Tháng Bảy đong đầy…
Kinh tế - Xã hội - 02/08/2022 07:53 XUÂN DŨNG
Các đoàn cựu chiến binh trên khắp cả nước đổ về Thành cổ Quảng Trị để dâng hoa, dâng hương nhân Kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị (13/7/1972-13/7/2022) và 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022). Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Những tìm tòi, suy nghiệm
Từ xa xưa, nước Việt luôn phải gồng mình để chống lại nhiều đại quân xâm lược, phải đổ rất nhiều xương máu, công sức để giữ gìn bờ cõi và dựng xây đất nước. Nhưng thật lạ lùng là chỉ ở Quảng Trị mới có hai câu ca dao riêng biệt, thật sự thấm thía nỗi đau chinh chiến: "Mạ thương con ra ngồi cầu Ái Tử/Vợ trông chồng lên đứng núi Vọng Phu".
Trong kháng chiến chống Pháp, chính nhà báo, nhà sử học người Pháp Béc-na Phôn đã gọi quốc lộ 1A từ Quảng Trị vào Huế là "Con đường không vui", về sau trong kháng chiến chống Mỹ, đối phương có người cũng định danh đoạn đường này là "Đại lộ kinh hoàng". Sau khi giặc Pháp về làng Mai Xá, xã Gio Mai tàn sát du kích, dã man chặt đầu thị uy thì nhạc sĩ Phạm Duy đã có ngay tượng đài âm nhạc bi tráng: "Bà mẹ Gio Linh", như một khúc tưởng niệm bi thiết và thành kính bằng âm thanh trước những nghĩa sỹ hy sinh lẫm liệt vị quốc vong thân. Còn nhà văn Chu Lai, một cựu đặc công thời kháng Mỹ về sau trở thành cây bút sáng tác chuyên nghiệp đã nói với cố nhà văn Xuân Đức rằng, Quảng Trị là "Xứ sở trận mạc".
Và ngay cả nhà thơ Thu Bồn quê Quảng Nam khi có dịp về Quảng Trị sau ngày thống nhất thì ông không làm thơ mà bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết khá hoành tráng trong một thời gian ngắn đáng kinh ngạc, đó là hai tập "Dưới đám mây màu cánh vạc" mà nhân vật chính là nguyên mẫu anh hùng liệt sĩ Trần Thị Tâm quê ở làng Mỹ Thủy, Hải An, Hải Lăng. Cuốn truyện lúc mới xuất bản đã được dư luận chú ý và được dịch sang tiếng Nga cho độc giả Xô Viết... Thiết nghĩ gom lại những thông tin trên thì dường như đó không phải là một sự ngẫu nhiên tình cờ rồi gặp nhau ở một sự đồng điệu đã trở thành tâm điểm cảm xúc khi nghĩ về Quảng Trị, như vận vào mảnh đất đã phải trải qua vô vàn đau thương, mất mát.
Lịch sử thường có những khúc quanh bất ngờ, những lối rẽ ngoạn mục và để ngỏ những tìm tòi, suy nghiệm nhân tình nếu hậu thế chẳng dửng dưng trước những sự kiện, nhân vật đã thành quá vãng. Chẳng hạn ở Quảng Trị, Sài Gòn trước đây và sau này là thành phố Hồ Chí Minh thì thông tin một con người, hai tên đường gây nhiều ngạc nhiên thú vị: Bí thư Quảng Trị Hồ Xuân Lưu và Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn Trần Quốc Thảo chỉ là một người mà tên thật là Hồ Xuân Lưu. Nhưng chưa hết, đồng chí Hồ Xuân Lưu có thời gian là Phó Tổng thư ký Công đoàn Việt Nam, chủ nhiệm Báo Lao Động, cơ quan của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Hồ Xuân Lưu là em ruột của nhà cách mạng Hồ Chơn Nhơn quê gốc Triệu Phong, định cư Cam Lộ. Nhà cách mạng Hồ Chơn Nhơn bị giặc Pháp giam cầm ở nhà đày Buôn Ma Thuộc và hy sinh tại đó năm 1937. Hai mươi năm sau, nhà cách mạng Hồ Xuân Lưu cũng hy sinh tại Sài Gòn, cả hai người đều tận hiến đời mình cho Tổ quốc và Nhân dân.
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các cán bộ đang làm nhiệm vụ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và trao phần quà cho Ban Quản lý nghĩa trang. Ảnh: Trường Sơn. |
Để có được một nước non toàn vẹn
Có nhiều bài thơ, bài hát viết về những nỗi đau thương, mất mát gắn liền với Quảng Trị xúc động lòng người. Riêng với tôi, có lẽ bài thơ "Khát vọng Trường Sơn" của nhà thơ áo lính Nguyễn Hữu Quý đạt giải Nhì (không có giải Nhất) của cuộc thi thơ Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1996 là một tác phẩm độc đáo. Ý tưởng xuyên suốt bài thơ là mười ngàn liệt sĩ Nghĩa trang Trường Sơn được thể hiện một cách đắc địa và ấn tượng.
