Thứ năm 28/03/2024 20:35

Đảm bảo an toàn lao động cho doanh nghiệp trong trạng thái “Bình thường mới”

An toàn, vệ sinh lao động - TS. VŨ VĂN THÚ - Trường Đại học Công đoàn

Qua hơn 4 tháng chủ động thực hiện quá trình chuyển trạng thái từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/ NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, các hoạt động xã hội, sản xuất kinh doanh đang được hồi phục nhanh chóng. Song, chúng ta phải có giải pháp bảo đảm an toàn lao động cho các doanh nghiệp.
Đảm bảo an toàn lao động cho doanh nghiệp trong trạng thái “Bình thường mới”

Công nhân sản xuất hạt điều tại Công ty TNHH Phú Thủy (Ninh Thuận). Ảnh: Huỳnh Thị Bích Liên.

Thích nghi nơi làm việc với trạng thái “bình thường mới”

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia y tế, vi-rút SARS-CoV-2 có thể sẽ vẫn tồn tại trong một thời gian dài. Trong bối cảnh cả nước vừa phải chống dịch thành công, vừa phải khôi phục sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn lao động đầu năm 2022, các doanh nghiệp sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc và tập trung phát triển sản xuất. “Nơi làm việc bình thường mới” sẽ được phát triển. Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều hướng và kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Đồng thời, cũng khuyến khích doanh nghiệp nhận diện, đánh giá các nguy cơ và thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe và môi trường tại nơi làm việc.

Các biện pháp an toàn lao động

Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người lao động, doanh nghiệp. Trong đó, người lao động phải thực hiện 5K, tuân thủ khai báo y tế, quét mã QR, đưa việc này trở thành thói quen, nếp sống hằng ngày. Cùng với người lao động, các doanh nghiệp sẽ thực sự là chủ thể, là trung tâm trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội; có phương án sản xuất an toàn; an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn.

Thứ hai: Đảm bảo tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ về sức khỏe, an toàn và môi trường. Giám sát và đảm bảo tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ về HSE (An toàn - sức khỏe - môi trường). Cân nhắc phương án làm việc với các nhà cung cấp nước ngoài, thuê ngoài và nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu, do việc nhiều nơi đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục trong duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu và cân bằng nhu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân khi thực hiện các hoạt động thẩm định chuyên sâu nhằm thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu để xác định, giảm thiểu rủi ro hoặc bảo vệ môi trường làm việc an toàn trước những rủi ro trực tiếp.

Đảm bảo an toàn lao động cho doanh nghiệp trong trạng thái “Bình thường mới”

Nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người lao động trong doanh nghiệp, người lao động phải thực hiện 5K, tuân thủ khai báo y tế, quét mã QR. Trong ảnh: Người lao động Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn (Thanh Hóa) đang thực hiện khai báo y tế online bằng mã QR trước khi vào làm việc. Nguồn: nghison1.evn.vn.

Thứ ba: Xây dựng môi trường làm việc an toàn; cập nhật các chính sách và quy định về an toàn sức khỏe, môi trường. Cân nhắc áp dụng quy trình vệ sinh nơi làm việc thường xuyên, nghiêm ngặt hơn. Xem xét tổ chức lại nơi làm việc (ví dụ như trang bị thêm tấm chắn để hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên). Thường xuyên phổ biến hướng dẫn về giãn cách; thiết lập cơ chế kiểm soát luồng di chuyển của người lao động; liên lạc với tổ chức Công đoàn để điều chỉnh các quy định làm việc đảm bảo việc giãn cách. Xem xét điều chỉnh giờ làm việc để hạn chế tập trung ở các khung giờ cao điểm; cân nhắc yếu tố sức khỏe tinh thần của công nhân, nhận thức rõ ảnh hưởng và nỗi sợ mà dịch bệnh gây ra.

Thứ tư: Tuân thủ các quy định y tế để thiết lập quy trình trở lại hoạt động phù hợp: Kiểm tra việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân so với các hướng dẫn về HSE. Xem xét các phương thức kiểm tra sức khỏe (ví dụ: đo thân nhiệt, khai báo sức khỏe qua bảng câu hỏi) và cân bằng với những chính sách và quyền bảo mật khác. Xem xét việc bổ sung nhân viên y tế tại nơi làm việc hoặc đào tạo nhân viên sơ cứu để hỗ trợ các vấn đề y tế. Xây dựng quy trình kiểm tra và sàng lọc khách đến làm việc; quản lý nhân lực chặt chẽ; nắm rõ việc ra vào nơi làm việc, theo dõi những nơi họ đã đến trước đó.

Thứ năm: Rà soát các quy trình về sức khỏe, an toàn và môi trường và ứng phó khẩn cấp để phù hợp với quy định HSE. Chuẩn bị quy trình ứng phó nhanh với những ca nhiễm bệnh, điểm bùng dịch mới, bao gồm các kênh truyền thông, phương án đóng cửa phân xưởng, cơ sở làm việc, văn phòng. Thiết lập phương án xác định và theo dõi những nhân viên, người thân của nhân viên nghi nhiễm bệnh; cân nhắc tận dụng các công nghệ kiểm soát di động.

Thứ sáu: Doanh nghiệp huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc trong trạng thái “bình thường mới”. Thực hiện các chính sách và biện pháp để đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Thiết kế và thực hiện các biện pháp vệ sinh và lên lịch dọn dẹp nghiêm ngặt, thường xuyên. Thiết kế và thực hiện các hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ và khoảng cách an toàn giữa các nhân viên. Xác định và thực hiện các cơ chế phù hợp để kiểm soát số lượng người đi làm (ví dụ: chia ca làm việc, phân bổ thời gian nghỉ). Đồng thời, thiết lập các biện pháp đánh giá sức khỏe (ví dụ: kiểm tra nhiệt độ, vận động trong lúc làm việc) phù hợp với các chính sách và quyền riêng tư. Tiếp cận với đội ngũ hỗ trợ y tế; xác định phương thức, quy trình sàng lọc khách; xem xét các biện pháp quản lý lực lượng lao động dự phòng để đảm bảo biết rõ về các nhân viên làm việc tại văn phòng và nơi họ đã từng đến.

Đảm bảo an toàn lao động cho doanh nghiệp trong trạng thái “Bình thường mới”

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt. Trong ảnh: Cán bộ công đoàn Công ty TNHH RFTECH Thái Nguyên phát tờ rơi, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống, dịch bệnh cho công nhân công ty. Ảnh: Đinh Phương Thảo.

Để phòng, chống dịch hiệu quả song hành với phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 với quan điểm bảo đảm “mục tiêu kép” nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người lao động lên trên hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của doanh nghiệp. “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” là một trong các nguyên tắc cơ bản để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Với những nỗ lực để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các doanh nghiệp có thể sớm trở lại hoạt động “bình thường mới”, vừa khôi phục và tập trung sản xuất, vừa thích ứng an toàn và phát triển bền vững.

Người lao động Công ty Vienergy đi làm trở lại khi quyền lợi đảm bảo Người lao động Công ty Vienergy đi làm trở lại khi quyền lợi đảm bảo

Sau 2 ngày ngừng việc tập thể, hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH Vienergy (Công ty Vienergy) đã đồng ý đi làm trở lại ...

Đảm bảo an toàn cho người lao động trong những ngày làm việc đầu năm mới Đảm bảo an toàn cho người lao động trong những ngày làm việc đầu năm mới

Sau thời gian dài người lao động trở về quê nghỉ Tết Nhâm Dần, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng tiến hành nhiều biện pháp ...

Bảo đảm môi trường làm việc an toàn Bảo đảm môi trường làm việc an toàn

Nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, bảo đảm môi trường làm việc an toàn tại nơi làm việc, các cán bộ CĐCS trong doanh ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Từ vụ việc hơn 60 công nhân mắc bụi phổi ở Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động còn thiếu sâu sát, chưa phát hiện các vi phạm hoặc xử lý chưa nghiêm.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

An toàn, vệ sinh lao động -

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, khó thở nghi do ngộ độc khí đã phải nhập viện điều trị.

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

Người lao động -

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

“An dân” theo từ điển Hán Việt là an định đời sống nhân dân, vỗ về nhân dân. Trong “an dân”, từ an là làm cho yên ổn, từ dân chỉ dân chúng. “Dân là gốc” trở thành bài học quan trọng bậc nhất đối với sự còn mất của chính quyền. Trong những ngày đầu sau khi nước Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn chú ý đến quan niệm “dân là gốc” (dân vi bản) truyền thống. Trong tình hình mới, Đảng ta cũng có quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể. Điều đó có lẽ cũng đúng với tổ chức Công đoàn trong quan hệ với công nhân lao động (CNLĐ).

