Công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân chấp hành kỷ luật an toàn lao động

Nghiên cứu - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG - Trường Đại học Công đoàn

Đại hội XIII của Đảng đã nêu chủ trương “xây dựng giai cấp công nhân hiện đại”. Để trở thành giai cấp hiện đại, công nhân Việt Nam phải có tác phong công nghiệp, trong đó, có ý thức chấp hành kỷ luật về an toàn lao động là một yêu cầu bắt buộc.
Công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân chấp hành kỷ luật an toàn lao động
Công nhân lĩnh vực may mặc tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern Viet Nam (Bình Dương). Ảnh: Công đoàn KCN VSIP.

Thời gian qua, đại dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước đang có những chuyển biến tích cực, các nước đang bước vào trạng thái “bình thường mới”, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh để phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, sau một thời gian dài không tham gia sản xuất hoặc bị gián đoạn sản xuất, ý thức chấp hành kỷ luật lao động nói chung, kỷ luật về an toàn lao động nói riêng của công nhân đang bị ảnh hưởng.

Sự cần thiết phải bảo đảm an toàn lao động

Yêu cầu nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật về an toàn lao động cho công nhân không phải là vấn đề mới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề này. Công nhân Việt Nam ra đời và lớn lên trong một nước nông nghiệp lạc hậu, đa phần đều xuất thân từ nông dân lại làm việc trong điều kiện máy móc thô sơ, lạc hậu… nên công nhân Việt Nam mang nặng phong cách của người sản xuất nhỏ, thiếu tổ chức kỷ luật, tùy tiện.

Tác phong và thói quen của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún khiến “kỷ luật lao động ở một số xí nghiệp, một số cơ quan, một số trường học lỏng lẻo,…”1 dẫn đến tình trạng tai nạn lao động xảy ra ở nhiều nơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chúng ta phải quý trọng con người, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội. Chúng ta cần phải hết sức bảo vệ, không để xảy ra tai nạn lao động”2.

Thời gian qua, tổ chức Công đoàn đã rất quan tâm tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật về an toàn lao động cho công nhân nhằm triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)” của Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong giai đoạn 2016 -2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã hướng dẫn và hỗ trợ triển khai xây dựng đưa vào hoạt động 27 góc tuyên truyền về ATVSLĐ tại doanh nghiệp; tổ chức 9 lớp tập huấn giảng viên nguồn là cán bộ chuyên trách công đoàn, cán bộ làm công tác ATVSLĐ; hỗ trợ huấn luyện kiến thức về ATVSLĐ cho hơn 400 cán bộ công đoàn các cấp và đội ngũ ATVSLĐ.

Năm 2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát hành 13.300 cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ công đoàn với công tác ATVSLĐ” để phát miễn phí cho cán bộ công đoàn các cấp, cán bộ làm công tác ATVSLĐ3.

Mặc dù, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều hành động hiệu quả và thiết thực, tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên tình trạng mất an toàn lao động trong công nhân và người lao động vẫn xảy ra.

Theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia về ATVSLĐ, năm 2020, trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động làm 8.610 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) trong đó: Số người chết vì tai nạn lao động là 966 người; số vụ tai nạn lao động chết người là 919 vụ; số người bị thương nặng là 1.897 người; nạn nhân là lao động nữ là 2.724 người.

Công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân chấp hành kỷ luật an toàn lao động

Tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về ATVSLĐ cho công nhân lao động tại Công ty TNHH May Phoenix (KCN Tam Điệp, Ninh Bình). Ảnh: baoninhbinh.org.vn

Thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía doanh nghiệp, công nhân và cả từ phía công đoàn. Về phía công đoàn, nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn lao động vẫn diễn ra là do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động để nâng cao nhận thức của công nhân tại một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa hấp dẫn, lôi cuốn được đại bộ phận công nhân; một bộ phận cán bộ công đoàn, cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu…

Những nhiệm vụ trọng tâm

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cho công nhân pháp luật về an toàn lao động, tổ chức Công đoàn và bản thân mỗi công nhân cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Công đoàn cần cải tiến phương pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn lao động. Vận dụng linh hoạt các hình thức như: phát hành tờ rơi, tổ chức tập huấn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu pháp luật, bảng tin, truyền thanh nội bộ, lồng ghép vào các chương trình truyền thanh, truyền hình...

