Thứ tư 29/03/2023 14:13
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028
PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN, CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƯỚC: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước còn nhiều khó khăn

Kỹ năng cán bộ công đoàn - ĐOÀN LÂM - TRƯỜNG SƠN

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã kết nạp 1.052.444 đoàn viên; nâng tổng số đoàn viên công đoàn cả nước lên hơn 11 triệu người tại gần 125 nghìn công đoàn cơ sở (CĐCS)[1]. Tuy nhiên, công tác phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực nhà nước ở một số nơi còn nhiều khó khăn.
Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước còn nhiều khó khăn
Công bố quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: CĐVCC

Nguồn phát triển phụ thuộc vào doanh nghiệp

Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII), đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam đó là: Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã nói chung và doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước nói riêng thì đối tượng để các cấp Công đoàn tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên là công nhân lao động, những người làm công hưởng lương ở đây. Như vậy, nguồn phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực Nhà nước phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của khu vực kinh tế này.

Điều đó cũng đồng nghĩa với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, những nơi đô thị lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt, đông công nhân lao động sẽ có nguồn lực lớn về đối tượng vận động gia nhập Công đoàn Việt Nam. Còn ở những nơi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, ít doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh vào đây thì nguồn để phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực Nhà nước rất hạn hẹp. Không ít công đoàn cấp huyện nhiều năm liền không thành lập được thêm CĐCS ở khu vực này do không có nguồn để phát triển.

Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước còn nhiều khó khăn

LĐLĐ thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ công bố quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV TM Tuấn Kim Quy. Ảnh: ĐVCC

Theo báo cáo tổng kết năm 2022 của LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, trong năm 2022, các cấp công đoàn thuộc đơn vị này đã kết nạp được 5.137 đoàn viên, (vượt 156% so với kế hoạch của Tổng LĐLĐ Việt Nam giao là 2.000 đoàn viên), thành lập mới 14 CĐCS, nhưng chỉ có 08 CĐCS có từ 25 đoàn viên trở lên. Trong đó, tính riêng Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát triển được 3.197 đoàn viên (chiếm hơn 62% của toàn tỉnh), thành lập 4 CĐCS (chiếm gần 30% của toàn tỉnh).

Hay theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng, năm 2022, căn cứ chỉ tiêu được Tổng LĐLĐ Việt Nam giao và chương trình thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, đơn vị này đã giao chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, quyết tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Tuy nhiên, do doanh nghiệp ở tỉnh này phát triển khá chậm, những doanh nghiệp lớn, có đông công nhân lao động đã thành lập CĐCS từ những năm trước, chỉ còn số doanh nghiệp nhỏ. Do vậy trong năm 2022, toàn tỉnh chỉ kết nạp mới 4.915 đoàn viên (đạt 81,7% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao), thành lập được 36 CĐCS, trong đó chỉ có 15 đơn vị có từ 25 đoàn viên trở lên; có CĐCS mới thành lập chỉ có vừa đủ 5 đoàn viên.

Còn tại LĐLĐ huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, đồng chí Hà Văn Kiên, Chủ tịch LĐLĐ huyện cho biết, năm 2022, đơn vị này chỉ thành lập mới 01 CĐCS doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước với 12 đoàn viên (đạt 50% kế hoạch LĐLĐ tỉnh giao), nâng tổng số CĐCS doanh nghiệp ở huyện này lên 11 đơn vị. Cũng theo đồng chí Hà Văn Kiên nguyên nhân chính dẫn đến đơn vị này chưa hoàn thành kế hoạch được giao là do ở địa phương này chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và “siêu nhỏ” hay với quy mô gia đình, hoạt động cầm chừng, rất ít người lao động nên không có nguồn để phát triển.

Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước còn nhiều khó khăn

Lễ công bố quyết định thành lập CĐCS Công ty TM&DL Thuận Hóa, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh ĐVCC

Nhân lực eo hẹp; doanh nghiệp và người lao động chưa mặn mà

Đồng chí Hoàng Kim Hà, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chia sẻ, cán bộ chuyên trách công đoàn cấp huyện hiện nay mỗi đơn vị chỉ có 2 đến 3 người, công việc thì ngày càng nhiều thêm. Bởi khi số đoàn viên, tổ chức CĐCS tăng lên thì quan hệ lao động phức tạp hơn, công việc cũng nhiều lên.

Cũng theo Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đông Hà, với số biên chế eo hẹp như vậy nhưng không chỉ làm riêng cho hoạt động Công đoàn mà còn tham gia nhiều nhiệm vụ chính trị ở địa phương nên nhân lực bị chi phối. Công tác khảo sát, tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước cũng vì thế mà chưa được đầu tư đúng mức, nên kết quả chưa xứng với tiềm năng.

Đơn cử như đồng chí chủ tịch LĐLĐ cấp huyện thường tham gia cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân và trên chục hội đồng, ban chỉ đạo khác của cấp huyện như: Hội đồng thi đua, khen thưởng; Hội đồng kỷ luật cán bộ công chức, viên chức; Hội đồng nâng lương; Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở; Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở…

“Từ năm 2022, công đoàn cấp huyện đảm nhận thêm việc theo dõi, chấm điểm và đề nghị công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, công việc của chúng tôi càng nhiều thêm, thời gian tập trung cho hoạt động công đoàn càng ít đi”, đồng chí Hoàng Kim Hà bày tỏ.

Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Thị Thu Nam thì cho biết, thực hiện chủ đề năm 2023 “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS”, đơn vị này đã sớm xây dựng kế hoạch khảo sát, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ngoài khu vực Nhà nước; xác định đối tượng cụ thể, phân công cán bộ công đoàn chuyên trách phụ trách từng địa bàn, bám sát từng “địa chỉ” để vận động phát triển đoàn viên, CĐCS. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động chào mừng đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Vẫn theo Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù đã được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhưng để thành lập được CĐCS trong doanh nghiệp cũng phải mất rất nhiều thời gian, công sức. Từ việc gặp gỡ, trao đổi với chủ doanh nghiệp để có sự đồng thuận về chủ trương đến việc tổ chức tuyên truyền để người lao động gia nhập Công đoàn; thành lập ban vận động và lựa chọn, giới thiệu nhân sự ban chấp hành CĐCS…đến ngày công bố quyết định thành lập CĐCS thì trước đó cán bộ công đoàn cấp trên phải đến doanh nghiệp rất nhiều lần.

Cùng với đó, không phải ở đâu cũng thuận lợi, không ít chủ doanh nghiệp chưa đồng thuận ngay với việc thành lập CĐCS tại đơn vị mình; có trường hợp cán bộ công đoàn cấp trên phải hẹn nhiều lần mới gặp được chủ doanh nghiệp hay người sử dụng lao động không tạo điều kiện để cán bộ công đoàn được tiếp cận, tuyên truyền, vận động công nhân lao động vào Công đoàn. Cũng có trường hợp chủ doanh nghiệp cho rằng việc thành lập CĐCS là để hợp thức hóa, đối phó với pháp luật, hay can thiệp quá sâu vào việc giới thiệu, lựa chọn cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp.

Còn đối với người lao động, vẫn còn một bộ phận băn khoăn, chưa “mặm mà” với việc gia nhập Công đoàn vì nhiều lý do khác nhau như: lo ngại khi vào Công đoàn sẽ phải đóng đoàn phí; phải tham gia sinh hoạt; hay lo lắng sẽ bị áp lực từ phía người sử dụng lao động…

Đồng chí Lê Thị Thu Nam nhận định: “Trong thời gian tới, khi các tổ chức của người lao động được phép thành lập tại doanh nghiệp thì việc phát triển đoàn viên, CĐCS trong doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn, bởi có sự cạnh tranh, phân chia nguồn để vận động công nhân lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam. Vì vậy cán bộ công đoàn càng phải sâu sát cơ sở hơn, tìm ra những cách làm mới sáng tạo để vượt qua những khó khăn, thách thức này”.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài cuối: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó

“Khó ở đâu, gỡ ở đó” là phương châm được đồng thuận cao khi trao đổi với cán bộ công đoàn, phân tích, đánh giá từ thực tiễn công tác phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở (CĐCS) ngoài khu vực nhà nước ở một số địa phương trong thời gian qua và những thách thức trong thời gian tới.

Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), việc xuất hiện tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng đồng chí Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam về những thách thức đối với Công đoàn cơ sở (CĐCS) ở DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bài 4: LĐLĐ TP Đà Lạt nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn ngoài khu vực nhà nước

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 4: LĐLĐ TP Đà Lạt nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn ngoài khu vực nhà nước

Là địa phương không có khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp lớn, song thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Lạt, tỉnh lâm Đồng luôn nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở (CĐCS) ngoài khu vực nhà nước.

2 đặc quyền cho lao động nữ làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

2 đặc quyền cho lao động nữ làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sẽ được hưởng các đặc quyền trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ.
Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, từ ngày 3/1 đến hết 15/3/2023, cơ quan này đã nhận được 8,36 triệu lượt đóng góp ý kiến của Nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Có ý kiến rất tâm huyết, dài hàng chục trang về tất cả nội dung...
9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết

9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết

Dưới đây là 9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết.
"Sự ủng hộ của người lao động là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

"Sự ủng hộ của người lao động là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Đón xem Talk Công đoàn: "Sự ủng hộ của NLĐ là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

Đón xem Talk Công đoàn: "Sự ủng hộ của NLĐ là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

Đón xem Chương trình Talk Công đoàn phát sóng vào lúc 20h, ngày 25/03, trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn. Chương trình sẽ gặp gỡ và trò chuyện với đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam.

Đọc thêm

Bài 1: Khi phát triển đoàn viên trong DN không còn là “độc quyền” của Công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 1: Khi phát triển đoàn viên trong DN không còn là “độc quyền” của Công đoàn

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp không còn là "độc quyền" của Công đoàn nên đây sẽ là nhiệm vụ “sống còn” của tổ chức Công đoàn.

Nền móng, hoạt động, sức mạnh của công đoàn là từ cơ sở

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nền móng, hoạt động, sức mạnh của công đoàn là từ cơ sở

Sáng 10/2, tại TP.HCM, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề lấy ý kiến ban hành quy chế xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong các cấp công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong các cấp công đoàn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn chú trọng triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập

Trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập với việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), cán bộ công đoàn (CBCĐ) cần thay đổi để thích ứng với vai trò của mình trong một môi trường có thể xuất hiện các tổ chức đại diện NLĐ khác và cạnh tranh đoàn viên với Công đoàn Việt Nam. Vậy, CBCĐ cần được đào tạo như thế nào và đâu là hướng thay đổi đúng?

Công đoàn với văn hóa thương lượng trong quan hệ lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Công đoàn với văn hóa thương lượng trong quan hệ lao động

Văn hóa của một chủ thể luôn gắn liền với những giá trị cốt lõi và sứ mệnh của chủ thể đó. Văn hóa riêng của một chủ thể không chỉ mang tính nhận diện hình ảnh mà nó còn có thể được ví như một mã gen của chủ thể, tạo nên sức mạnh và sự trường tồn của chủ thể đó.

Nhân sự đang làm công tác quản lý tại doanh nghiệp có nên làm cán bộ công đoàn cơ sở?

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nhân sự đang làm công tác quản lý tại doanh nghiệp có nên làm cán bộ công đoàn cơ sở?

Vấn đề nhân sự đang giữ cương vị quản lý ở doanh nghiệp (cụ thể hơn là doanh nghiệp khu vực tư nhân) có thể làm cán bộ công đoàn hay không? nên hay không nên? cho tới nay vẫn chia thành 2 luồng ý kiến.

Bài 2: Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 2: Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Nghị quyết 02-NQ/TW đề ra nhiệm vụ, giải pháp về “xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”; “bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết người lao động”.

Bài 1: Đặc thù về tổ chức, hoạt động của Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 1: Đặc thù về tổ chức, hoạt động của Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam

Vị trí của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam được xác lập qua quá trình hình thành và phát triển hơn 90 năm qua. Công đoàn có vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, có nhiều đặc điểm khác biệt với các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Tập huấn nâng cao năng lực công tác truyền thông cho cán bộ công đoàn năm 2022

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Tập huấn nâng cao năng lực công tác truyền thông cho cán bộ công đoàn năm 2022

Ngày 11/11/2022, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức chương trình "Tập huấn nâng cao năng lực công tác truyền thông cho cán bộ công đoàn năm 2022" cho cán bộ tuyên giáo các cấp công đoàn tỉnh.