Chống dịch trên mặt trận văn hoá: Những vần thơ của Bác sĩ Canh

Nét đẹp Người lao động - An Bình

Để cổ vũ và tri ân lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19, bác sĩ Đậu Thế Canh, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh đã viết những dòng thơ đầy cảm xúc.
"Chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam như một liều vaccine đặc biệt" Từ ca mắc Covid-19 mới chưa rõ nguồn lây, cần đi khám khi có những triệu chứng này Những thực phẩm quen thuộc nên bổ sung trong mùa dịch Covid-19
Chống dịch trên mặt trận văn hoá: Những vần thơ của Bác sĩ Canh
Tập thể y bác sĩ tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình sau giờ tan ca đang làm mặt nạ gửi tới tuyến đầu chống dịch. (Ảnh: Facebook nhân vật)

Khoảng từ năm 2017, hơn 1.500 bài thơ thuộc các thể khác nhau về mọi chủ đề xoay quanh cuộc sống, gia đình, công tác tại bệnh viện, bệnh nhân và các đề tài mà xã hội quan tâm được thể hiện thú vị qua các dòng trạng thái của bác sĩ Canh trên trang cá nhân.

Bác sĩ Canh chia sẻ: "Thơ ca có cái hay là vần điệu, mọi người đọc sẽ có ấn tượng và dễ nhớ hơn. Tôi muốn thông qua những vần thơ để chia sẻ góc nhìn về cuộc sống cho mọi người để cùng ngẫm nghĩ."

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, cùng là đồng nghiệp, bác sĩ Canh hiểu rõ công việc mà những người chiến sĩ áo trắng đang thực hiện mỗi ngày. Để hỗ trợ và tiếp sức cho "tiền tuyến", ngoài thời gian làm việc, bác sĩ Canh cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Chấn thương - chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh làm những chiếc mặt nạ chống giọt bắn để gửi cho các nhân viên y tế.

Một buổi sáng, sau khi khám cho bệnh nhân xong, bác sĩ Canh về phòng nghỉ để cùng làm mặt nạ với đồng nghiệp trong khoa. Chợt, anh lấy điện thoại ra chụp lại một vài tấm hình rồi ngồi xuống làm cùng mọi người. Ai cũng nghĩ anh chụp làm kỉ niệm thôi, hoá ra những bức ảnh được anh đăng trên mạng xã hội cùng bài thơ ngẫu hứng ghi lại câu chuyện ở hậu phương.

"Giãn cách xã hội nên bệnh nhân vắng hơn thường ngày. Những lúc có thời gian rảnh, các bạn điều dưỡng, hộ lý lại rủ nhau làm mặt nạ chắn giọt bắn gửi đến các điểm cách ly tập trung. Tinh thần đoàn kết, đồng lòng chống dịch vì đại cuộc chung làm mình thấy rất xúc động", bác sĩ Canh trò chuyện.

Chống dịch trên mặt trận văn hoá: Những vần thơ của Bác sĩ Canh
Hậu phương vững chắc. (Ảnh: Facebook nhân vật)

Anh Huỳnh Tấn Trung, điều dưỡng khoa cấp cứu Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chia sẻ: "Lúc thấy bài thơ của anh Canh trên facebook, anh chị em, ai đọc xong cũng vui vì lan toả được chuyện tốt mà mình đang làm. Nhờ có bài thơ của anh Canh, mọi người như được tiếp thêm lửa, cố gắng làm được nhiều chiếc mặt nạ hơn để gửi cho các đồng nghiệp."

Bài thơ Nét đẹp hậu phương:

Chống dịch thời kỳ mới

Tại bệnh viện chúng tôi

Mùa cách ly xã hội

Đẹp không nói nên lời

Đây các bạn điều dưỡng

Dịp bệnh nhân ít đông

Không nghỉ mà tranh thủ

Cắt dán đồ thủ công

Lả lướt từng đường kéo

Cùng băng keo trên tay

Làm mặt nạ phòng vệ

Thay chích thuốc thường ngày

Làm xong sẽ gửi đến

Tận tay cho tiền phương

Các đồng nghiệp yêu quý

Đã xông pha lên đường

Cuộc chiến đang căng thẳng

Nhiều gian khổ hi sinh

Đồng lòng sẽ chiến thắng

Khi vượt qua chính mình

Gửi lời chúc sức khỏe

Cùng ước nguyện bình an

Tới bệnh nhân chiến sĩ

Với tình yêu ngập tràn

Chống dịch trên mặt trận văn hoá: Những vần thơ của Bác sĩ Canh
Chân dung bác sĩ Đậu Thế Canh. (Ảnh: Facebook nhân vật)

Bác sĩ Canh cho biết: "Từ ngày đi học tôi đã rất thích thơ văn, càng đọc càng thấy sự phong phú, nét đẹp của tiếng Việt, nhưng viết câu gì cũng ngang như cua. Sau này sinh hoạt ở một câu lạc bộ, tôi mới mạnh dạn, đặt quyết tâm cao để tập tành, mỗi dòng trạng thái cố gắng làm thành vài câu thơ vần điệu để chia sẻ các thông điệp tích cực trong cuộc sống tới bạn bè".

