Khi nào được coi là tai nạn lao động và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì?
Sổ tay pháp luật - 04/08/2023 16:52 NGUYỄN LUẬN
Người lao động làm việc. Ảnh minh họa: NGUYỄN LUẬN. |
Hiểu đúng tai nạn được coi là TNLĐ
Điều 12, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động nêu rõ:
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Tai nạn được coi là TNLĐ là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi NLĐ đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
TNLĐ được phân loại như sau: TNLĐ chết người; TNLĐ nặng; TNLĐ nhẹ.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ)
Tại khoản 1, 2 và 3 của Điều 38, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
Cụ thể, thứ nhất, kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp.
Thứ hai, thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia bảo hiểm y tế.
- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế.
Thứ ba, trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ
Tại Điều 57, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy định hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tại khoản 2, Điều 104 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn ... |
Từ 1/7/2023, mức trợ cấp một lần khi bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023, mức trợ cấp một lần tính ... |
Hải Dương: Công ty Hợp Sáng Technology chậm trễ phối hợp điều tra TNLĐ Mặc dù Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương yêu cầu Công ty TNHH Hợp Sáng Technology tổ chức điều ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng