Bàn về đổi mới tổ chức Công đoàn ngành trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Hoạt động Công đoàn - 29/12/2022 08:29 PGS.TS. Dương Văn Sao - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn
Về bản chất, công đoàn (CĐ) ngành Trung ương (TƯ) là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), do CNVCLĐ cùng một ngành nghề, hoặc nhóm ngành nghề do Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định thành lập, nhằm đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ trong phạm vi ngành, nghề. Quá trình tồn tại, phát triển của CĐ các nước trên thế giới, cho thấy, mô hình tổ chức CĐ theo ngành nghề là mô hình tổ chức công đoàn chủ yếu và có hiệu quả nhất.
Hội thảo khoa học “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành trong tình hình mới” doTổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, tháng 10/2022. Ảnh: PV. |
Bàn về mô hình tổ chức CĐ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tổ chức có hai cách, cách nghề nghiệp và cách sản nghiệp. Nghề nghiệp là ai làm nghề gì thì vào hội nghề ấy. Như thợ may vào hội may, thợ rèn vào hội rèn. Sản nghiệp là bất kỳ nghề gì, hễ làm một chỗ thì vào một hội. Như việc xe lửa, người đốt than, người sơn xe, người phát vé, người coi đường, người cầm máy; tất cả nhập vào một hội xe lửa”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ đặc điểm ra đời của CĐVN, nên từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức Công đoàn Việt Nam được tổ chức theo ngành nghề và theo địa bàn lãnh thổ, gồm các LĐLĐ tỉnh, thành phố và các CĐ ngành TƯ. Với mô hình tổ chức các CĐ ngành TƯ ở Việt Nam hiện nay trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế bên cạnh những ưu điểm, thì cũng đang bộc lộ những hạn chế như:
Ở các CĐ ngành đa lĩnh vực (như: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Xây dựng) CĐ không tổ chức tập trung vào các ngành cụ thể, nên chất lượng tham gia xây dựng chính sách pháp luật mang tinh chuyên ngành, nghề hạn chế, đặc biệt là các CĐ ngành này khó có thể xây dựng được TƯLĐTT cấp ngành.
Mặt khác, thực tế ở một số CĐ ngành có những cơ sở thuộc bộ chủ quản, nhưng chuyên môn lại do bộ khác quản lý như: khối các trường đào tạo thuộc Bộ Công thương, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTB-XH quản lý về chuyên môn, dẫn đến sự bất cập trong chỉ đạo của CĐ cấp trên. Đặc biệt, với mô hình tổ chức CĐ ngành đa ngành nghề như vậy, CĐ ngành không thể có đủ cán bộ các chuyên ngành để tham gia, chỉ đạo hoạt động như: sản xuất kinh doanh, thương mại, đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước… nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của CĐ.
Hiện nay, ở một số đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, CĐ ở đó không có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng cùng cấp, mà chỉ có sự chỉ đạo của CĐ cấp trên, trong khi quan hệ của CĐ ngành với các CĐ khác cùng ngành nghề (quan hệ ngang) còn thiếu các quy định và chưa có nhiều kinh nghiệm. Ở một số bộ còn có các CĐ Tập đoàn, CĐ Tổng Công ty trực thuộc TLĐ, trong khi chỉ có CĐ ngành mới đại diện tham gia các hoạt động với Bộ, dẫn đến sự không đồng đều về hoạt động và ảnh hưởng của CĐ trong cùng một bộ.