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Người lao động -

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Chuyên gia khẳng định vụ bụi phổi xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) xuất phát từ hệ thống công nghệ, thiết bị chưa đảm bảo an toàn, doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Người lao động -

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Vụ việc 3 người tử vong do bị ngạt khí trong khoang tàu vừa xảy ra ở Quảng Ninh tiếp tục là lời cảnh báo về những hiểm họa chết người trong không gian kín.

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

Thời gian qua, nhờ những khóa đào tạo, tập huấn của Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế sử dụng chương trình WIND, những nữ nông dân trồng cà phê ở Sơn La đã biết làm việc an toàn hơn, tổ chức cuộc sống tốt hơn, môi trường phong quang, sạch đẹp hơn.

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần Tôi công nhân

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần

Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), sẽ cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trong đó đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần.

NLĐ hưởng lương hưu 2 tháng đã qua đời, phần đóng BHXH xử lý sao? Tôi công nhân

NLĐ hưởng lương hưu 2 tháng đã qua đời, phần đóng BHXH xử lý sao?

Nếu mới lĩnh lương hưu được 2 tháng mà người lao động chẳng may qua đời và lương hưu đang hưởng là 5 triệu đồng/tháng thì tiền trợ cấp tuất một lần sẽ là 48 x 5 triệu đồng = 240 triệu đồng.

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại

Đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La chia sẻ trên Talk Công đoàn về việc kêu gọi các nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên và người lao động.

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam Infographic

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam

Công đoàn Dệt May Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi xây dựng và quản trị Fanpage Công đoàn cơ sở năm 2024.
Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh

Bản tin công nhân ngày 27/3 gồm những nội dung chính sau: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh; Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng? Trả lương “chín chữ số” mỗi tháng, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân lực...

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động Video

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động

Chiều ngày (19/3), tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đã diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ nhằm thúc đẩy hợp tác vì người lao động.

Đọc thêm

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động đánh giá vụ việc hàng loạt công nhân bị bụi phổi tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) là rất nghiêm trọng.

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

An toàn, vệ sinh lao động -

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

Cùng với các ngành, các cấp chính quyền Lâm Đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức nhiều hoạt động cải thiện điều kiện làm việc (ĐKLV) của người lao động (NLĐ) trong lĩnh vực sản xuất cà phê ở địa phương, như mở các lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đánh giá rủi ro tại nơi làm việc... qua đó nhiều nông dân Lâm Đồng đã nắm bắt, áp dụng, bảo đảm ATVSLĐ cho chính mình.

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động -

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong ngành Nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm được ngành, Công đoàn ngành quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua.

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

Dự án Vision Zero Fund (ILO VZF) đã tích cực phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin, tham vấn và triển khai thúc đẩy Chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam đặc biệt coi trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Việt Nam đặc biệt coi trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sau xây dựng và hầm mỏ, lao động trong ngành nông nghiệp là nhóm phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe nhất; trong đó, lao động chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Xu hướng "nhà máy xanh": cải thiện sức khỏe người lao động, tăng đơn hàng

An toàn, vệ sinh lao động -

Xu hướng "nhà máy xanh": cải thiện sức khỏe người lao động, tăng đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng đang dần chú trọng đến việc xây dựng "nhà máy xanh", cải thiện môi trường làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Công ty thiếu trách nhiệm với tính mạng, sức khỏe người lao động

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Công ty thiếu trách nhiệm với tính mạng, sức khỏe người lao động

Có ít nhất 57 công nhân từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) vừa được phát hiện mắc bệnh bụi phổi.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Thêm 1 công nhân tử vong do bụi phổi

Người lao động -

Thêm 1 công nhân tử vong do bụi phổi

Số công nhân tử vong do bệnh bụi phổi silic tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) đã tăng lên con số 6.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Khám sức khỏe cho công nhân Công ty Châu Tiến

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Khám sức khỏe cho công nhân Công ty Châu Tiến

30 công nhân đã và đang làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) vừa được khám sức khỏe, điều tra bệnh bụi phổi.