Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng

Sổ tay pháp luật - NGUYỄN LUẬN

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023, mức trợ cấp một lần tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1/7/2023 trở đi sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động. Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900 nghìn đồng.
Mức đóng bảo hiểm mới nhất từ 1/7/2023 Chủ tịch Quốc hội: Xem xét thụ lý và đưa ra xét xử một số vụ trốn đóng bảo hiểm xã hội Bài 6: Mỗi người dân cần nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động, tiền lương, BHXH

Thay đổi mức trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1/7/2023

Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng?
Đồ họa: NGUYỄN LUẬN.

Vừa qua, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra đối thoại trực tuyến với chủ đề: "Những thay đổi về mức đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 1/7/2023".

Tại chương trình, đại diện BHXH TP. Đà Nẵng cho biết, theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được nhận trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp này được bao gồm cả trợ cấp tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH. Trong đó, mức trợ cấp tính theo mức độ suy giảm lao động được xác định như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

"Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023, mức trợ cấp một lần tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1/7/2023 trở đi sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động. Sau đó, cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900 nghìn đồng", đại diện BHXH TP. Đà Nẵng tư vấn.

Cũng theo đại diện BHXH TP. Đà Nẵng, từ ngày 1/7/2023 với mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2023, lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật sẽ là 540 nghìn đồng/ngày.

Mức đóng tăng thì quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT cũng được tăng lên

Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng?
Đồ họa: NGUYỄN LUẬN.

Ông Trần Anh Huy - Phó Trưởng phòng Quản lý thu Sổ - Thẻ, BHXH TP. Đà Nẵng tư vấn, thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, kể từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) là 1,8 triệu đồng/tháng. Đối tượng áp dụng, gồm:

- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019).

- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019).

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019).

- Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ).

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Theo ông Trần Anh Huy, nếu mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTNLĐ-BNN cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTNLĐ-BNN bằng 20 tháng lương cơ sở (36 triệu đồng/tháng).

Ông Nguyễn Văn Tiết - Phó Giám đốc BHXH TP. Đà Nẵng cho biết, từ ngày 1/72023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. Mức lương cơ sở tăng sẽ tác động đến mức đóng, hưởng đối với người gia BHXH, BHYT. Khi mức đóng tăng thì quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT cũng được tăng lên.

"Tôi muốn nhắn nhủ đến người dân, người lao động, doanh nghiệp hãy tham gia BHXH, BHYT để được tiếp cận, thụ hưởng các chế độ theo quy định như được hưởng lương hưu, được khám chữa bệnh BHYT. Bởi đây là chính sách của Đảng và Nhà nước ta, được Nhà nước bảo hộ, vì mục đích an sinh xã hội, vì chính cuộc sống của người tham gia nhằm đảm bảo an sinh xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 09/2/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025. Chính vì vậy, hãy tham gia BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội, vì hạnh phúc muôn nhà”, Phó Giám đốc BHXH TP. Đà Nẵng gửi thông điệp.

Không bảo hiểm, tương lai rồi sẽ ra sao? Không bảo hiểm, tương lai rồi sẽ ra sao?

Hiện cả nước có gần 18 triệu lao động phi chính thức, trong đó chỉ 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, 1,9% ...

Bài 7: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH: Một số lao động đã nhận 1 tháng lương Bài 7: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH: Một số lao động đã nhận 1 tháng lương

Sáng 15/6, trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, các tài xế lái xe buýt Đà Nẵng cho biết, một ...

Bài 8: Lãnh đạo TP. Đà Nẵng chỉ đạo giải quyết kiến nghị của Tạp chí Lao động và Công đoàn Bài 8: Lãnh đạo TP. Đà Nẵng chỉ đạo giải quyết kiến nghị của Tạp chí Lao động và Công đoàn

Đồng chí Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Sổ tay pháp luật -

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Sổ tay pháp luật -

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Sổ tay pháp luật -

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định 7 hành vi bị cấm.

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp...

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Pháp luật lao động -

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống và trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng được quy định khác nhau.

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Pháp luật lao động -

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Theo Điều 93 Bộ luật Lao động quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Pháp luật lao động -

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động theo Điều 97 Bộ luật Lao động.

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Pháp luật lao động -

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Nội dung thử việc được quy định từ Điều 24 đến Điều 27 Bộ luật Lao động.