di chứng hậu Covid-19 nếu thấy sức khỏe của mình không tốt, chậm hồi phục sức khỏe sau khi bị Covid-19. Tùy từng người với các triệu chứng bệnh và mức độ bệnh khác nhau sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau.
Với những trường hợp có tổn thương nặng như xơ phổi, suy hô hấp cấp, đông máu gây thuyên tắc mạch máu phổi hay mạch vành tim… cần phải nhập bệnh viện điều trị theo chuyên khoa. Tuy nhiên, những trường hợp này thường không nhiều.
Với phần lớn các trường hợp khác, tổn thương hậu Covid-19 thường ở mức độ trung bình và nhẹ thì hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú với sự trợ giúp của các cán bộ y tế (online hoặc offline). Có thể áp dụng các phương pháp điều trị Đông Tây y kết hợp, phục hồi chức năng với những trường hợp tức ngực, khó thở nhẹ, kém ngủ, mất ngủ,… Các bệnh nhân hậu Covid-19 có thể tham gia tự thực hành các bài tập thở bụng, tập yoga, thiền… rất có hiệu quả. Có thể áp dụng “Phương pháp 4T” của đông y bao gồm 4 biện pháp sau:
T1 (Yếu tố tinh thần - tâm lý liệu pháp): Tổ chức lại cuộc sống bình an (nếu bất an). Trạng thái bất an là do stress trước khi bị Covid-19 vẫn còn tồn tại sau khi khỏi bệnh. Cần giảm stress và duy trì cách suy nghĩ và thái độ sống tích cực.
Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, hồi phục hậu Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Hữu Nghị. |
T2 (Thực phẩm liệu pháp): Nguyên tắc chọn thực phẩm là phải lành (thực phẩm sạch - an toàn, tốt nhất là hữu cơ), bổ dưỡng, cân bằng khoáng chất, đủ năng lượng. Cần ăn uống đồ dễ tiêu, đủ dinh dưỡng và ăn với số lượng trung bình.
T3 (Tập dưỡng sinh): Có hiệu quả ngay và bền vững. Cần chọn lựa những môn phù hợp với sức khỏe như yoga, thái cực quyền, đơn giản nhất là đi bộ 30 phút, cần đi bộ chất lượng (nghĩa là chú tâm vào bước đi và không suy nghĩ linh tinh, suy nghĩ về công việc, muốn vậy, vừa đi vừa theo dõi đếm bước chân từ 1 - 10, xong đếm ngược lại). Thường xuyên ca hát cũng là một cách tập nâng cao sức khỏe, tập thư giãn. Ngoài ra, một bài tập hết sức cần thiết cho mọi người, nhất là bệnh nhân hậu Covid-19 là bài tập thở bụng.
T4 (Trị liệu khi cần thiết): Trong hội chứng hậu Covid-19, đa số là các triệu chứng nhẹ, sẽ qua đi, không cần nhiều thuốc, thậm chí không cần uống thuốc. Xử lý đơn giản các triệu chứng (nếu có) như sau:
Tức ngực, khó thở: Tập thở bụng rất hiệu quả.
Nếu ho nhiều: Ngậm chanh muối, viên ngậm thảo dược
Đau nhức tại chỗ, tê dại: Tự xoa bóp, xoa bóp chân hay toàn thân với dầu nóng…
Mất ngủ: Thở bụng là một phương pháp trị mất ngủ tốt nhất, dễ làm nhất, hiệu quả nhất. Ngâm bàn chân trong nước nóng (nếu chân lạnh) để dễ ngủ…
Các doanh nghiệp lớn có nhiều F0 có thể thành lập các câu lạc bộ dưỡng sinh, với sự trợ giúp của các chuyên gia y tế và tâm lý hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ tập luyện, giúp họ nhanh chóng vượt qua hậu Covid-19.
Tăng giờ làm thêm cần đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: "Khi người lao ... |
Quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp Để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động tại doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các tiêu chí về ... |
Các nhà máy may Ấn Độ: Nỗ lực bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ Các sáng kiến bảo đảm sức khỏe, vệ sinh và trao quyền cho lao động nữ nói riêng, phụ nữ nói chung ở Ấn Độ ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng