Chậm phục hồi việc làm có nguy cơ để lại “vết sẹo” Covid-19 lâu dài
Việc làm - tuyển dụng - 03/06/2021 13:57 Minh Hằng
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động trên thế giới. Ảnh: PHL |
Theo đó, báo cáo “Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2021" (WESO) của ILO dự báo sự thiếu hụt về việc làm do cuộc khủng hoảng toàn cầu gây nên sẽ đạt đến con số 75 triệu năm 2021, trước khi giảm xuống còn 23 triệu vào năm 2022.
Cụ thể, khoảng cách về việc làm và số giờ bị giảm tương đương với 100 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2021 và 26 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2022.
Sự thiếu hụt việc làm và số giờ làm việc sụt giảm cũng bắt nguồn từ tỷ lệ thất nghiệp cao, mức độ sử dụng lao động thấp và điều kiện làm việc kém từ trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra.
Chính vì vậy, dự kiến số người thất nghiệp trên toàn cầu sẽ ở mức 205 triệu người vào năm 2022, tăng cao so với mức 187 triệu người vào năm 2019. Con số này cũng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp là 5,7%. Trước đó, năm 2013 là lần cuối ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức này.
Một nhà máy chế biến thịt ở Idaho, Mỹ. Ảnh: Getty Images |
Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nửa đầu năm 2021 là châu Mỹ Latinh và Caribe, châu Âu và Trung Á. Ở hai khu vực này, ước tính tổn thất về số giờ làm việc đã vượt mức 8% trong quý I và 6% trong quý II, trong khi mức tổn thất về số giờ làm việc toàn cầu trong quý I và quý II lần lượt là 4,8% và 4,4%.
Dự báo tốc độ phục hồi việc làm trên toàn cầu sẽ tăng nhanh hơn trong nửa cuối năm 2021, với điều kiện là tình hình đại dịch về tổng thể không trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, tiến trình phục hồi này sẽ không đồng đều vì khả năng tiếp cận vắc xin không bình đẳng và hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong việc thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ. Hơn nữa, chất lượng của những việc làm mới được tạo ra ở các quốc gia này cũng có khả năng kém hơn.
Một đơn vị cung cấp bánh mì ở Constantine, Algeria, giữa thời đại dịch Covid-19. Ảnh: UN |
Việc làm và số giờ làm việc giảm đã dẫn đến thu nhập của người lao động giảm mạnh và cùng với đó là tỷ lệ đói nghèo gia tăng tương ứng. So với năm 2009, đã có thêm 108 triệu người lao động trên toàn thế giới hiện được phân loại vào nhóm nghèo hoặc cực kỳ nghèo (có nghĩa là họ và gia đình của họ sống với mức lương tương đương thấp hơn 3,2 USD/ người mỗi ngày). Điều này khiến việc đạt được “Mục tiêu phát triển bền vững” của Liên Hợp Quốc về xóa nghèo vào năm 2030 càng khó khả thi hơn.
Đại dịch đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thu nhập và sinh kế của gia đình người lao động. Trong ảnh là người lao động di cư xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở New Dehli, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg |
Cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng khiến cho tình trạng bất bình đẳng vốn đã có từ trước trở nên tồi tệ hơn khi tác động nặng nề hơn tới những người lao động dễ bị tổn thương. Ngoài ra, tình trạng thiếu các chế độ an sinh xã hội ở nhiều nơi phổ biến hơn khi có 2 tỷ người lao động trong khu vực phi chính thức trên toàn thế giới, đồng nghĩa với sự gián đoạn về việc làm do đại dịch đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thu nhập và sinh kế của gia đình người lao động.
Mặt khác, cuộc khủng hoảng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến phụ nữ. Cụ thể, việc làm của phụ nữ đã giảm 5% vào năm 2020, trong khi ở nam giới là 3,9%. Tỷ lệ phụ nữ rời khỏi thị trường lao động và không hoạt động kinh tế còn lớn hơn nữa. Bên cạnh đó, việc phải gánh vác thêm những trách nhiệm gia đình vì những biện pháp phong tỏa trong khủng hoảng cũng là nguy cơ dẫn đến việc “tái truyền thống hóa” những vai trò giới.
Trên phạm vi toàn cầu, việc làm của thanh niên đã giảm 8,7% vào năm 2020 so với mức 3,7% của người lớn. Các nước có thu nhập trung bình ghi nhận sự sụt giảm này rõ rệt nhất. Hệ quả của sự chậm trễ và gián đoạn này đối với những trải nghiệm thị trường lao động ban đầu của những người trẻ tuổi có thể kéo dài trong nhiều năm.
Các chiến lược phục hồi cần lấy con người làm trung tâm
Phục hồi hậu đại dịch Covid-19 không chỉ là vấn đề về sức khỏe. Ảnh: BS |
Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, cho biết: “Sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19 không chỉ là vấn đề về sức khỏe. Chúng ta cần phải khắc phục cả những thiệt hại nặng nề mà đại dịch gây nên đối với các nền kinh tế và xã hội. Nếu không có những nỗ lực trọng điểm nhằm đẩy nhanh quá trình tạo việc làm thỏa đáng và hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, khôi phục những lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, thì trong nhiều năm tới, chúng ta có thể sẽ vẫn còn phải gánh chịu những ảnh hưởng lâu dài của đại dịch trên phương diện thiệt hại về tiềm năng con người và tiềm năng kinh tế và tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng gia tăng”.
Tổng Giám đốc ILO nhấn mạnh rằng, thế giới cần phải có chiến lược toàn diện và đồng bộ, dựa trên các chính sách lấy con người làm trung tâm và được hỗ trợ bởi hành động và kinh phí. Không thể có sự phục hồi thực sự nếu không phục hồi việc làm thỏa đáng.
Bên cạnh đánh giá về tổn thất số giờ làm việc, việc làm trực tiếp và chiều hướng tăng trưởng việc làm, báo cáo của ILO cũng đề xuất một chiến lược phục hồi dựa trên 4 nguyên tắc, bao gồm: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng và tạo ra việc làm hiệu quả; hỗ trợ thu nhập hộ gia đình và chuyển đổi thị trường lao động; củng cố nền tảng thể chế cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn diện, bền vững và có khả năng chống chịu tốt; sử dụng đối thoại xã hội để phát triển các chiến lược phục hồi lấy con người làm trung tâm.
“Ở nhà với ngoại ngoan, mẹ đi rồi sẽ về” Đó là lời dặn dò của Võ Thị Hoài Thương, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng với con khi chị gửi về ... |
Bắc Giang: Ranh giới bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa phải tới nguy kịch rất nhanh “Đợt dịch ở Đà Nẵng, bệnh nhân nặng chủ yếu đều lớn tuổi và có nhiều bệnh nền, nhưng ở Bắc Giang, bệnh nhân nặng ... |
1000 tỷ của hai nữ đại gia Phương Hằng- Lê Thị Giàu! Bà chủ Đại Nam- CEO Nguyễn Phương Hằng, người nổi tiếng với câu “đồ không có 1000 tỷ” cùng những phát ngôn đình đám khác ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.
Việc làm - tuyển dụng - 22/10/2024 16:49
Công ty CP Xi măng Sông Gianh tuyển 55 lao động có chuyên môn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh vừa có thông báo tuyển dụng 07 vị trí việc làm, với 55 lao động có chuyên môn.
Việc làm - tuyển dụng - 19/10/2024 17:53
Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
Nhất Tín Logistics, một trong những đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đang mở rộng quy mô tuyển dụng với nhu cầu hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Việc làm - tuyển dụng - 11/10/2024 18:27
Tuyển hơn 300 công nhân cao su tại Quảng Bình
Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 vừa có thông báo tuyển dụng 330 công nhân cao su tại Quảng Bình.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất