Thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, Công đoàn cần được tăng cường biên chế
Kiến nghị với Đoàn khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Tổ chức Trung ương, LĐLĐ một số tỉnh, thành phố phía Nam gồm TP Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu đề nghị tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quản lý biên chế công đoàn để đảm bảo triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng Đoàn khảo sát tình hình giao, quản lý, sử dụng biên chế công đoàn phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Ảnh: VĂN SỸ |
Có nơi số lượng công nhân lao động đông nhưng chỉ được giao 2 biên chế LĐLĐ tỉnh Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh có 8 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố; 4 công đoàn ngành và tương đương với tổng số 76 cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn. Thời gian qua, do yêu cầu công tác luân chuyển, điều động cán bộ, một số cán bộ công đoàn chuyên trách nghỉ hưu, nghỉ việc… nên cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh giảm xuống còn 66 người. Công tác quản lý, sử dụng biên chế công đoàn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Việc giao biên chế đối với hệ thống công đoàn tỉnh còn cào bằng, chưa tính đến số lượng lao động và tình hình quan hệ lao động, đặc thù của tổ chức Công đoàn như hệ thống thu và quản lý tài chính, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động. |
|
|
Số lượng biên chế cơ quan LĐLĐ tỉnh được giao hiện nay là rất ít, mỗi ban chuyên môn chỉ có từ 1 đến 3 biên chế. Một cán bộ công đoàn phải kiêm nhiệm nhiều việc chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay. Số lượng hợp đồng chuyên môn và hợp đồng kế toán còn nhiều, một số trường hợp ký hợp đồng lao động đã xin nghỉ việc do khó thi tuyển biên chế. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc phân công, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách và phân cấp, quản lý thu, chi kinh phí công đoàn. Bên cạnh đó, việc phân bổ, giao biên chế cơ quan LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố còn bất cập, có đơn vị có số lượng công nhân lao động đông nhưng chỉ được giao 2 biên chế. |
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Điều lệ, Ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại buổi khảo sát. Ảnh: Nhật Hồ |
Trước thực tế trên, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hậu Giang đề xuất Ban Tổ chức Trung ương sớm có hướng dẫn về giao và quản lý biên đối với cơ quan LĐLĐ cấp tỉnh, cấp huyện, công đoàn ngành và tương đương theo quy định tại khoản 4, điều 2, Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Về nguyên tắc xác định biên chế phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, vị trí việc làm và số lượng lao động, đoàn viên trên địa bàn tỉnh. Ban Tổ chức Trung ương có sự thống nhất với Tổng LĐLĐ Việt Nam về số lượng biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách cơ quan LĐLĐ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương, giao cho Tỉnh ủy quản lý để phân bổ lại cho công đoàn tỉnh trong tổng số gói biên chế đã được thống nhất theo quy định. Đối với cán bộ hợp đồng làm công tác chuyên môn tại cơ quan LĐLĐ tỉnh và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tạo điều kiện, cho phép tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động để đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời cho phép LĐLĐ tỉnh, ngoài số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được phép ký hợp đồng lao động (hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn). Đối với Hậu Giang, LĐLĐ tỉnh kiến nghị, hằng năm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, số lượng đoàn viên, số lượng công đoàn cơ sở và tính chất đặc thù của tổ chức Công đoàn để phân bổ số lượng biên chế phù hợp. |
Đoàn khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Tổ chức Trung ương làm việc với Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Ảnh: PHONG LINH |
Phân bổ, giao biên chế cơ quan LĐLĐ các huyện, thành phố còn bất cập Đây là một trong những kiến nghị của LĐLĐ tỉnh Bạc Liêu tới Đoàn khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Tổ chức Trung ương về tình hình giao, quản lý, sử dụng biên chế công đoàn tại buổi làm việc vào chiều ngày 21/4. Tiếp Đoàn khảo sát có các đồng chí: Lữ Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu; Hồ Thanh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu cùng lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu có hơn 32.500 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có hơn 30.660 đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt ở 649 công đoàn cơ sở. Toàn tỉnh có 93/2.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có tổ chức Công đoàn. Cơ quan LĐLĐ tỉnh hiện có 24/30 biên chế được giao, trong đó Ban Thường vụ gồm có 3 đồng chí, 4 ban chuyên môn trực thuộc LĐLĐ tỉnh hiện có 5 biên chế/ban; còn lại các biên chế được bố trí ở các công đoàn ngành. Về tổ chức bộ máy cơ quan cấp huyện hiện có 25/26 biên chế được giao bố trí ở 7 đơn vị LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố. Toàn tỉnh còn 9 hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn cho tổ chức Công đoàn. |
