Chính phủ đề nghị tăng giờ làm thêm với người lao động trong bối cảnh phục hồi kinh tế
Phóng sự điều tra - 11/03/2022 09:26 P.V
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc điều chỉnh giờ làm thêm là yêu cầu cấp thiết và khách quan (Ảnh: VGP/Lê Sơn) |
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.
Bối cảnh ‘đặc biệt’ cần sự điều chỉnh ‘cấp thiết’
Theo Tờ trình của Chính phủ, trong năm 2021 đã có hàng triệu người lao động mất việc, lao động trong các ngành kinh tế tiếp tục giảm. Lao động mất việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người (chiếm 33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người (chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn người so với năm trước.
Trong quý IV/2021, các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ở mức cao là 4,42%, cao hơn 1,94% so với khu vực nông thôn; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,33%, cao hơn 0,37% so với khu vực nông thôn.
Thực tế, các quy định về giới hạn làm thêm trong tháng, trong năm tại Điều 107 của Bộ luật Lao động cần điều chỉnh trong giai đoạn ngắn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, người lao động có việc làm và thêm thu nhập, ổn định lại cuộc sống. Do đó, Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho phép nâng số giờ làm thêm trong 1 tháng và số giờ làm thêm trong 1 năm của người lao động, được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc.
Nữ công nhân đang làm việc trong nhà máy. Ảnh minh họa: CSAT. |
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Nghị quyết về giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động được kết cấu thành 2 điều, với nội dung cơ bản như sau: Nâng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động khi người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ và tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ trong 1 năm mà không bị giới hạn nhóm ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động. Các quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày và việc nghỉ ngơi (nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca...), tiền lương tuân thủ theo Bộ luật Lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Về thời gian áp dụng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dự thảo nghị quyết được xây dựng trong bối cảnh "đặc biệt" và "cấp bách". Theo đó, về nguyên tắc, việc thực hiện chính sách tại dự thảo nghị quyết chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn, thích hợp để giải quyết những vấn đề cấp bách, cấp thiết.
Vì vậy, thời gian áp dụng chính sách này kể từ thời điểm nghị quyết được ký ban hành đến thời điểm các biện pháp quy định tại Điểm 3 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hết hiệu lực thi hành.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thuý Anh trình bày cho rằng, dịch Covid-19 đã để lại ảnh hưởng tiêu cực lớn đến nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động khi chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng cùng hàng loạt đơn hàng bị đứt gãy, đình trệ… tác động mạnh tới người lao động, đẩy người lao động vào hoàn cảnh khó khăn do phải giãn việc, ngừng việc, nghỉ việc, mất việc làm.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, để nhất quán thực hiện chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, thì việc tăng thời giờ làm thêm trong thời điểm hiện nay được nhìn nhận và đánh giá như một giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất, khắc phục những tổn thất do dịch Covid-19 gây ra cho người lao động và người sử dụng lao động trong hơn 2 năm vừa qua, góp phần cho quá trình phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước là rất cần thiết.
Trong bối cảnh hiện nay, khi người lao động và người sử dụng lao động vừa tăng cường các hoạt động phục hồi, phát triển sản xuất, linh hoạt trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, bố trí lao động và vừa áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí với Chính phủ sự cần thiết mở rộng các ngành, nghề, công việc được áp dụng tối đa 300 giờ một năm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, có thực tế từ 27/4/2020 đến nay nhiều lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 như: y tế, công an, quân sự làm việc gần như 24/24 giờ. Đối với những người đã đi làm thực tế lên 72 giờ/tháng trong thời gian vừa qua thì cũng được truy lĩnh, khi nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Đây là bối cảnh đặc biệt, cần có tư duy mới để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh, trả công cho người lao động xứng đáng với việc đã làm thêm trên thực tế. Một số hiệp hội nghề nghiệp ở Nhật Bản còn đề xuất làm đến 400 giờ/năm.
"Đây là mức thoả thuận giờ làm thêm tối đa của doanh nghiệp và người lao động, được sự đồng ý của người lao động, cũng như căn cứ vào sức khoẻ, điều kiện lao động, được trả công xứng đáng", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý.
Công nhân ngành Than đang làm việc trong hầm lò. Ảnh minh họa: CSAT |
Chế độ tiền lương làm thêm tương xứng công sức người lao động
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng bày tỏ tán thành việc ban hành nghị quyết này, cần có giải pháp thiết thực để doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và thực tiễn quá trình phục hồi kinh tế, phù hợp với nhu cầu của người lao động sau một thời gian bị giãn cách xã hội.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật cho rằng, qua tham khảo ý kiến người lao động, Tổng Liên đoàn thống nhất với dự thảo nghị quyết này, đồng thời cần nghiên cứu bổ sung các biện pháp để bảo đảm phúc lợi cho người làm thêm để có sức khoẻ tái sản xuất.
Tuy nhiên, cần bảo đảm sức khoẻ cho người lao động, nhất là đối với người đã bị Covid-19 và không áp dụng đối với mọi ngành nghề, nhất là ngành nghề lao động độc hại, phụ nữ có thai, người khuyết tật hoặc vị thành niên và trên cơ sở tự nguyện của người lao động.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Văn Phòng cho biết, đây là nhu cầu thực tế của người sử dụng lao động và người lao động trong bối cảnh phục hồi kinh tế hiện nay của đất nước, cũng như từng doanh nghiệp và người lao động. Thực tế thì việc này cũng đã diễn ra và cộng đồng doanh nghiệp rất ủng hộ chủ trương này.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, đây là yêu cầu cấp thiết và khách quan từ thực tiễn cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp rất căng thẳng khi đơn hàng khẩn trương mà nhân lực không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Người lao động sẽ tính thời gian làm thêm như các ngày lễ, Tết và làm thêm ban đêm.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoan nghênh cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã chuẩn bị tốt nội dung dự thảo nghị quyết, nhận được sự đồng thuận cao; nhấn mạnh đây là giải pháp cấp thiết trong bối cảnh hiện nay là phục hồi kinh tế. Đa số ý kiến đồng tình đề xuất nâng thời gian làm thêm và chỉ áp dụng khi được người lao động tự nguyện, bảo đảm đúng chế độ tiền lương, tiền công, sức khỏe và an toàn đối với người lao động.
Được biết, ngày 24/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết này sau khi được các cơ quan tiếp thu, giải trình.
Công đoàn đại diện đòi quyền lợi, mang niềm hạnh phúc vỡ òa cho công nhân Ngày 10/3, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Liên Chiểu đã thực hiện việc chi trả tiền trực tiếp cho công nhân, người ... |
Những chiếc xe nôi của lòng nhân đạo Vào dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, trên mạng xã hội và cả một số trang báo điện tử đã xuất hiện ... |
Đà Nẵng: Trạm Y tế xã, phường được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH Người lao động là F0 điều trị tại nhà chỉ cần đến Trạm Y tế xã, phường để được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 24/10/2024 17:59
Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức
Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.
Phóng sự điều tra - 23/10/2024 09:24
Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.
Phóng sự điều tra - 18/10/2024 19:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế
Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.
Phóng sự điều tra - 17/10/2024 10:52
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"
Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.
Phóng sự điều tra - 11/10/2024 17:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc
Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.
Phóng sự điều tra - 10/10/2024 13:13
Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết
Bác sĩ Lê Khắc Thu, người mà TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân