Vụ công nhân tử vong do cuốn vào máy trộn: Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa
An toàn, vệ sinh lao động - 29/05/2024 15:58 Hà Vy
Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm |
Vụ công nhân Nguyễn Văn L. (38 tuổi, công nhân Công ty TNHH Azure Wooden, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) bị máy trộn bột cuốn vào, xoay hàng chục vòng trong thùng trộn dẫn đến tử vong khiến nhiều người rùng mình, đau xót.
Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn lao động thương tâm ở huyện Chơn Thành, Bình Phước. Ảnh cắt từ clip |
Được biết, Công ty này mới được cấp phép ngày 26/1/2024, ngành nghề đăng ký hoạt động chính là sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác.
Anh Nguyễn Văn L. mới vào làm việc ở đây được 9 ngày, làm việc ở bộ phận trộn keo. Đến thời điểm bị tai nạn, anh chưa kịp nhận lương và chưa ký hợp đồng lao động. Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động khoảng 1 tháng, chưa ký hợp đồng lao động, chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động và chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Theo ThS. Trần Xuân Hiển - Trung tâm Quốc gia về An toàn - vệ sinh lao động, Cục An toàn lao động, về nguyên nhân của vụ tai nạn, Đoàn Điều tra tai nạn lao động sẽ có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, từ hình ảnh hiện trường có thể thấy một số lỗi của người sử dụng trong công tác an toàn lao động như:
Người sử dụng lao động không thực hiện giải pháp an toàn tại nơi làm việc là máy thiết, bị chuyển động phải bao che cơ cấu chuyển động theo quy định tại TCVN 4717-1989 và TCVN 9050-2011 mà vẫn để người lao động làm việc tại các vị trí nguy hiểm gần cơ cấu truyền động của máy khi chưa đảm bảo an toàn (đây là trách nhiệm bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện được quy định tại Điều 17 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015).
Ngoài ra, người sử dụng lao động chưa thực hiện việc đánh giá rủi ro đối với các vị trí làm việc gần máy thiết bị có cơ cấu chuyển động tại nơi làm việc để đưa ra các giải pháp an toàn (các vị trí làm việc có nguy cơ rủi ro cao bắt buộc người sử dụng lao động phải đánh giá rủi ro theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Trong tình huống này còn cần đặt ra câu hỏi: Người sử dụng lao động có xây dựng nội quy, quy trình làm vận hành an toàn đối với thiết bị này và niêm yết hướng dẫn người lao động bắt buộc phải tuần thủ hay không?
Từ sự cố đáng tiếc trên, ThS. Trần Xuân Hiển cho biết, phải thực hiện đồng thời hai biện pháp an toàn để phòng ngừa được tai nạn lao động tái diễn.
Về biện pháp tô chức quản lý: Hằng năm người sử dụng lao động bắt buộc phải đánh giá rủi ro tại các vị trí làm việc có nguy cơ cao về mất an toàn để đưa ra các biện pháp an toàn phù hợp với từng vị trí làm việc. Người sử dụng lao động xây dựng và ban hành các nội quy, quy trình tại nơi làm việc và hướng dẫn cụ thể người lao động thực hiện các nội quy, quy trình này. Cử người giám sát người lao động việc thực hiện các nội quy, quy trình này.
Về biện pháp kỹ thuật: người sử dụng lao động thực hiện việc che chắn tất cả các cơ cấu chuyển động của máy thiết bị có khả năng chuyển động tại nơi làm việc. Thiết lập cơ cấu nạp liệu an toàn để người lao động không trực tiếp tiếp xúc với các cơ cấu chuyển động của thiết bị làm việc.
Hiện nay, thiết bị che chắn phải tuân thủ Tiêu chuẩn TCVN 9059:2011 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 199 An toàn máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 9059:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 14120:2002.
Theo đó, bộ phận che chắn được hiểu là là bộ phận của máy được sử dụng riêng để bảo vệ che chắn cơ thể. Tuỳ theo kết cấu, một bộ phận che chắn có thể là lớp vỏ bọc, nắp, lưới chắn bao quanh…
Có hai loại gồm bộ phận che chắn cố định và bộ phận che chắn bao quanh. Bộ phận che chắn cố định là bộ phận che chắn được giữ nguyên vị trí, đó là vị trí được đóng một cách thường xuyên (bằng hàn, …) hoặc bằng các chi tiết kẹp chặt (vít, đai, ốc…) sao cho không thể tháo ra/mở mà không đóng các dụng cụ. Bộ phận che chắn bao quanh là bộ phận che chắn ngăn chặn sự tiếp cận vùng nguy hiểm từ mọi phía.
