Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam và việc cần quy định cụ thể hơn về gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp, là một trong những nổi dung nổi bật được thảo luận tại Hội nghị Tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Ngày 22.8, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Hội nghị được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia, trước khi hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra trong thời gian tới.

Đồng chí Lê Đình Quảng – Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật , Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), cùng với lấy ý kiến đóng góp của các cấp công đoàn, bộ, ngành, cán bộ công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam còn tham vấn ý kiến của các chuyên gia am hiểu về pháp luật công đoàn.

Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn
Đồng chí Lê Đình Quảng – Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật (đứng) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T. Thảo

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang có nhiều biến động. Việc điều chỉnh và bổ sung các quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Theo đồng chí Lê Đình Quảng, sửa đổi Luật Công đoàn lần này không chỉ nhằm khắc phục những hạn chế của Luật hiện hành mà còn nhằm xây dựng một hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ người lao động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp.

Tại hội nghị, đồng chí Lê Đình Quảng đã trình bày chi tiết về một số điều khoản trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) còn có ý kiến khác nhau, đồng thời nhấn mạnh các điểm cần xem xét kỹ lưỡng để luật mới phản ánh đúng thực tiễn và nhu cầu của công đoàn các cấp.

Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

LĐLĐ huyện Tân Yên (Bắc Giang) tham gia đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật tại một số doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Đ.L

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) bao gồm 6 chương và 36 điều, trong đó có sự sửa đổi, bổ sung 28 điều, giữ nguyên 5 điều, thêm mới 4 điều và bỏ 1 điều so với Luật Công đoàn năm 2012.

Nội dung của dự thảo tập trung vào các quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp; chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của công đoàn; quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đối với công đoàn; bảo đảm hoạt động của công đoàn; cũng như quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.

Các đại biểu tham dự hội nghị, bao gồm đại diện Ủy ban Xã hội của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; đại diện các Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực lao động và công đoàn.

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng. Nổi bật là các đề xuất về việc tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam và việc cần quy định cụ thể hơn về gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất bổ sung quy định cụ thể về điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn và điều kiện đảm bảo hoạt động của Công đoàn.

Kết thúc hội nghị, thay mặt Ban tổ chức, đồng chí Lê Đình Quảng, nhấn mạnh Hội nghị đã góp phần quan trọng trong quá trình sửa đổi Luật Công đoàn; đồng thời bày tỏ sự trân trọng trước những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, khẳng định rằng, những ý kiến này sẽ được Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiêm túc tiếp thu và xem xét trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Trước đó, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến lần đầu về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Luật Công đoàn (sửa đổi) phải được xây dựng phù hợp với Hiến pháp 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành.

Việc sửa đổi Luật Công đoàn phải đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn Việt Nam.

Ngoài ra, kế thừa và giữ nguyên những nội dung đã khẳng định được tính hợp lý, ổn định, hiệu quả; tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, tài chính công đoàn phù hợp với thể chế chính trị và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta.

Việc sửa đổi Luật Công đoàn cũng cần tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; bảo đảm các quy định của Luật Công đoàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước phù hợp, tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan ...

Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật

35 ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đã được gửi đến Hội nghị tiếp xúc cử tri với cán bộ Công đoàn, công nhân lao ...

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ...

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy, tầm nhìn và kỹ năng cho cán bộ công đoàn tỉnh Quảng Bình

Đổi mới tư duy, tầm nhìn và kỹ năng cho cán bộ công đoàn tỉnh Quảng Bình

Tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn do LĐLĐ tỉnh Quảng Bình tổ chức, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trực tiếp truyền đạt các nội dung về tư duy, tầm nhìn và kỹ năng của cán bộ công đoàn trong bối cảnh mới và những điểm mới Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội.
Người thủ lĩnh công đoàn gần công nhân, sát doanh nghiệp

Người thủ lĩnh công đoàn gần công nhân, sát doanh nghiệp

Tại Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam - một doanh nghiệp FDI có tới hơn 9.600 lao động, trong đó 85% là nữ, công đoàn cơ sở không chỉ dừng lại ở vai trò “chăm lo” mà còn là một mắt xích quan trọng trong xây dựng, giám sát chính sách, đảm bảo tiếng nói và quyền lợi của người lao động. Dẫn dắt tổ chức ấy là chị Trần Thị Hòa - Chủ tịch Công đoàn, người luôn chọn cách “đi sâu, ở gần” để lắng nghe và hành động.
Tháng Công nhân 2025: Linh hoạt, sáng tạo và bám sát thực tiễn

Tháng Công nhân 2025: Linh hoạt, sáng tạo và bám sát thực tiễn

Tháng Công nhân từ lâu đã trở thành một hoạt động quan trọng nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và thúc đẩy phong trào công nhân trong cả nước.
Công đoàn Đồng Nai: “Lá chắn” bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Công đoàn Đồng Nai: “Lá chắn” bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Chiều 15/3, tại Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam (phường Hóa An, TP Biên Hòa), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân" quý I năm 2025 với chủ đề "Công đoàn đồng hành chăm lo, bảo vệ lao động nữ".
Người "giữ lửa" nghề cho công nhân môi trường Bắc Giang

Người "giữ lửa" nghề cho công nhân môi trường Bắc Giang

Tuần này, bạn đọc cùng Talk Công đoàn tìm hiểu về hành trình 25 năm thầm lặng của chị Đỗ Thị Hiền - Tổ trưởng Tổ Công đoàn Công ty Cổ phần Quản lý Công trình đô thị Bắc Giang.
Các cấp công đoàn tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh phái đẹp

Các cấp công đoàn tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh phái đẹp

Trong không khí hân hoan cả nước hướng về kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) và 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các cấp Công đoàn tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng và những đóng góp quan trọng của nữ đoàn viên, người lao động.
Sắp xếp tổ chức bộ máy công đoàn tinh gọn để mạnh hơn

Sắp xếp tổ chức bộ máy công đoàn tinh gọn để mạnh hơn

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đang tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ: tập trung nguồn lực cho cơ sở, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia

Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia

Không ồn ào, chẳng nhiều lời, những nữ đoàn viên ngành Đường sắt vẫn bền bỉ giữ bánh xe cuộc sống lăn đều qua từng mùa cao điểm. Chương trình “Talk Công đoàn” phát sóng dịp 8/3 lần này là lời tri ân gửi đến họ – những người phụ nữ thầm lặng sau mỗi chuyến tàu sum họp, và cả những nữ công nhân, người lao động ở khắp ngành nghề đang âm thầm cống hiến mỗi ngày.