Sửa Luật Đất đai để tạo hướng đột phá tích cực
Kinh tế - Chính sách - 31/08/2022 18:47 PHẠM XUÂN DŨNG
![]() |
Bị cáo Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và các bị cáo khác đã bị đã bị Tòa án tuyên phạt với hai nhóm tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Tham ô tài sản", gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng. Ảnh: TTXVN |
Các bị cáo gồm Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và những can phạm khác, trong đó cựu Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh được Hội đồng xét xử xác định là "gây nguy hiểm cho xã hội".
Cũng theo Tòa án, các bị cáo phạm tội với động cơ vụ lợi. Không ai có chức quyền biết mình làm sai, bút phê vào các văn bản gây thiệt hại cho Nhà nước và Nhân dân mà vẫn ký bừa nếu không có ý đồ bất chính và phạm pháp. Điều này bản án đã xác định và đã tuyên phạt Trần Văn Nam 7 năm tù giam, còn các bị cáo khác cũng với mức án tương ứng.
Đây không phải là vụ án đặc biệt liên quan đến đất đai đầu tiên và có lẽ không phải là vụ án cuối cùng về đất đai, trước đó các vụ án tương tự, trong đó có địa bàn Khánh Hòa cũng khiến dư luận sục sôi, với các bị cáo là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Rõ ràng việc quản lý đất đai đang có nhiều vấn đề cần được gấp rút quan tâm điều chỉnh, bắt đầu từ việc cần sửa đổi Luật Đất đai và xem xét các công cụ thực hiện để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Đã có nhiều ý kiến của những người am hiểu khi đề cập đến vấn đề hết sức quan trọng, thiết thực và nhạy cảm này. Xin dẫn ra một vài ý kiến để mọi người tham khảo.
Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội thì một khi một số vị trí chủ chốt bộ máy công quyền của địa phương có quyền quyết định về đất đai cũng như giá trị về đất đai thì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân rất dễ phát sinh. Theo đó, thì lúc này chỉ dựa vào đạo đức cá nhân để điều chỉnh hành vi, cho nên sai phạm vì vậy rất dễ xảy ra.
Ông lý giải: "Tham nhũng liên quan đến thực hiện chính sách pháp luật về đất đai có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là năng lực, trình độ của cán bộ lãnh đạo các cấp ở chỗ nhận thức tính đúng đắn về chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai không đến nơi đến chốn, cộng với phẩm chất yếu kém, cố ý làm sai, sa vào vòng lao lý. Sự mâu thuẫn chồng chéo trong quy định của pháp luật cũng là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng không đúng, thậm chí là kẽ hở để cho những kẻ nắm giữ quyền lực tham nhũng”.
Còn GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đưa ra những mâu thuẫn trong các bộ luật liên quan đến đất đai cũng như bất cập trong định giá đất và những nguyên nhân khác đã làm biến dạng chính sách đất đai khi áp dụng vào thực tế, từ đó đề xuất: “Cần phải tách ra hai hệ thống, hệ thống quyết định về đất đai do địa phương nắm; còn hệ thống quản lý đất đai phải do Trung ương tập trung nắm. Tài chính đất đai do Bộ Tài chính nắm; quy hoạch sử dụng đất do Bộ Kế hoạch - Đầu tư nắm; còn Bộ Tài nguyên - Môi trường chỉ nắm về hành chính đất đai. Tức là, hệ thống đăng ký phải do các đơn vị của Trung ương quản; còn quyết định về đất đai, giao cho ai làm gì là quyền của địa phương, đại diện cho sở hữu toàn dân”.
Đương nhiên vẫn còn nhiều ý kiến đóng góp vào Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung. Quốc hội và Chính phủ đang lắng nghe dư luận với tinh thần cầu thị, quyết tâm cải cách Luật Đất đai để phòng ngừa tốt hơn tham nhũng, tiêu cực, mong muốn tăng cường ổn định xã hội, phát huy tốt nguồn lực đất đai, tạo bước đột phá trong đời sống kinh tế và các lĩnh vực khác của quốc gia.
Đã có rất nhiều ý kiến đưa ra cần điều chỉnh, bổ sung và từng bước hoàn thiện Luật Đất đai đang được Quốc hội xem xét, để luật này trở thành "cây gậy" pháp lý hữu hiệu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Và một yêu cầu được đặt ra là luật phải dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ giám sát và cần mở ra cơ chế phản biện, phản hồi cùng với chế tài xử lý rõ ràng, có thời hạn cụ thể, đặc biệt vẫn cần nhắc lại là quan tâm đến trách nhiệm của cá nhân liên quan.
Người dân đang chờ đợi và kỳ vọng vào một đổi thay quan trọng liên quan đến đất đai trong thời gian tới.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Luật Đất đai 2013 mặc dù đã có bước tiến khá lớn so với văn bản pháp quy trong lĩnh vực này trước đó nhưng ... |
![]() Tiếp xúc với cử tri Đà Nẵng sáng nay 13/5, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng “Gọi là tham nhũng vặt ... |
![]() Ngày 18/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình có quyết định kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh này. Một ... |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 09/04/2025 15:12
Đã đến lúc phải nhìn lại AI
Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.

Cà phê tối - 07/04/2025 19:00
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người
Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.

Cà phê tối - 05/04/2025 16:52
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Cà phê tối - 05/04/2025 10:51
Sự lặp lại thú vị của lịch sử
50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”

Cà phê tối - 02/04/2025 18:20
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.

Cà phê tối - 31/03/2025 14:38
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Công đoàn - điểm tựa vững chắc cho người lao động trong biến động thị trường lao động
- Luật Công đoàn 2024: Để luật “thấm sâu” vào đời sống người lao động
- Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới
- Đề xuất lương công chức theo khối tư nhân để tránh tiêu cực, tham nhũng
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn trong Luật Công đoàn 2024