Công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa
Phóng sự điều tra - 29/10/2022 09:49 ThS. TỐNG THỊ HUỆ - Viện Công nhân và Công đoàn
Nguyên nhân căn bản
Nguyên nhân của hiện tượng gia tăng các hoạt động thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ của công đoàn trong DN sau CPH là do: Nếu ở DN nhà nước (DNNN) chỉ có 2 chủ thể chính là người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ đều là cán bộ công nhân viên chức nhà nước thì ở công ty cổ phần (CTCP) có nhiều chủ thể với đối tác khác nhau, với những mối quan hệ khác nhau về lợi ích bao gồm NLĐ, NLĐ là cổ đông trong công ty, cổ đông trong/ngoài công ty, hội đồng quản trị, giám đốc, ... Chính vì vậy, quan hệ về lợi ích rất khác nhau và điều này tác động trực tiếp tới việc thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ của tổ chức Công đoàn. Cụ thể: nếu NLĐ chỉ quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng, điều kiện lao động, môi trường lao động, điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, các chế độ về BHXH, BHYT... thì các cổ đông chỉ quan tâm đến cổ tức hằng năm, trong khi đó NLĐ là cổ đông lại quan tâm tới cả cổ tức và tiền lương, tiền thưởng. Khi tiền lương của NLĐ cao, điều kiện an toàn vệ sinh lao động của NLĐ được quan tâm thì sẽ làm cho cổ tức giảm, ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông và ngược lại nếu lợi nhuận của công ty được dùng để chi trả cổ tức nhiều cho các cổ đông thì dẫn đến tiền lương giảm, điều kiện vệ sinh và an toàn lao động ít được quan tâm, ảnh hưởng đến lợi ích của NLĐ.
Trao Quyết đinh cho Ban chấp hành Công đoàn lâm thời Công ty Cổ phần Thương mại sản xuất Việt Lê Miền Bắc (Bắc Giang). Ảnh: LĐLĐ Tân Yên. |
Những vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu
Vấn đề sử dụng, quản lý các công trình, quỹ phúc lợi trong các DN CPH
Theo quy định hiện hành, các công trình phúc lợi dưới dạng hiện vật của các công ty Nhà nước sẽ được chuyển giao cho CTCP để phục vụ cho NLĐ, công đoàn có trách nhiệm phối hợp với chuyên môn quản lý các công trình phúc lợi. Qua thực tế khảo sát cho thấy hầu hết các CĐCS nơi có công trình phúc lợi đều thực hiện phối hợp chuyên môn để quản lý, tuy nhiên cũng còn một số cơ sở cho biết một số công trình phúc lợi của công ty sau CPH chỉ do chuyên môn quản lý.
Ở góc độ này, kết quả khảo sát cho thấy, có 80.5% Chủ tịch CĐCS tham gia khảo sát cho biết sau CPH CĐCS có tham gia với NSDLĐ trong việc xây dựng, quản lý, thực hiện thu chi quỹ phúc lợi tập thể, trong đó, tỷ lệ này ở các DN còn trên 50% vốn nhà nước là 100%; DN còn dưới 50% vốn nhà nước là 92.9% và trong các DN không còn vốn nhà nước là 56.3%.
Biểu đồ: So sánh hoạt động tham gia xây dựng, quản lý, thực hiện thu - chi quỹ phúc lợi tập thể của CĐCS trong các DN
Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn.
Bên cạnh việc tham gia xây dựng, quản lý, thực hiện thu - chi quỹ phúc lợi tập thể trong các DN, các CĐCS còn có ý kiến với NSDLĐ trong việc nâng cao phúc lợi cho NLĐ, cụ thể có 89.5% CĐCS đã thực hiện hoạt động này, trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc về các DN có trên 50% vốn nhà nước, chiếm 92.9% và thấp nhất thuộc về các DN không còn vốn nhà nước, chiếm 83.3%.
Vấn đề chăm lo đời sống cho NLĐ
Khi còn là DNNN việc chăm lo đời sống cho NLĐ được CĐCS tổ chức khá tốt và có bài bản, như tổ chức cho NLĐ đi tham quan, nghỉ mát, đi học tập, trao đổi kinh nghiệm, đi xem các chương trình văn nghệ, phim ảnh, thể dục thể thao... Nhưng sau khi chuyển thành CTCP không ít ý kiến băn khoăn lo ngại rằng kinh phí cho các hoạt động chăm lo đời sống cho NLĐ sẽ bị cắt giảm, vì vậy CĐCS khó có thể tổ chức cho NLĐ đi nghỉ mát, tham gia các hoạt động ngoại khóa... Mặc dù sự lo ngại là như vậy, nhưng kết quả khảo sát lại cho thấy mức độ quan tâm của CĐCS đối với NLĐ trong CTCP có tốt hơn so với khi còn là DN nhà nước, cụ thể 56.2% số NLĐ được hỏi cho biết công đoàn quan tâm tới họ nhiều hơn; 35.4% cho biết quan tâm của công đoàn đối với họ như trước CPH và 8.4% cho rằng công đoàn ít quan tâm tới họ hơn.
Cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) tổ chức giám sát việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi người lao động tại Công ty Cổ phần Nhựa Hiệp Hòa Việt Nam. Ảnh: Mạnh Quân. |
Trong vấn đề việc làm và tiền lương của NLĐ
Khảo sát của đề tài cho thấy, có 68.9% các CĐCS có thực hiện thương lượng, đối thoại với NSDLĐ về vấn đề việc làm; 62.2% thương lượng, đối thoại về vấn đề tiền lương cho NLĐ sau CPH. Hoạt động thương lượng, đối thoại về việc làm và tiền lương trong các DN không còn vốn nhà nước diễn ra sôi động hơn trong các DN vẫn còn vốn nhà nước. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do các DN không còn vốn nhà nước cải tổ, sắp xếp lại bộ máy quản lý DN cũng như bố trí lại lực lượng lao động nhanh, mạnh hơn ở các DN còn vốn nhà nước nên vấn đề việc làm, tiền lương của NLĐ bị tác động mạnh, xáo trộn nhiều, nên các CĐCS phải tham gia tích cực vào vấn đề này thông qua đối thoại, thương lượng với NSDLĐ để tìm ra phương án phù hợp; còn đối với các DN còn vốn nhà nước đặc biệt là còn trên 50% vốn nhà nước thì vấn để cải tổ bộ máy lãnh đạo, bố trí lại lao động diễn ra chậm hơn, thậm chí nhiều DN tỷ lệ vốn Nhà nước còn cao thì bộ máy lãnh đạo, lực lượng lao động trong DN hầu như không có xáo trộn nhiều nên nhu cầu đối thoại, thương lượng về tiền lương và việc làm thấp.
Ngoài hoạt động chung là thương lượng với NSDLĐ về tiền lương, việc làm cho NLĐ thì các CĐCS còn thực hiện một số hoạt động cụ thể liên quan đến vấn đề việc làm và tiền lương như: tư vấn, hỗ trợ NLĐ ký giao kết hợp đồng lao động; kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động,… Tuy nhiên, trong 14 vấn đề về hoạt động công đoàn do nhóm nghiên cứu đề ra để thực hiện khảo sát thì chỉ có 2 vấn đề các CĐCS cho biết mức độ thực hiện sau CPH cao hơn trước CPH là: hoạt động tư vấn, hỗ trợ NLĐ ký giao kết hợp đồng lao động, đạt 100% (so với 77.5% trước CPH) và phổ biến thang bảng lương, định mức lao động, đạt 81.6% (so với 78.9% trước CPH), đây là hai vấn đề thay đổi cơ bản nhất trong các DN sau CPH. 12 vấn đề còn lại, mức độ hoạt động công đoàn sau CPH thấp hơn trước CPH, trong đó có hoạt động xây dựng định mức lao động giảm tới 29.4% và hoạt động phối hợp tổ chức đào tạo và tự đào tạo giảm tới 17.1%.
Công đoàn là cầu nối, phản ánh những nhu cầu của người lao động đến doanh nghiệp cũng như tiến hành các cuộc đối thoại nhằm mang lại những lợi ích cao nhất cho người lao động. Ảnh: LĐLĐ Tân Yên. |
Qua các kết quả khảo sát trên cho thấy, trong quá trình thực hiện CPH các DN nhà nước, tổ chức Công đoàn đã có vai trò rất quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ lợi ích cho NLĐ ở DN. Công đoàn là cầu nối, phản ánh những nhu cầu của NLĐ đến ban quản lý DN cũng như tiến hành các cuộc đối thoại nhằm mang lại những lợi ích cao nhất cho NLĐ. Bên cạnh đó, tại một số DN sau CPH, công đoàn cũng đã thành lập các quỹ của công đoàn và sở hữu cổ phần khi DN CPH nhằm tạo nguồn ngân sách để chăm lo tốt hơn cho đời sống của NLĐ. Đây là những tín hiệu tốt cho việc NLĐ hoàn toàn có thể đặt niềm tin của mình vào tổ chức Công đoàn cho việc đại diện bảo vệ quyền lợi của họ.
Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp Xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, ổn định và tiến bộ là một chủ trương lớn mà Đảng, Nhà nước ta luôn ... |
Thúc đẩy thương lượng tập thể ngành, tăng quyền lợi cho người lao động Ngày 22.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội ... |
Công tác bảo vệ quyền lợi NLĐ của Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang Công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ) càng có vai trò quan trọng đối ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?