Cán bộ Công đoàn Ngành Xây dựng Hà Nội thăm, tặng quà cho nữ công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: H.T. |
Thực tế, hiện nay trong hệ thống CĐ Việt Nam đang còn có lực lượng lớn NLĐ cùng ngành nghề ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các địa phương, nhưng chưa có sự liên hệ về ngành nghề với CĐ ngành địa phương, CĐ ngành TƯ. Theo thống kê, CĐ các khu công nghiệp, khu chế xuất đang trực tiếp quản lý trên 2,3 triệu đoàn viên, trong khi đó các CĐ ngành địa phương mới chỉ quản lý khoảng 1,2 triệu đoàn viên. Ở một số ngành, như Điện tử, Tin học ở Thái Nguyên, Hà Nội, TP. HCM, Đồng Nai, Biên Hòa đoàn viên CĐ đều do LĐLĐ địa phương trực tiếp quản lý. Nhưng ngành Công thương có CĐ Tổng Công ty Điện tử - Tin học, số lượng lao động chỉ hơn 1.000 người, chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số NLĐ ngành Điện tử - Tin học cả nước, do vậy CĐ Tổng Công ty Điện tử - Tin học không thể đại diện cho ngành nghề khi tham gia các lĩnh vực liên quan.
Do mô hình tổ chức, quản lý của CĐ ngành theo hệ thống từ TƯ đến cơ sở, nên có một số cơ sở nhỏ, địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận, tham gia các hoạt động do CĐ ngành TƯ tổ chức. Biên chế cán bộ CĐ chuyên trách chủ yếu làm việc ở cấp CĐ ngành, CĐ cấp trên cơ sở, và một số CĐCS lớn, còn đa số các CĐCS khác, nơi tập trung mọi hoạt động, trực tiếp đại diện NLĐ tham gia thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể, đối thoại, giải quyết vướng mắc, tranh chấp lao động… thì cán bộ CĐ là kiêm nhiệm nên hạn chế về thời gian, năng lực, sự quyết đoán và sự tận tâm cho công tác CĐ. Bất cập này ngay cả đối với cán bộ CĐ chuyên trách, do phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan chuyên môn.
Mô hình, cơ cấu tổ chức CĐ ngành TƯ như hiện nay đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, thông qua đường lối, chủ trương, văn bản chỉ đạo, qua cơ cấu nhân sự. Do chủ tịch CĐ ngành TƯ, CĐ tập đoàn, tổng công ty trực thuộc TLĐ được cơ cấu là thành viên cấp ủy Đảng và do sự gắn bó, thống nhất cơ cấu tổ chức CĐ với cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn (bộ, tập đoàn, tổng công ty) nên CĐ đã là cầu nối quan trọng, truyền tải thông tin nhanh chóng giữa cơ quan chuyên môn với NLĐ và ngược lại. Mặt khác cơ cấu tổ chức của CĐ các cấp luôn gắn kết, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đồng cấp. Tuy nhiên, còn một số ngành, tập đoàn, tổng công ty, chủ tịch CĐ chưa được cơ cấu vào Ban cán sự Đảng.
Ngoài ra, có một số tập đoàn, tổng tông ty trong ngành đã chuyển khỏi bộ, nên việc lãnh đạo chỉ đạo của Ban cán sự Đảng đối với các CĐ trong ngành cũng nhiều bất cập, khó khăn. Mặt khác, các CĐ ngành TƯ ở nước ta hình thành chưa xuất phát từ sự liên kết nghề nghiệp, mà chủ yếu căn cứ vào mô hình tổ chức, quản lý hành chính. Trong khi đó do yêu cầu công tác tổ quản lý nhà nước, nhiều bộ, ngành đã sáp nhập, nên tổ chức CĐ ngành cũng phải điều chỉnh theo, dẫn đến CĐ ngành trở thành đa ngành, đa lĩnh vực, thiếu tính chuyên sâu ngành nghề. Vì vậy CĐ ngành chưa tạo nên được sức mạnh của tổ chức trong hoạt động, nhất là trong việc xây dựng TƯLĐTT cấp ngành.
Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên ký TƯLĐTT với các công ty: Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG; Công ty CP Đầu tư và phát triển TDT và Công ty CP Đầu tư Quốc tế Thagaco. Ảnh: N. Ngọc. |
Thực tế, hiện nay các CĐ ngành TƯ nước ta chủ yếu tập hợp các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, trong khi quá trình sắp xếp, chuyển đổi, nhiều đơn vị, doanh nghiệp nhà nước đã thu hẹp hoặc chuyển sang các loại hình đa sở hữu, CĐ ở các đơn vị chuyển đổi cũng tách khỏi CĐ ngành TƯ, chuyển về trực thuộc LĐLĐ địa phương, bởi vậy đoàn viên thuộc đa số CĐ ngành TƯ đang giảm dần và rất khó trong phát triển do không có nguồn lao động mới. Số đoàn viên do các ngành TƯ, CĐ ngành địa phương hiện nay quản lý chỉ khoảng gần 3 triệu, trong khi tổng số đoàn viên nước ta hiện nay khoảng trên 10 triệu, như vậy đoàn viên được tập hợp theo ngành, nghề chỉ có chiếm gần 30% tổng số đoàn viên nên CĐ ngành không thể hiện được tính đại diện, và rất hạn chế vai trò, chức năng, hoạt động mang tính ngành nghề.
Việc phân cấp quản lý đối với các CĐCS như hiện nay làm cho CĐ ngành TƯ, CĐ tập đoàn, tổng tông ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam khó tiếp cận và tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị, cơ sở cùng ngành nghề ở các địa phương. Mô hình 4 cấp của Công đoàn Việt Nam còn bất cập, lúng túng khi thực hiện ở CĐ ngành TƯ. Bởi về nguyên tắc, trong hệ thống 4 cấp thì cấp ngành chỉ đạo trực tiếp đến CĐ cấp trên cơ sở. Tuy nhiên, hiện phần lớn ở các CĐ ngành TƯ đều không có CĐ cấp cơ sở (có ngành hoàn toàn chỉ có CĐ cấp cơ sở như: tại CĐ ngành Y tế Việt Nam, CĐ Quốc phòng) nên thực tế CĐ ngành vừa phải thực hiện chức năng của CĐ ngành, vừa là cấp trên trực tiếp cơ sở. Một số CĐCS có đông đoàn viên, các CĐCS thành viên đóng trên nhiều địa bàn tỉnh, thành phố, phạm vi hoạt động rộng gặp rất nhiều khó khăn trong sâu sát cơ sở và NLĐ. Một số doanh nghiệp có mô hình phức tạp (công ty mẹ - công ty con - công ty liên kết)… rất khó xác định đâu là CĐCS, khi mà tất cả các đơn vị đều có đủ điều kiện thành lập CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Cán bộ công đoàn LĐLĐ tỉnh Hà Nam thăm công nhân Công ty TNHH đèn Led trang trí Đông Phương. Ảnh: CĐHN. |
Một số ngành, lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như: da giày, du lịch, tài chính... và một số lĩnh vực mới phát triển như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, xe công nghệ... chưa có các hình thức tổ chức tập hợp NLĐ theo CĐ ngành nghề. Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, thì hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp, trong đó ngành cấp 1 gồm 21 ngành, ngành cấp 2 gồm 88 ngành, ngành cấp 3 gồm 242 ngành, ngành cấp 4 gồm 486 ngành, ngành cấp 5 gồm 734 ngành thì một số ngành cấp 1 có đông NLĐ nhưng chưa có các hình thức tập hợp NLĐ theo ngành nghề trên phạm vi toàn quốc.
Những bất cập trên cho thấy, đổi mới tổ chức CĐ ngành là đòi hỏi khách quan và yêu cầu cấp bách. Nhằm đảm bảo cho CĐ ngành thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, để CĐ ngành thực sự đại bỉểu cho quyền, lợi ích kinh tế - chính trị, xã hội của đội ngũ CNVCLĐ thuộc cùng ngành nghề, cho xu thế phát triển toàn diện của xã hội. Bảo đảm cho các CĐ ngành hoạt động như một thực thể sinh động của quần chúng trong các ngành nghề đang sáng tạo ra đời sống mới, theo đường lối chiến lược của Đảng.
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới Vần đề xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp người lao động (NLĐ) và tổ chức của NLĐ tại doanh ... |
Công đoàn Việt Nam đổi mới để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, NLĐ Công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) của Công đoàn Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, từ các hoạt ... |
Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?