Nhận xét về tài sáng tác thơ của bác sĩ Canh, anh Trung trò chuyện: "Ở bệnh viện ai cũng quý anh Canh. Với bệnh nhân thì có trách nhiệm còn với anh em điều dưỡng, hộ lý thì hòa đồng và rất nhẹ nhàng. Mọi người còn hay chọc là làm gì để anh thấy được là lát anh cho thành thơ văn hết. Xuất khẩu thành thơ, câu đó đúng là nói về anh Canh luôn."

Chống dịch trên mặt trận văn hoá: Những vần thơ của Bác sĩ Canh
Bác sĩ Canh trong một lần xét nghiệm Covid-19. (Ảnh: Facebook nhân vật)

Cách đây không lâu, gửi lời chúc sức khỏe, bình an, may mắn tới mọi người, gửi lời biết ơn đến những người tham gia trực tiếp chống dịch nơi tuyến đầu, bác sĩ Canh cũng chia sẻ bài thơ Biết ơn trên mạng xã hội:

Những anh hùng thầm lặng

Chiến đấu giữa thời bình

Lời tri ân tất cả

Vì đại cuộc hy sinh.

Từ các bậc lãnh đạo

Cẩn trọng tầm nhìn xa

Chọn khoanh vùng truy vết

Biết rõ thực lực ta.

Đến chiến sĩ áo trắng

Bác sĩ điều dưỡng viên

Các bạn làm xét nghiệm

Thức trắng bao ngày đêm.

Tới sinh viên tuổi học

Xung phong lên tuyến đầu

Xa gia đình bè bạn

Vui chơi để lại sau.

Cám ơn anh bộ đội

Công an với dân phòng

Giỏi tìm truy mầm bệnh

Chả nề hà tính công.

Và nhiều người khác nữa

Kể không hết nổi luôn

Vì nhân dân kiệt sức

Mất luôn giấc ngủ ngon.

...

Biết ơn bằng hành động

Chúng ta nên làm ngay

5K trong mọi lúc

Nhắc nhở nhau từng giây.

Chống dịch trên mặt trận văn hoá: Những vần thơ của Bác sĩ Canh
Hình ảnh các chiến sĩ ấo trắng nơi tuyến đầu chống dịch. (Ảnh: Internet)

Vần thơ của bác sĩ Canh, bài hát, bức tranh, thước phim và rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khác đã và đang ghi lại một giai đoạn lịch sử của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đồng thời, đây cũng là những vũ khí trên mặt trận văn hoá để cổ vũ tinh thần lực lượng y bác sĩ, lan toả sự lạc quan đến với đông đảo mọi người.

Vợ chồng trẻ trong nỗi buồn thời Covid-19 Vợ chồng trẻ trong nỗi buồn thời Covid-19

“Giờ làm mẹ rồi, mình mới hiểu được nỗi lòng của bố mẹ ở quê, nhiều khi cũng muốn gửi một ít quà về cho ...

Nam tài xế tử vong sau 7 giờ tiêm vaccine Covid-19: Không khai báo tiền sử bệnh tật Nam tài xế tử vong sau 7 giờ tiêm vaccine Covid-19: Không khai báo tiền sử bệnh tật

Sau 7 giờ tiêm vaccine phòng Covid-19, nam tài xế 46 tuổi tại tỉnh Bắc Giang đã tử vong sau khi có biểu hiện sốt, ...

"Loan đặc biệt": Cô gái nhỏ bé khiến bao người nể phục

"Chân thành, vui vẻ, nhiệt tình, trách nhiệm" là những đánh giá của nhiều người khi nói về chị Phan Thị Loan, một người con ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Người lao động -

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Vòng tay Công đoàn -

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Nét đẹp Người lao động -

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tổ ấm yêu thương

Vòng tay Công đoàn -

Tổ ấm yêu thương

Là trụ cột kinh tế trong gia đình, thầy giáo Huỳnh Hữu Trí, Tổ trưởng Tổ Năng khiếu của Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Chia sẻ với anh, Công đoàn nhà trường đã vào cuộc…

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Nét đẹp Người lao động -

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022, chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) tiểu thương và cán bộ, nhân viên nữ chợ Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài đến chợ buôn bán, gợi lại nét văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Đời sống -

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa thông báo hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội đang giai đoạn đỉnh dịch, diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.