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, với người sử dụng lao động. Phát triển đa dạng các hình thức và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của công đoàn cho công nhân, nhất là ở các doanh nghiệp mà công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Các phương pháp, hình thức giáo dục phải giúp công nhân thấy được lợi ích của công tác đảm bảo an toàn lao động và tự nguyện nghiêm túc chấp hành mọi quy định pháp luật về an toàn lao động.

Công đoàn cần phối hợp với doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn lao động. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nhiệm vụ của công đoàn, nhưng tình trạng một số doanh nghiệp trong khối tư nhân hiện nay chưa có cán bộ công đoàn chuyên trách, vì vậy, các chủ doanh nghiệp càng phải chủ động quan tâm, giao nhiệm vụ cho công đoàn và các bộ phận chức năng giáo dục, tuyên truyền phổ biến kỷ luật về an toàn lao động.

Người sử dụng lao động phải phối hợp với công đoàn phổ biến pháp luật về an toàn lao động ngay khi công nhân mới vào làm việc tại doanh nghiệp để họ thực hiện. Đồng thời, phải nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dục cho công nhân hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật lao động, động viên công nhân thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm.

Công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân chấp hành kỷ luật an toàn lao động

Kiểm tra về an toàn lao động tại một doanh nghiệp ở thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội. Ảnh: D.THẢO.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về an toàn lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh để kịp thời điều chỉnh những sai phạm, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn lao động cho công nhân, cho người sử dụng lao động và cho cả cán bộ làm công tác an toàn lao động. Qua kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện những nội dung bất cập, không khả thi của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện, để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Khi kiểm tra, đánh giá không chỉ thuần túy kiểm tra việc chấp hành pháp luật của chủ doanh nghiệp mà cần kiểm tra việc phối hợp của doanh nghiệp với các cơ quan chức năng trong tuyên truyền pháp luật lao động và tình trạng chấp hành nội quy, quy định pháp luật của công nhân. Xử lý nghiêm minh tất cả những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, nhất là những vi phạm của những người có trọng trách trong xã hội, không tạo ra các vùng cấm trong xử lý vi phạm pháp luật.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của công nhân trong việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động. Công đoàn là chủ thể tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công nhân nhưng bản thân mỗi công nhân phải luôn tự ý thức rèn luyện bản thân, tích cực trong tìm hiểu các quy định pháp luật, tìm hiểu phương pháp để thực hiện các quy định hiệu quả, không ngừng nâng cao nhận thức về các giá trị tốt đẹp, văn minh của pháp luật và thực hiện pháp luật.

Bên cạnh đó, công nhân cũng cần hình thành tư duy, thói quen, tác phong, kiên trì, quyết tâm thực hiện các hành vi đúng đắn để biến việc chấp hành kỷ luật lao động là một thói quen, chấp hành kỷ luật lao động diễn ra trong mọi lúc, mọi nơi, tự nguyện, không cưỡng bức.

Chú thích:

1, 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 10, tr.581.

3 https://laodong.vn/cong-doan/an-toan-ve-sinh-lao-dong-cho-nguoi-lao-dong-la-nhiem-vu-quan-trong-861383.ldo

An toàn, vệ sinh lao động ở các mỏ đá: Doanh nghiệp phải chủ động cải thiện An toàn, vệ sinh lao động ở các mỏ đá: Doanh nghiệp phải chủ động cải thiện

Khai thác, chế biến đá (KTCBĐ) ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh. Đến cuối 2019, gần 2.400 giấy phép khai thác đá (KTĐ) ...

“Các đơn vị phải nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động” “Các đơn vị phải nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động”

Ngày 07/5, tại Thủ đô Hà Nội, Công ty CP 26 đơn vị được Tổng cục Hậu cần lựa chọn tổ chức Lễ phát động ...

Các quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động Các quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 đã quy định rõ những quyền về ATVSLĐ của NLĐ. Theo đó, NLĐ làm ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.