Nhưng sự hy sinh và cả nỗi đau, cả niềm ngưỡng vọng không chỉ là ngần ấy, dù bản thân những điều vừa nói cũng đủ cho một tượng đài bất hủ. Để có được một nước non toàn vẹn còn vô vàn nỗi đau và khát vọng không chỉ nằm lại ở nghĩa trang:
“Mười nghìn tấm bia, còn mười nghìn nữa
Mười nghìn đồng đội nằm rải Trường Sơn
Mười nghìn hài cốt chưa về khói hương
Mười nghìn đơn côi nằm trong cõi vắng
Mười nghìn cô quạnh lang thang cõi rừng…”
Còn bài hát "Cỏ non Thành Cổ" của nhạc sĩ Tân Huyền như chạm đến sâu thẳm cõi lòng những sợi dây rung cảm tinh tế nhất và cũng nhân văn nhất, mỗi khi nhớ đến những nghĩa sĩ vị quốc vong thân. Bài hát nhẹ nhàng mà thấm thía, thảng thốt như một lời nhắc nhở sâu xa: "Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ, thắp một nén hương viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình, với người hy sinh trên mảnh đất quê mình..."
Nhưng liệt sĩ không chỉ là những người hy sinh trong chiến tranh. Tôi nhớ có lần trò chuyện với cố Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Đức Hoan. Ông tâm sự rằng mình từng là chỉ huy trưởng công trường đại thủy nông Nam Thạch Hãn mà dân gian thường gọi tắt là Đập Trấm có chứng kiến những anh chị đã dũng cảm hy sinh vì công trình thủy lợi, nhưng vì nhiều lý do chưa hoặc không được công nhận là liệt sĩ vì không đủ thủ tục theo quy định hiện hành. Ông tâm sự: "Hồi đó anh em từ cán bộ đến thanh niên xung phong làm các công trình thủy lợi 202, ai cũng nỗ lực hết sức mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không nặng về chuyện khen thưởng. Rồi công việc cứ cuốn đi, nên sau này khi làm chế độ cho những người hy sinh cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì thủ tục".
Đó cũng là nỗi trăn trở của một cán bộ cao cấp cho đến cuối đời. Mới đây anh Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh Quảng Trị có bày tỏ nỗi lòng của anh và cũng của bao người: "Theo tôi nên có một tấm bia tưởng niệm liệt sĩ đã hy sinh ở công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn và đặt ở nơi đây. Một tấm bia giản dị thôi nhưng là ý nghĩa để người sống hôm nay luôn nhớ về những tấm gương đã xả thân vì sự no ấm của quê nhà. Anh là nhà báo nên xem ý kiến này có thể thông tin rộng rãi để nhiều người chia sẻ". Tôi trân trọng ghi nhận một tâm nguyện chính đáng và những mong sớm được viên thành.
Đoàn công tác của UBND huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đến dâng hoa, dâng hương tại Thành Cổ Quảng Trị. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Và tôi cũng thiết nghĩ hết thảy những ai xả thân vì quê hương đất nước cần được chính quyền và người dân ghi tạc bằng tất cả tấm lòng, bằng những gì sâu thẳm nhất của một con người.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Dịp tháng Bảy tôi đã cùng nhà báo Trần Duy Phương, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, theo chân các cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị đi khảo sát để trao tiền của nhà tài trợ cho hai gia đình chính sách có thân nhân là thương binh, liệt sĩ ở Triệu Phong và Hải Lăng, ở không xa Thành Cổ Quảng Trị, mỗi địa chỉ được hỗ trợ 80 triệu đồng. Và không chỉ có thế. Công đoàn Viên chức Việt Nam, Công đoàn Thông tấn xã Việt Nam đã trao cho Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị hơn 1 tỷ đồng để xây dựng Nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở trên địa bàn. Đạo lý "Lá lành đùm lá rách" ngày càng lan tỏa. Cách đây ít ngày, nhà giáo, tiến sĩ Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, xúc động khi cho hay: Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Công đoàn Giáo dục Quảng Trị và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị khởi công tôn tạo Khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ là nhà giáo ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, và còn quá nhiều điều đáng nói và đáng nhớ trong hành trình tâm nguyện tri ân…
Một cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị trở về thắp hương cho đồng đội đã hi sinh, ngẫm về năm xưa. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Đạo lý truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã lại lên xanh ngay trên miền quê từng thắm máu đào của lớp lớp anh hùng, nghĩa sĩ đã nằm lại chốn vĩnh hằng vì khát vọng cao cả: độc lập, tự do, công bằng và hạnh phúc.
Một tháng Bảy với quá nhiều cảm xúc đong đầy.
"Lụt tháng Ba, cháy nhà tháng Bảy" Trong ba ngày 31/3 đến ngày 2/4 gần như cả miền Trung đều có mưa to, gió lớn do ảnh hưởng không khí lạnh và ... |
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam tri ân các thương binh, liệt sĩ Trong ngày 20/7, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Phan Văn Anh làm Trưởng đoàn đã đến ... |
Ký ức chiến tranh và khát vọng hoà bình Hôm nay là ngày 27/7, kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ và dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 08:00
Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024
Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?