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Văn Khanh báo cáo với Đoàn khảo sát. Ảnh: NHẬT HỒ |
Theo Đề án vị trí việc làm, số lượng biên chế hiện nay vẫn còn thiếu; kể cả biên chế Công đoàn ngành Y tế, Công đoàn ngành Giáo dục. Một số đơn vị vẫn phải hợp đồng chuyên môn ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, triển khai, thực hiện các phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn các cấp. Kiến nghị với Đoàn khảo sát, LĐLĐ tỉnh Bạc Liêu đề xuất nhiều nội dung liên quan đến quản lý, phân bổ, tuyển dụng công chức… là cán bộ công đoàn chuyên trách. Đồng chí Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ đối với tinh thần nội dung của đợt khảo sát thực tế tại các địa phương để xây dựng những giải pháp mới, sự thống nhất chung trong cả nước về mô hình hoạt động, về quản lý, sử dụng biên chế trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đồng thời đề nghị các cấp công đoàn của tỉnh Bạc Liêu tiếp thu ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Đoàn khảo sát để rút kinh nghiệm, xây dựng phương hướng tháo gỡ khó khăn, nhằm tổ chức hoạt động, phong trào công nhân, viên chức, lao động ngày càng thiết thực, hiệu quả. |
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải phát biểu tại buổi làm việc về tình hình giao, quản lý, sử dụng biên chế công đoàn tại Cần Thơ. Ảnh: PHONG LINH |
Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về biên chế công đoàn Tại TP Cần Thơ, Đoàn công tác của Ban tổ chức Trung ương và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có buổi làm việc với Thành ủy, LĐLĐ Thành phố về tình hình giao, quản lý, sử dụng biên chế công đoàn. Theo đồng chí Lê Thị Sương Mai - Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ, từ năm 2015 đến nay, LĐLĐ TP có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý biên chế công đoàn nhờ sự quan tâm của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ trong việc giao biên chế thực hiện hằng năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn được đào tạo, chuẩn hóa cơ bản đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn, về phẩm chất năng lực, uy tín đáp ứng được nhiệm vụ được giao trong tình hình hình mới. Qua đó, tạo sự chuyển biến trong giải quyết các công việc của cơ quan, đơn vị, góp phần vào kết quả chung trong hoạt động công đoàn. Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giảm biên chế, hợp đồng theo qui định được Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có trách nhiệm tạo được sự đồng thuận cao của tập thể và cán bộ thuộc diện phải tinh giảm. |
Đồng chí Lê Thị Sương Mai - Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ báo cáo với Đoàn khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: PHONG LINH |
Bên cạnh thuận lợi, theo Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ, công tác quản lý biên chế công đoàn vẫn còn vướng mắc như: Nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn ngày càng tăng cả về số lượng và tính chất hoạt động phức tạp nhưng số lượng biên chế hiện nay tại cơ quan LĐLĐ thành phố không đủ. Việc phân bổ biên chế chuyên trách LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố, Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp quản lý số lượng rất lớn đoàn viên, người lao động chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Với số lượng biên chế như hiện nay rất khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp, phân công thực hiện nhiệm vụ tại các cấp công đoàn trong Thành phố.
Phát biểu tại các chương trình khảo sát, đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Vụ trưởng vụ Tổ chức - Điều lệ, Ban tổ chức Trung ương cho biết, việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các cấp công đoàn sẽ giúp Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Tổ chức Thành ủy, đơn vị trực tiếp giao và quản lý biên chế tiếp cận thông tin kỹ càng hơn, sâu hơn, toàn diện hơn với tổ chức Công đoàn.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải ghi nhận, trong điều kiện số lượng biên chế khiêm tốn, chưa đảm bảo, tổ chức Công đoàn các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu đã triển khai có hiệu quả các hoạt động, phát huy lợi thế cũng như trách nhiệm, đặt nhiệm vụ đại diện cho người lao động, gần hơn với người lao động lên hàng đầu. Trước tình hình quan hệ lao động có dấu hiệu phức tạp, tổ chức Công đoàn phải đảm nhận tốt phần việc của mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sau đợt khảo sát thực tế tại các địa phương Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ cùng với Ban Tổ chức Trung ương bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn hiện tại, sau đó sẽ xây dựng đề án với hệ thống bộ máy thống nhất trong cả nước.
Thực hiện: HÀ VY |