Thiết bị sản xuất che chắn an toàn phải đáp ứng những yêu cầu chung về an toàn như phải được bố trí và liên kết chặt chẽ với thiết bị sản xuất thành một thể thống nhất và phải đảm bảo được các yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp. Che chắn an toàn không được làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như việc sử dụng và bảo dưỡng thiết bị. Che chắn an toàn phải đảm bảo được chức năng bảo vệ và không được trở thành nguồn có thẻ gây ra sự mất an toàn hoặc nguy hiểm mới.
Kết cấu của che chắn an toàn phải phù hợp với chức năng của che chắn, cấu tạo của thiết bị, và với điều kiện trong đó thiết bị phải vận hành.
Những che chắn an toàn để ngăn cản sự tiếp xúc của người với các bộ phận của thiết bị đòi hỏi đặc biệt chú ý hoặc có quy ước riêng phải có khoá liên động, đảm bảo thiết bị chỉ làm việc được khi che chắn ở vị trí bảo vệ…
“Trong vụ tai nạn lao động nói trên, chiếc trục quy đứng đó chuyển động không có cơ cấu che chắn. Cánh quạt xay đó được dẫn động bởi trục đứng đó cũng quay mà không có cơ cấu nạp nguyên liệu. Trong khi đó, người lao động rót trực tiếp liệu vào thùng có cánh quạt xay đó nên bị kéo bao tải đựng liệu vào.
Trong trường hợp này bắt buộc phải có cơ cấu nạp liệu an toàn để người lao động rót liệu vào máng nạp liệu cho nguyên liệu chạy vào. Thêm vào đó, an toàn mức 2 là trục đứng quay đó phải được che chắn an toàn.
Có thể lắp cơ cấu cảm biến sensor khi cơ thể người lao động chạm gần vào các vị trí quay thì máy sẽ ngừng hoạt động (tuy nhiên, giải pháp này khó thực hiện và chi phí đầu tư lớn nên người sử dụng lao động có thể chưa ưu tiên).
Tuy nhiên, hai giải pháp giải pháp kỹ thuật nói trên là bắt buộc phải thực hiện theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động và TCVN)” - ThS Trần Xuân Hiển cho biết.
Ngày 26/5, sau hơn 2 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, anh Nguyễn Văn L. (quê ở Hà Tĩnh) - nạn nhân vụ tai nạn lao động thương tâm ở Chơn Thành, Bình Phước đã tử vong. Trước đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, chiều ngày 23/5, anh Nguyễn Văn L. và một nhóm công nhân trong lúc đổ một bao bột ào máy trộn thì bất ngờ bị cuốn cả người vào bên trong máy. Vụ tai nạn lao động làm anh L. bị bị đứt lìa 1 cánh tay trái, 2 ống chân và lột da đầu. Bên cạnh đó là bị chấn thương sọ não. Một số công nhân đang làm việc bên cạnh đã nhanh chóng ngắt điện, đưa nạn nhân đi cấp cứu trong tình trạng bị đứt lìa cánh tay trái, hai ống chân cùng nhiều chấn thương khác. Khoảng 1 giờ sáng ngày 26/5, nạn nhân đã tử vong do thương tích quá nặng. Được biết, anh L. và vợ đang thuê trọ ở thị xã Chơn Thành. Anh mất đi để lại vợ và 3 người con nhỏ. Vợ anh cũng là công nhân. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai vợ chồng không có tiền gửi trẻ nên nhờ hàng xóm trông giúp. Trước khó khăn của người lao động, Đoàn công tác của UBND thị xã Chơn Thành đã đến thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ kinh phí cho gia đình anh Nguyễn Văn L.. Công ty nơi anh L. làm việc hỗ trợ kinh phí, bố trí xe đưa thi thể nạn nhân về quê mai táng. Hiện, Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh Bình Phước đang tiếp tục điều tra xác định nguyên nhân vụ việc cũng như việc chấp hành quy định về an toàn lao động của doanh nghiệp. LĐLĐ tỉnh Bình Phước cũng cử thành viên tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động theo đề nghị của Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh. Cơ quan chức năng nhận định, kiểm tra ban đầu cho thấy công ty có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động. |
Một công nhân ở Bình Phước bị tai nạn lao động rất thương tâm Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động