Chỉ sơ suất nhỏ, tai nạn điện có thể làm chết người

Đời sống - LÊ TUYẾT

Trong 6 tháng đầu năm 2020, địa bàn tỉnh Bình Dương đã xảy ra 9 vụ tai nạn điện trong dân, làm 6 người chết và 4 người bị thương. Đáng nói, nhiều vụ tai nạn điện xảy ra chỉ vì sơ xuất nhỏ, tâm lý chủ quan của người dân mà gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết người!
chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi
Hiện trường vụ tai nạn điện khiến 1 người chết, 1 người bị thương nặng tại xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng

Khoảng 17h chiều 26/6, 2 người đàn ông ở xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng ngồi trong xe tải cẩu để vận hành đưa trụ điện chôn xuống đất. Trong lúc làm việc, không may cần cẩu và trụ điện vướng vào đường dây điện gây phóng điện xuống dưới. Sự cố làm 1 người tử vong, 1 người bị thương tích nặng.

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho hay, nguyên nhân ban đầu được xác định là tai nạn điện do người dân tự mua trụ và thuê xe cẩu để thay thế trụ đường dây điện sau điện kế vào nhà. Quá trình tự thi công, di dời trụ điện phía sau nhánh rẽ không do điện lực quản lý, người dân đã vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện nên xảy ra vụ tai nạn thương tâm trên.

Trước đó, ngày 2/6, anh Hoàng Văn Ngữ, sinh năm 1979, quê Thanh Hoá bị điện giật tử vong tại số nhà 19A/2, đường Bùi Hữu Nghĩa, khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, TP. Thuận An. Thời điểm này, anh Ngữ đang xúc đất trước cửa nhà và chạm vào dây thông tin bị đứt rơi xuống đất trước đó, hậu quả khiến anh Ngữ bị điện giật. Tại hiện trường khu vực xảy ra tai nạn, bước đầu cơ quan chức năng xác định nạn nhân tử vong do chạm vào dây cáp viễn thông có lõi thép chịu lực đã bị cháy, đứt do sự cố xảy ra trước đó.

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi
Công An TP. Thuận An điều tra hiện trường vị trí bó cáp viễn thông bị đứt gây tai nạn

Nhiều nhân chứng cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, khu vực có cơn mưa khá lớn, bó cáp viễn thông trên đường Bùi Hữu Nghĩa bị bốc cháy khiến một dây cáp viễn thông bị đứt rơi trước sân nhà. Trong lúc anh Ngữ ra dọn xúc đất trước nhà thì chạm phải dây cáp viễn thông bị điện giật bất tỉnh.

Dù được nhiều người xung quanh sơ cứu, hô hấp nhân tạo và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Thuận An, nhưng anh Ngữ đã tử vong sau đó.

Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2019. Toàn tỉnh đã xảy ra 27 vụ vi phạm, tăng 16 vụ so với cùng kỳ. Tình hình tai nạn điện trong dân giảm so với năm 2019, nhưng số vụ tai nạn nguy hiểm tăng cao, trong 6 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 trường hợp tai nạn điện trong dân làm 6 người chết (tăng 4 người chết) và 4 người bị thương (giảm 6 người bị thương).

Ông Hồ Văn Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo an toàn và tiết kiệm điện tỉnh Bình Dương nhận định: nguyên nhân khiến nhiều vụ tai nạn điện thương tâm xảy ra là do người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của tai nạn điện, có một số trường hợp cố tình vi phạm, xây dựng nhà ở, thi công công trình, trồng cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, một số trường hợp nhà ở, công trình nằm trong hành lang đường dây dẫn điện không đảm bảo độ cao theo quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện (Nghị định 14).

“Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đánh giá là nghiêm trọng, việc vi phạm an toàn điện ảnh hưởng đến tính mạng của người dân nên cần phải hạn chế, tăng cường kiểm tra, giám sát”, ông Hồ Văn Bình đánh giá.

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi
Cơ quan chức năng phối hợp cùng với ngành điện kiểm tra, điều tra vụ tai nạn điện xảy ra tại số nhà 19A/2, đường Bùi Hữu Nghĩa, khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, TP. Thuận An

Để giảm bớt các vụ vi phạm an toàn điện, đại diện Sở Công Thương cho hay sẽ làm việc với những địa phương thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn điện, cũng như những địa phương còn tồn tại nhiều vụ tai nạn đến nay chưa xử lý dứt điểm. Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, cũng như ngành điện tăng cường công tác tuyên truyền hơn nữa, đồng thời kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.

Đồng thời, nhằm trang bị thêm kiến thức, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao nghiệp vụ về công tác an toàn điện cho các cán bộ của địa phương, Sở Công Thương là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, sẽ tổ chức lớp tập huấn về công tác an toàn điện và tiết kiệm điện cho các cán bộ huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn; Điện lực các huyện, thị xã, thành phố, trung tâm. Thường xuyên kiểm tra lưới điện, kịp thời ngăn chặn các trường hợp vi phạm mới. Báo cáo nhanh về Ban Chỉ đạo tỉnh các trường hợp phát sinh mới về an toàn điện có tính chất nghiêm trọng; Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp cố tình vi phạm.

Ông Nguyễn Thế Nam – Trưởng Phòng An toàn, Công ty Điện lực Bình Dương cho biết, tại Khoản 4 Điều 4 của Nghị định 14 nêu rõ: “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn điện tại địa phương theo quy định của Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành; Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn điện đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương; Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn công trình điện lực theo quy định của pháp luật; Công bố mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực; Cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, phạm vi bảo vệ các hạng mục xây dựng của công trình điện lực”.

Ông Nguyễn Thế Nam cho rằng, căn cứ vào các quy định đó thì thực tế hiện nay vẫn còn một hạn chế trong bảo vệ hành lang an toàn lưới điện là lực lượng cán bộ xã, phường, ấp, khu phố chưa có ý thức được đó cũng là một nhiệm vụ của mình, không có công tác kiểm tra trật tự xây dựng ở địa bàn mình quản lý. Cán bộ xã, phường, ấp là gần và sát với dân nhất, lực lượng ngành điện mỏng mà lưới điện thì trải rộng, trải dài không kiểm soát hết, cho nên người dân xây dựng vi phạm hành lang an toàn lưới điện đã không được nhắc nhở kịp thời.

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi LĐLĐ Bình Dương: Hỗ trợ vốn vay lãi suất “cực thấp” cho CNLĐ

50 tỷ đồng là tổng số tiền gói hỗ trợ mà LĐLĐ tỉnh Bình Dương kiến nghị với lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam được ...

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi Người lao động “3 không” trên công trình xây dựng và sự “ngoài cuộc” của UBND cấp xã

Trên các công trình xây dựng nhỏ lẻ, tình trạng mất an toàn lao động đang diễn ra một cách phổ biến. Ở đó, không ...

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi Tái diễn “phân biệt người Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh” trong tuyển dụng lao động

“Không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” là một câu nằm ở phần lưu ý trong mẫu tuyển dụng của Công ty TNHH ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.