Những quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động
Sổ tay pháp luật - 06/08/2023 15:03 TRẦN LƯU
Đầu tiên là mức hưởng tai nạn lao động (TNLĐ) từ quỹ bảo hiểm TNLĐ. Trong trường hợp người lao động bị TNLĐ, mức hưởng từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ được quy định như sau:
Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Nếu suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó, cứ suy giảm thêm 1% hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, còn hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống tính bằng 0,5 tháng. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN). Trường hợp bị TNLĐ ngay tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn, sau đó, trở lại làm việc, tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương tháng đó.
Bên cạnh đó, người lao động sẽ nhận trợ cấp hằng tháng trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Mức trợ cấp hằng tháng quy định như sau:
- Suy giảm 31% khả năng lao động được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
- Ngoài mức trợ cấp theo quy định, hằng tháng được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc BNN. Trường hợp bị TNLĐ ngay tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc thời gian tham gia gián đoạn, sau đó, trở lại làm việc, tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương tháng đó.
Nếu không may bị tai nạn lao động, người lao động nên nắm các quyền lợi mà mình được hưởng. Ảnh minh họa (baohiemxahoidientu.vn) |
Ngoài ra, người bị TNLĐ còn được hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; Trợ cấp phục vụ; Trợ cấp khi người lao động chết do TNLĐ; Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật; Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ; Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN…
Ngoài ra, theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ được quy định như sau: Thanh toán chi phí y tế, viện phí; Tiền lương trong thời gian bị TNLĐ. Đặc biệt là bồi thường cho người bị TNLĐ như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ, BNN.
Trong trường hợp người bị TNLĐ mà lỗi do chính người lao động gây ra thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại mục 1.3, Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động phải giới thiệu để người lao động bị TNLĐ được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.
Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023, mức trợ cấp một lần tính ... |
Khi nào được coi là tai nạn lao động và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì? Khi nào tai nạn được coi là tai nạn lao động (TNLĐ)? Người lao động (NLĐ) khi bị TNLĐ cần chuẩn bị hồ sơ gồm ... |
Trường hợp người lao động từ chối làm việc vẫn được trả đủ tiền lương Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được Quốc hội ban hành năm 2015 quy định rõ quyền và nghĩa vụ về ATVSLĐ của ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh