agribank-plus-4112024-522025

Bảo vệ môi trường được đặt lên hàng đầu tại nhiệt điện Thái Bình

Đến với Nhiệt điện Thái Bình, người ta rất dễ ấn tượng với một nhà máy được bao quanh bởi những màu xanh của đồng lúa xanh rì tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.  Nhưng khi vào tận bên trong nhà máy, lại càng choáng ngợp hơn bởi quang cảnh xanh- sạch- đẹp nơi đây. Đó là thành quả của công tác bảo vệ môi trường được công ty đẩy mạnh từ lâu.
bao ve moi truong luon duoc dat len hang dau tai nhiet dien thai binh
Quqng cảnh khuôn viên Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.

Luôn chú trọng bảo vệ môi trường

Theo ông Tạ Trung Kiên, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Thái Bình, ngoài nhiệm vụ sản xuất, phát điện lên lưới, công tác bảo vệ môi trường của cả nhà máy luôn được chú trọng hàng đầu.

Quả thực, từ phía cổng vào có thể thấy rõ những đường băng chuyền tải than dài hàng trăm mét nối từ kho đến lò đốt của nhà máy. Nhưng đáng chú ý là những băng tải này hoàn toàn được đóng kín, đảm bảo không vương vãi một hạt than, bụi than ra ngoài môi trường.

Hệ thống bể, kênh mương,… xử lý nước thải của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình đều được đầu tư, bố trí khá đầy đủ, quy củ. Theo các kỹ sư của Nhà máy, dự án Nhà máy được áp dụng quy chuẩn rất khắt khe, nhất là về nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Thông số và giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý không vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40-2011/BTNMT.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty được thiết kế để xử lý nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, làm mát, hệ thống lọc RO. Các thông số và giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý không vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT. Hệ thống nước thải làm mát và nước thải từ hệ thống lọc RO được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống giám sát tự động…

bao ve moi truong luon duoc dat len hang dau tai nhiet dien thai binh
Hệ thống xử lý nước thải của công ty đạt tiêu chuẩn quy định.

Ông Tạ Trung Kiên, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Thái Bình cho biết: Kể từ khi tổ máy đầu tiên của công ty phát điện hòa lưới thành công vào hệ thống điện quốc gia tháng 5/2017 đến nay, tất cả các thông số về bảo vệ môi trường đều rất tốt. Các chỉ tiêu về khí thải, chất thải, nước thải đều thấp hơn giới hạn theo quy định. Cụ thể, công ty đã đưa ra giải pháp công nghệ đối với cả 2 tổ máy phát điện sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa nhất hiện nay trong cả nước với công suất 300 MW. Các tổ máy được lắp đặt đầy đủ hệ thống lọc bụi. Khói, bụi thải được dẫn qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP để khử bụi, sau đó được dẫn qua hệ thống khử lưu huỳnh FGD để khử SO2 trước khi khói thải thoát ra ngoài bằng ống khói có chiều cao 215m, bảo đảm các thông số khói thải đáp ứng với quy chuẩn môi trường hiện nay.

Xử lý hết các chất thải rắn

Công ty Nhiệt điện Thái Bình đang quản lý, vận hành 2 tổ máy phát điện với tổng công suất 600 MW. Tất cả các tổ máy đều hoạt động trên dây chuyền công nghệ phát điện hiện đại hàng đầu thế giới nên giảm thiểu tối đa các khí thải độc hại NOx, SOx bảo đảm các thông số phát thải luôn đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình sử dụng lượng than rất lớn để phát hiện. Lượng than đầu vào (than cám 5) cần tới 1,3-1,5 triệu tấn. Và với mức tiêu thụ than như vậy, lượng tro xỉ than từ nhà máy cũng rất lớn, khoảng 90 ngàn tấn xỉ và 350.000 tấn tro/năm.

“Chúng tôi quan tâm đầu tiên là chọn được đơn vị xử lý chứ không nặng việc được giá bao nhiêu”, ông Tạ Trung Kiên, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Thái Bình cho biết.

Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tư Minh Phong bao tiêu toàn bộ lượng tro, xỉ, thạch cao. Về chất thải nguy hại, công ty đã đăng ký làm chủ nguồn thải chất thải nguy hại; theo đó, chất thải nguy hại được thu gom lưu giữ tại kho chứa riêng theo qui định và ký hợp đồng với đơn vị chuyên trách đưa đi xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, công ty còn thường xuyên tổ chức diễn tập theo các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu,… đã được phê duyệt. Hàng năm thực hiện quan trắc môi trường định kỳ 4 lần/năm, gồm: Quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung; quan trắc môi trường chất lượng nước thải; quan trắc môi trường chất lượng nước mặt; quan trắc môi trường chất lượng nước ngầm; quan trắc môi trường đất; quan trắc khí thải đầu ống khói. Các số liệu quan trắc được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nhờ hệ thống quan trắc khí thải online tự động.

Bên cạnh đó, Công ty Nhiệt điện Thái Bình trang bị màn hình điện tử cỡ lớn đặt tại cổng chính của nhà máy để công khai các thông số phát thải. Nhà máy có thiết kế hồ kiểm chứng nước thải sau xử lý ở vị trí thuận lợi cho người dân quan sát.

bao ve moi truong luon duoc dat len hang dau tai nhiet dien thai binh Nhóm sinh viên hành động vì môi trường sống: Gạch lát hè đường được làm từ nylon thải
bao ve moi truong luon duoc dat len hang dau tai nhiet dien thai binh 75 thí sinh tranh tài tại hội thi bảo vệ môi trường
bao ve moi truong luon duoc dat len hang dau tai nhiet dien thai binh HTX du lịch Gò Cỏ tham gia giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt
Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.
Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.
Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.